Chúng ta có sẵn sàng ăn thịt nhân tạo để cứu môi trường?

An Ngọc |

Nhật Bản vốn nổi tiếng với thịt bò wagyu, thế nhưng các nhà khoa học nhiều năm nay đã tìm kiếm một sự thay thế bền vững cho món thịt này.

Một trong những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm tại Hội nghị COP26 lần này là sức tiêu thụ thực phẩm, cụ thể là thịt, ngày càng lớn trên thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần khiến tình trạng nóng lên toàn cầu càng thêm nghiêm trọng. Vấn đề này đã được các nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều năm nay, nhưng câu hỏi này có lẽ đang nóng hơn bao giờ hết vào lúc này, đó là liệu rằng chúng ta có sẵn sàng chuyển từ ăn thịt động vật sang ăn thịt nhân tạo để cứu môi trường?

Vốn nổi tiếng với thịt bò wagyu , thế nhưng các nhà khoa học Nhật Bản nhiều năm nay đã tìm kiếm một sự thay thế bền vững cho món thịt này. Các nhà khoa học Đại học Osaka đã chiết xuất tế bào từ bò đen Nhật Bản, sau đó sử dụng máy in sinh học 3D để tạo ra từng sợi cơ, mạch máu và mỡ. Họ tự tay ghép các sợi lại với nhau để tạo ra thịt. Quá trình này có một vấn đề khó khăn, đó là làm sao tạo ra những vân mỡ vốn khiến thịt bò wagyu khác biệt với các loại thịt bò khác.

Chúng ta có sẵn sàng ăn thịt nhân tạo để cứu môi trường? - Ảnh 1.

Thịt bò wagyu nổi tiếng của Nhật Bản

Hiện phải mất tới 4 tuần để tạo ra một cm3 khối thịt bò wagyu, với chi phí khoảng 90 USD (tương đương 2 triệu VNĐ)/gram. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, một khi quy trình được tinh chế và tự động hóa, thịt có thể được sản xuất hàng loạt trong vòng 5 năm, khi ấy giá thành sẽ giảm.

Theo Liên Hợp Quốc, chăn nuôi chiếm khoảng 14,5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và đất được sử dụng cho nông nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng. Vì vậy, thịt nhân tạo đang được xem là lựa chọn thay thế bền vững cho tương lai. Ước tính, thị trường thịt nhân tạo có thể tăng trưởng lên 2,79 tỷ USD vào năm 2030.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại