Các quân nhân thiệt mạng đã dũng cảm sơ tán các nhân viên dân sự và đóng kín khoang bị cháy để ngăn ngừa thảm họa lan rộng. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho họ hy sinh vì ngạt khói. Công tác điều tra nguyên nhân vụ tai nạn đang được Bộ Quốc phòng Nga tiếp tục tiến hành.
Từ những thông tin công khai nói trên, thế giới được biết tới một chương trình vũ khí hải quân tuyệt mật của Quân đội Nga và nó đang được âm thầm thử nghiệm dưới đáy biển sâu. Tàu ngầm AS-12 Losharik có thể mang trong mình những công nghệ hải quân độc nhất, vô nhị trên thế giới.
Các thông tin công khai ít ỏi được Bộ Quốc phòng Nga công bố, tàu ngầm hạt nhân Losharik được hạ thủy năm 2003 và là phương tiện duy nhất của Quân đội Nga có khả năng tiến hành các hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm và thăm dò ở độ sâu tới 6.000m.
Đây là độ sâu rất lớn nếu so với trần hoạt động của các dòng tàu ngầm thông thường từ 100 tới 500m. Khả năng hoạt động ở độ sâu 6.000m
Một trong những nhiệm vụ của tàu ngầm Losharik là do thám và đo đạc đáy biển. Đây là yếu tố quan trọng giúp tàu ngầm có thể phân biệt và phát hiện được tín hiệu thủy âm của thiết bị lặn đối phương trong màn nhiễu địa vật do địa hình đáy biển tạo ra.
Ngoài ra, theo chuyên gia quân sự Nga Dmitry Safonov, tàu ngầm Losharik hoàn toàn có thể sử dụng cho các nhiệm vụ do thám hoặc các nhiệm vụ lưỡng dụng như tìm kiếm khoáng sản quý dưới đáy biển.
Theo lời ông Dmitry Safonov, với tàu ngầm Losharik, Nga có thể đang phát triển các dòng robot lặn có thể hoạt động ở độ sâu lớn phục vụ nhiều mục đích khác nhau:
"Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể điều khiển các robot hoạt động dưới đáy biển cách mặt nước hàng nghìn mét. Chúng hoạt động hoàn toàn tự động hóa".
Đây có thể coi là công nghệ lưỡng dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Cùng với đó, tàu ngầm Losharik đang nghiên cứu những công nghệ quan trọng và tuyệt mật, trong đó có thể là công nghệ thở dưới nước sử dụng hỗn hợp dung dịch lỏng pha trộn với oxygen hóa lỏng.
Chuyên gia Dmitry Safonov, chính những nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn trên tàu ngầm Losharik đã tiết lộ nhiệm vụ nó đang thực hiện. Họ đều là những sĩ quan cao cấp, Anh hùng Liên bang Nga, thuyền trưởng cấp 1...
"Họ là là một ê-kíp ưu tú. Nhiệm vụ của họ chắc chắn là quan trọng và bí mật. Sự hy sinh của họ là thiệt hại lớn đối với nước Nga. Chúng ta sẽ phải mất hàng chục năm mới có lại những kíp thủy thủ ưu tú như vậy", ông Dmitry Safonov nói.
Thông tin ít ỏi được công khai về tàu ngầm Losharik
Các thông tin được công khai đều cho rằng, tàu ngầm Losharik được trang bị lò phản ứng hạt nhân đặc biệt để hoạt động tốt ở độ sâu lớn.
Lò phản ứng hạt nhân E-17 lắp đặt trên tàu ngầm Losharik có lớp vỏ bằng titan và từng hoạt động ở độ sâu 2.000-2.500m ở Bắc Băng Dương trong năm 2012, độ sâu gấp nhiều lần giới hạn lặn của tàu ngầm của Hải quân Mỹ.
So với các lò phản ứng hạt nhân thông thường, loại được trang bị cho tàu ngầm Losharik nhỏ gọn và bền vững hơn trước các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Thiết kế của tàu ngầm Losharik. |
Kết cấu thân đôi giúp tàu ngầm Losharik có khả năng chịu được áp suất lớn, nhưng vẫn có thiết kế đơn giản và chi phí thấp.
Tàu ngầm nghiên cứu Losharik không được trang bị vũ khí mà là các module trang bị và tay đẩy thủy lực giúp hoạt động linh hoạt ở độ sâu lớn. Tốc độ hải trình tối đa của chiếc tàu ngầm này khoảng 30 hải lý/giờ.
Để tăng cường tầm hoạt động, tàu ngầm Losharik kết hợp với tàu mẹ BS-64 Podmoskovye ở dạng tàu "mẹ-con". Tàu ngầm Podmoskovye vốn là dòng tàu ngầm chiến lược của Hải quân Nga, nhưng nó đã được loại bỏ toàn bộ các ống phóng chứa tên lửa đạn đạo Sineva để chứa tàu ngầm Losharik trong thân.
Tàu mẹ Podmoskovye đóng vai trò như thiết bị chuyên chở chiếc Losharik và các phương tiện hỗ trợ tới mọi đáy biển với động cơ hạt nhân của mình.
Công nghệ kết hợp với tàu ngầm mẹ BS-64 Podmoskovye giúp mở rộng khả năng và tầm hoạt động của tàu ngầm AS-12 Losharik. |
Sự hy sinh dũng cảm của 14 sĩ quan hải quân Nga đã giúp hạn chế tối đa hư hại của tàu ngầm Losharik trong vụ cháy và khả năng khôi phục lại hoạt động của nó có thể được thực hiện trong thời gian ngắn.