Chuyên gia cảnh báo cứ 2 người sẽ có 1 người cận thị vào năm 2050: Tuổi nào dễ mắc?

Ngọc Minh |

TS.BS Vũ Anh Tuấn chia sẻ, ông cảm thấy rất buồn lòng vì tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ tại Việt Nam ngày một tăng. Hiện nay, tật khúc xạ còn gặp cả ở trẻ dưới 6 tuổi.

Tương lai thế giới sẽ có 5 tỷ người cận thị

Theo TS.BS Vũ Anh Tuấn – Giảng viên Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, qua quá trình khám chữa bệnh bác sĩ nhận thấy tỷ lệ tật khúc xạ, trong đó chủ yếu là cận thị ở trẻ nhỏ tăng.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,4 tỷ người bị cận thị chiếm khoảng 20% dân số trên tòa cầu. Số người mắc cận thị trên toàn cần dự kiến đến năm 2030 lên tới khoảng 3 tỷ người.

Trong báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện thị giác Brien Holden (BHVI), dự kiến đến năm 2050 có khoảng 5 tỷ người mắc cận thị, chiếm 50% số. Như vậy cứ 2 người thì có 1 người cận thị.

"Tại Việt Nam tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ ở trẻ học cấp 3 trong khoảng 50-55%, tùy theo con số điều tra của các địa phương khác nhau" bác sĩ Tuấn nói.

Trong đó phần lớn trẻ mắc tật khúc xạ đều ở độ tuổi từ 0-17 tuổi. Lý giả về vấn đề này bác sĩ Tuấn cho hay, trẻ nhỏ ở giai đoạn sơ sinh thị lực thường rất kém chưa phân biệt được sáng - tối, trẻ chỉ thấy lóa khi có ánh sáng.

Trẻ phải trái qua quá trình tập luyện và phát triển mới đặt được thị giác tốt nhất. Vì vậy, tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển thị giác sẽ làm cho trẻ dễ mắc các tật khúc xạ, giảm thị lực của trẻ.

Trong 6 năm đầu đời là quá trình phát triển thị giác rất quan trọng đối với trẻ. 6 năm đầu đời thị giác của trẻ sẽ phát triển gần như người lớn. Do vậy, nếu trẻ gặp vấn đề về thị giác trong 6 năm đầu đời nếu không được phát hiện và điều trị sớm hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Chuyên gia cảnh báo cứ 2 người sẽ có 1 người cận thị vào năm 2050: Tuổi nào dễ mắc? - Ảnh 1.

Trẻ dễ bị cận thị giai đoạ từ 1-17 tuổi.

"Tật khúc xạ là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hiện nay. Trẻ mắc tật khúc xạ không được phát hiện và điều trị sẽ gây ra nhược thị. Khi trẻ bị nhược thị mắt trẻ sẽ không nhìn thấy (mắt không làm việc).

Điều trị tật khúc xạ cần phải bắt đầu từ sớm khi độ thấp và đặc biệt trẻ không có nhược thị. Nếu trẻ có nhược thị nếu dưới 6 tuổi khả năng có thể điều trị được. Còn trẻ trên 6 tuổi việc điều trị nhược thị rất hạn chế. Trẻ trên 10 tuổi nhược thị sẽ là vĩnh viễn và không hồi phục được", bác sĩ Tuấn khuyến cáo.

Người có độ cận thị cao (trên 6 Diop) có thể gặp những biến chứng nguy hiểm về đáy mắt, luôn rình rập khiến người cận thị cao có nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn.

Nguyên nhân do khi bị cận thị nặng, nhãn cầu mắt to ra sẽ kéo giãn các thành phần quang học đi kèm gây thiếu hụt cung cấp máu, khiến tình trạng đục thủy tinh thể, glôcôm đến sớm.

Khi võng mạc bị kéo mỏng đi sẽ gây ra hàng loạt các biến đổi và bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa võng mạc, bong rách võng mạc…

Thủ phạm làm suy giảm thị lực

Theo bác sĩ Tuấn, trẻ nhỏ ngày nay bị cận thị nhiều hơn là do khối lượng học tập quá lớn, quá sức làm việc của con mắt. Cộng thêm những thói quen sinh hoạt sử dụng máy tính bảng, máy điện thoại khiến cho con mắt nhanh chóng tiến tới cận thị. Khi đã cận thị thì tiến triển tăng độ rất nhanh.

"Sử dụng các thiết bị thông minh trẻ phải nhìn gần. Do chức năng nhìn gần mắt sẽ phải điều tiết rất là nhiều. Điều này khiến cho thủy tinh thể tăng công suất. Lúc đầu việc tăng công suất này chỉ là tạm thời về sau nó sẽ trở lên ổn định dẫn tới cận thị", bác sĩ Tuấn nói.

Nguyên nhân thứ hai, khiến trẻ nhỏ hiện nay có tỷ lệ cận thị tăng có liên quan tới điều kiện vệ sinh học đường chưa tốt như: ánh sáng chưa đủ, kích thước bàn chưa phù hợp với lứa tuổi… Khiến cho trẻ tăng nguy cơ bị mắc cận thị.

Để phát hiện ra trẻ bị cận thị sớm bác sĩ Tuấn lưu ý cha mẹ cần chú ý tới những điều sau

1. Trẻ có thị lực kém khi xem bất cứ thứ gì, vật gì trẻ cũng sẽ phải đưa mắt sát vào mắt hoặc ngồi sát vào ti vi

2. Trẻ hay có động tác nheo mắt

3. Trẻ hay dụi mắt, chảy nước mắt

4. Trẻ học khó khăn do không nhìn rõ chữ

Khi trẻ có một trong những biểu hiện trên cần phải đi khám sớm để tránh làm suy giảm thị lực.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại