Chuyên gia: ATGM bắn từ nòng pháo tăng Nga "im hơi lặng tiếng" trên chiến trường - Vì sao?

Hoài Giang |

Mới đây Topwar đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia Eduard Perov về hiệu quả của ATGM phóng từ nòng pháo xe tăng Liên Xô/Nga trong thực chiến. Chúng tôi xin lược dịch bài viết.

MBT T-64BV của lực lượng Nga khai hỏa vào một xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-1 Ukraine ở Donbass.

MBT T-64BV của lực lượng Nga khai hỏa vào một xe chiến đấu bộ binh (IFV) BMP-1 Ukraine ở Donbass.

ATGM phóng từ nòng pháo tăng Nga thực chiến thế nào?

Sau khi Liên Xô tan rã, Quân đội Nga được thừa hưởng một số lượng lớn xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-64, T-72 và T-80 và vẫn tiếp tục phục vụ.

Một số lượng lớn MBT nói trên được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) phóng qua nòng pháo chính 125 mm - về lý thuyết, vũ khí loại này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách lớn, trên 4 km.

Cụ thể T-64B/BV và T-80B/BV đã nhận được ATGM dẫn đường bằng vô tuyến 9K112 Kobra còn với T-72B và T-80U lần lượt là 9M119 Svir và 9M119M Refleks - cả 2 đều được dẫn đường bằng laser.

9M119M Refleks sau đó được chuyển sang các loại xe tăng mới sản xuất hoặc biến thể nâng cấp - cụ thể là T-90, T-72B3 và T-80BVM.

Ngoài T-64/72/80 và T-90 - T-55 và T-62M (T-62 Obr.1983) của Liên Xô/Nga cũng có thể phóng được các ATGM 9M117 Bastion và 9K118 Sheksna từ pháo 100 và 115 mm.

Chuyên gia: ATGM bắn từ nòng pháo tăng Nga im hơi lặng tiếng trên chiến trường - Vì sao? - Ảnh 2.

ATGM 9K112 Kobra.

Bất chấp việc sản xuất và trang bị số lượng lớn ATGM phóng từ nòng pháo xe tăng, tất cả vũ khí loại này của Liên Xô/Nga đều có chung một nhược điểm - thiếu khả năng dẫn đường tự động tới mục tiêu.

Điều này có nghĩa là pháo thủ trong xe tăng cần phải quan sát mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa trước khi nó phát nổ - điều hiếm khi xảy ra, đặc biệt là khi tác chiến tầm xa.

Có thể lý do cho thất bại này nằm ở nhiều yếu tố ảnh hưởng trên chiến trường - bao gồm khói.

Ngoài ra, bản thân pháo thủ cũng rất dễ trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng do ô nhiễm không khí trong tháp pháo xe tăng và nhiều thứ khác.

Tuy nhiên, khi nói về việc tiêu diệt mục tiêu ở một khoảng cách rất xa, trước hết cần chú ý đến khả năng cơ động của nó - điều này thường trở thành yếu tố chính làm gián đoạn khả năng dẫn đường của tên lửa.

Chuyên gia: ATGM bắn từ nòng pháo tăng Nga im hơi lặng tiếng trên chiến trường - Vì sao? - Ảnh 3.

ATGM 9M119M Refleks.

Việc một pháo thủ với sự hỗ trợ của kính ngắm và máy đo xa quang học khai hỏa tiêu diệt một mục tiêu cơ động có vẻ dễ dàng - nhưng đó không phải là thực tế trên chiến trường.

Một ví dụ được đưa ra là Leopard 1 - một MBT được đánh giá là cơ động nhất sau Thế chiến 2 - nó có thể di chuyển xung quanh chiến trường theo kiểu "rắn trườn" (ngoằn ngoèo) với tốc độ từ 18 đến 43 km/h sẽ giúp giảm nguy cơ nó bị bắn trúng tới phân nửa.

Có nghĩa là xác suất pháo thủ một xe tăng Liên Xô/Nga bắn trúng chiếc Leopard 1 cơ động chủ động chỉ từ 20 đến 40% tùy thuộc loại đạn được sử dụng và các hệ thống điều khiển hỏa lực.

Đối với ATGM phóng từ nòng xe tăng, một số phân tích dựa trên mô phỏng cho thấy cơ hội cơ hội tên lửa đánh trúng mục tiêu di chuyển với tốc độ từ 16,2 đến 28,8 km/h ở khoảng cách 4km chỉ ở mức 68 đến 59,4%.

Chuyên gia: ATGM bắn từ nòng pháo tăng Nga im hơi lặng tiếng trên chiến trường - Vì sao? - Ảnh 4.

Kết luận

ATGM vẫn là một trong những vũ khí tầm xa hiệu quả nhất của MBT của Liên Xô/Nga và vì vậy họ (Quân đội Nga) không vội vàng loại bỏ chúng khỏi trang bị và thậm chí sản xuất các mẫu mới.

Tuy nhiên câu hỏi về việc pháo thủ thường không thể theo dõi và tiêu diệt mục tiêu cơ động ở tầm xa cũng là điều mà các nhà phát triển vũ khí Nga suy nghĩ.

Xét cho cùng, ưu tiên giảm ảnh hưởng của yếu tố con người đến độ chính xác của hỏa lực là ưu tiên hàng đầu và việc này đang diễn ra. Các MBT hiện đại như T-72B3, T-80BVM và T-90A/M đang được nâng cấp tính năng theo dõi mục tiêu tự động.

Phức hợp phần mềm và phần cứng này cho phép pháo thủ "bắt" xe tăng hoặc mục tiêu khác của đối phương trong tầm ngắm và tự động theo dõi - hướng tháp pháo theo chuyển động của mục tiêu.

Nhờ vậy pháo thủ sẽ không còn cần điều khiển tên lửa liên tục "bằng tay" nữa - các thiết bị điện tử sẽ hỗ trợ anh ta.

Ngoài ra, tính năng tự động này sẽ không để mất dấu mục tiêu - ngay cả khi nó tạm thời biến mất sau chướng ngại vật nào đó trong quá trình di chuyển - hệ thống ghi nhớ tốc độ và hướng di chuyển của mục tiêu và hướng tới vị trí dự kiến nó sẽ xuất hiện trở lại để bám bắt.

Cũng hy vọng rằng giải pháp này sẽ được phổ biến trên không chỉ MBT mà còn trên tất cả các hệ thống ATGM hiện có - bất chấp thực tế hiện nay là đã đến lúc phải nghĩ đến việc trang bị lượng lớn ATGM mà không cần tính tới bệ phóng - xe tăng.

Chuyên gia: ATGM bắn từ nòng pháo tăng Nga im hơi lặng tiếng trên chiến trường - Vì sao? - Ảnh 5.

T-72B3 Obr.2016 là đại diện tiêu biểu cho các MBT Nga được trang bị tính năng theo dõi mục tiêu tự động (Ảnh: Arm-expo.ru)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại