Chưa bao giờ Nga "đàn áp" NATO như thế: Lối chơi cực rắn

Lê Ngọc Thống |

Nga - NATO gần đây liên tục gầm ghè, đe dọa nhau, đặc biệt là từ đầu năm 2020. Nếu nói theo ngôn ngữ bóng đá thì dễ nhận thấy, quân Nga không ngại va chạm, còn NATO đã chùn chân.

Tư duy quân sự mới của Nga trước cuộc tập trận của Mỹ - NATO

Tập trận để làm gì? Để phô trương lực lượng, để thực hiện các bài tập trong phương án tác chiến tấn công hay phòng thủ, để gửi một thông điệp chính trị cần thiết cho đối phương…Vì thế, chuyện các bên thù địch, đối đầu địa chính trị nhau thường tổ chức các cuộc tập trận rầm rộ là không hiếm.

Chẳng hạn, NATO thường tổ chức các cuộc tập trận gần biên giới Nga, hoặc Nga tiến hành tập trận các lực lượng hạt nhân chiến lược, hay Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo tại Biển Hoa Đông, Biển Đông… Tất cả đều mang ý nghĩa quân sự và chính trị lớn với các bên quan tâm.

Vì vậy, thông thường trước đây, mỗi khi NATO tiến hành tập trận là Nga sẽ tiến hành theo dõi sát sao và ngược lại khi Nga tập trận thì NATO cũng vậy. Theo dõi để sẵn sàng chiến đấu khi đối phương biến cuộc tập trận thành cuộc tấn công thật sự để không bị bất ngờ.

Chưa bao giờ Nga đàn áp NATO như thế: Lối chơi cực rắn - Ảnh 1.

Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay khi NATO tiến hành tập trận, tất nhiên đối tượng tác chiến giả định là Nga, thì Nga không còn "theo dõi chặt chẽ" rồi "chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu đề phòng sự cố"… mà bây giờ Nga thực hiện một lối chơi rất khác... Tư duy quân sự đã thay đổi!

Rõ ràng thực tế tư duy quân sự từ trước đến nay trong tập trận thì ai tập trận thì cứ việc tập trận mà không bên nào có thể ngăn chặn được, cùng lắm là sự phản đối bằng lời lẽ ngoại giao như "quan ngại sâu sắc"…, thế nhưng, các cuộc tập trận của NATO nhằm vào Nga gần đây luôn bị Nga ngăn chặn và thậm chí là cản phá – điều chưa từng có xưa nay.

Khi tiến hành một cuộc tập trận quân sự trên biển hay trên một khu vực nào đó, bộ chỉ huy cuộc tập trận tuyên bố và thông báo tọa độ khu vực… để cấm, không được ai vào khu vực được coi là nguy hiểm đó và, Bộ chỉ huy NATO khi tập trận cũng vậy. Nhưng, thật đáng tiếc, Nga bất chấp...

Phải kể đến đầu tiên là cuộc tập trận của Mỹ-Anh tại vùng biển Barents.

Chưa bao giờ Nga đàn áp NATO như thế: Lối chơi cực rắn - Ảnh 2.

Tàu chiến Hải quân Mỹ.

Lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vào dịp kỷ niệm 75 năm Chiến thắng phát xít, một nhóm tác chiến đặc nhiệm hải quân Mỹ-NATO bao gồm 3 tàu khu trục, xương sống của hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu; 1 tàu ngầm hạt nhân; 1 tàu hỗ trợ và 1 tàu khu trục của Hải quân Anh đã tổ chức các cuộc tập trận tại biển Barents.

Đối tượng tác chiến giả định tất nhiên chẳng phải ai khác, đó chính là Nga. Nội dung cuộc tập trận là thực hành các nhiệm vụ tấn công những mục tiêu trên lãnh thổ Nga và đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga. Thời gian tập trận dự kiến từ 4-15/5/2020.

Đáp trả, Nga tuyên bố đóng cửa Biển Barents cho hàng hải và hàng không, tiến hành tập trận bắn đạn thật với một lực lượng rất đáng gờm cho hạm đội Mỹ-Anh tại đây…

Nga đã tung ra 3 tàu săn ngầm chuyên nhiệm cỡ lớn và máy bay tuần thám săn ngầm IL-38 nhằm mục tiêu "tiến hành một cuộc thử nghiệm chiến thuật về tìm kiếm và phá hủy tàu ngầm đối phương có điều kiện".

Với 4 tàu khu trục của Mỹ-Anh, Nga điều động tàu Tuần dương tên lửa Nguyên soái Ustinov 1164, hùng mạnh nhất Hạm đội Biển Bắc của Nga vào vị trí bắn.

Kết quả, nhóm tác chiến liên quân, với cả trăm tên lửa tối tân như tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa đánh chặn SM2, SM3 được tích hợp vào hệ thống điều khiển chiến đấu Aegis sẵn sàng trong bệ phóng, thay vì tập trận từ 4/5-15/5, đã phải lập tức đình chỉ và rút giải tán ngày 7/5.

Cuộc tập trận lúc đầu diễn ra rất hùng hổ, oai phong… nhưng kết thúc một cách khá lặng lẽ, gần như "không kèn, không trống".

Chưa bao giờ Nga đàn áp NATO như thế: Lối chơi cực rắn - Ảnh 4.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B Mỹ bay trên không phận Ukraine.

Cùng thời điểm, vào tháng 5/2020, các máy bay ném bom chiến lược B-1B, B-52 đã bay dọc theo Bán đảo Kamchatka ít nhất 5 lần: ngày 6/5 - trên lãnh thổ Estonia và Biển Baltic; ngày 11/5 - trên lãnh thổ Litva và Biển Baltic; ngày 20/5 - trên các lãnh thổ của Thụy Điển và Na Uy' ngày 22/5 - trên Bán đảo Kamchatka; ngày 29/5 - trên lãnh thổ Ukraine và Biển Đen.

Cần lưu ý rằng máy bay ném bom B-1B lần đầu tiên xuất hiện trên không phận Ukraine và trong các chuyến bay này, máy bay Mỹ đã tiếp cận biên giới Kaliningrad, lãnh thổ Nga nằm lọt thỏm giữa lòng Châu Âu, ở khoảng cách chỉ có vỏn vẹn 10 km.

Để đáp trả lại cuộc tập trận này của Mỹ-NATO, ngày 9/6, Nga điều động 8 máy bay ném bom, chiến đấu, cảnh báo sớm, trực tiếp bay thẳng vào khu vực "nhận dạng phòng không" của Mỹ. Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ tuyên bố rằng máy bay Nga đã bay vào "khu vực nhận dạng phòng không" của Alaska theo 2 tốp:

Tốp đầu tiên, gồm 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95, 2 máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không A-50 (AWACS). Xông thẳng và trực tiếp vào không phận chỉ cách Alaska 37 km!

Tốp thứ hai, gồm 2 chiếc Tu-95 và một chiếc A-50, cách bờ biển Alaska chỉ có 59 km.

Tổng cộng có 8 máy bay quân sự Nga bất ngờ tiếp cận Mỹ, khiến Mỹ rất bất ngờ và lo lắng, vì với lực lượng không lớn này này, chỉ một đòn tấn công quyết đoán thì thừa sức san phẳng các căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ tại Alaska, nơi đồn trú của nhiều chiến đấu cơ tàng hinh F-22 và F-35.

Ngay sau đó, từ 07-19/06/2020,, lại có thêm cuộc tập trận Baltops 2020 của hải quân Hoa Kỳ và 16 quốc gia thành viên NATO, cùng Thụy Điển và Phần Lan với tư cách là quốc gia đối tác. Có tổng cộng hơn 3.000 binh sĩ, 28 tàu và 28 máy bay và trực thăng tham gia vào các trò chơi chiến tranh ở phía Nam và trung tâm của Biển Baltic.

Ngày 11 tháng 6, trên không, Nga tiến hành tập trận tại Baltic với hơn 10 máy bay của không quân hải quân thuộc Hạm đội Baltic, bao gồm tiêm kích đa năng Su-30SM và máy bay ném bom Su-24, đã thực hiện các cuộc tấn công diệt tàu tấn công đổ bộ của kẻ thù, ngay giữa lúc cuộc tập trận Baltops 2020 của Mỹ-NATO đang diễn ra.

Chưa bao giờ Nga đàn áp NATO như thế: Lối chơi cực rắn - Ảnh 6.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga.

Các kíp bay của Su-24, Su-30SM thuộc không quân hải quân Hạm đội Baltic - Nga trong vỏ bọc (hợp đồng tác chiến) của tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27 thuộc Không quân Nga (VKS Nga) đã thực hành các cuộc tấn công bằng vũ khí trên không đối với các mục tiêu mặt nước.

Trên biển, các tàu hộ vệ tên lửa nhỏ Serpukhov và Liven đã thực hiện thành công bằng sử dụng hỏa lực hệ thống pháo 76 mm và 30mm tiêu diệt các mục tiêu mô phỏng máy bay của kẻ thù. Cùng với đó là hệ thống radar, C4I của S-400 của bệ phóng tên lửa đất đối không được khởi động đưa vào trạng thái chiến đấu.

Như vậy đối đầu với cuộc tập trận Baltops 2020 của Mỹ-NATO, Nga đã khởi động cuộc tập trận bắn đạn thật chống tên lửa và không quân (chống tập kích bằng đường không) tại khu vực Baltic.

Mới đây nhất, theo sáng kiến ​​của Mỹ, ngoài khơi Nga ở Biển Đen, một cuộc tập trận hải quân quy mô lớn "Sea Breeze 2020" của Mỹ-NATO cùng với Ukraine đã diễn ra.

Ngay và luôn, Hạm đội Biển Đen Nga sử dụng Không quân – Hải quân, tàu chiến, và lực lượng tên lửa bờ cũng tổ chức tập trận… trong khu vực tọa độ được công bố…

Tàu khu trục Carney của Hải quân Mỹ bị không quân Nga chiếu xạ và trực thăng của Hạm đội Biển Đen bay nhiều vòng trên tàu biểu diễn bắt chước đòn tấn công.

Đặc biệt, NATO và Ukraine phẫn nộ, chỉ trích nặng nề nhằm vào Moscow khi tàu khu trục Baudri của NATO đã đi vào "vùng cấm" và tất nhiên là nó đã bị Hải quân Nga thẳng tay chặn lại và thể hiện sự sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu không dừng và quay đầu.

Còn nhiều cuộc tập trận cấp chiến thuật của NATO nữa cũng đều bị Nga "can thiệp" như vậy bằng lối chơi của mình để ngăn chặn và cản phá mà trong phạm vi một bài báo, chúng ta không cần đưa ra.

Chưa bao giờ Nga đàn áp NATO như thế: Lối chơi cực rắn - Ảnh 7.

Tàu khu trục Carney của Hải quân Mỹ.

Nga hành động liều lĩnh hay bản lĩnh?

Liều lĩnh hay bản lĩnh thì tùy theo quan điểm nhận thức. Mỹ-NATO thì tất nhiên, coi hành động ngăn chặn, phá hoại cuộc tập trận của đối phương là liều lĩnh, mạo hiểm, nhưng sự thật thì đây chính là bản lĩnh của người Nga thời đại của Tổng thống Putin. Đã đến lúc người Nga đủ tự tin, khả năng để "áp đặt lối chơi".

Người Nga xác định các cuộc tập trận của NATO là một cuộc tấn công nhằm mục tiêu vào Nga nên ngay và luôn, Nga đáp trả bằng hành động tương tự để chống lại. Lúc này, cuộc "tập trận" được xác định, thay thế là cuộc "tấn công" của NATO và Nga đáp trả bằng cuộc "tấn công" để ngăn chặn và phá tannó.

Nga tuyên bố khu vực tập trận của mình "chồng lên" khu vực của NATO, đặc biệt, không chỉ vậy, tại các khu vực quan trọng như Biển Barents hay Biển Đen, Nga tuyên bố "bắn đạn thật" khiến cho Mỹ-NATO bị "Shock and Awe - Sốc và kinh hoàng", buộc phải dừng hoặc từ bỏ kế hoạch tập trận.

Có thể nói đây là một hành động chiến thuật của Nga đối đầu với các cuộc tập trận của NATO chưa từng có. Nga đã biến và coi các lực lượng của NATO tham gia tập trận là "quân xanh" cho mình mà ở góc nhìn quân sự là rất mạo hiểm, chẳng khác nào Nga đã "dùng xăng để dập lửa"…

Hầu như các cuộc tập trận lớn, nguy hiểm, đe dọa đến an ninh Nga của NATO tại Biển Bắc, biển Baltic, Biển Đen và mới đây đều bị Nga ngăn chặn và phá tan… bằng cách "dùng xăng để dập lửa" này và, thật lạ lùng khi "lửa đã được ngăn chặn và tàn lụi". Có vẻ như đây là hành động "đàn áp" của Nga với NATO – điều chưa từng xảy ra trước đây.

Vậy Nga hành động như vậy là liều lĩnh hay bản lĩnh? Tất nhiên đó là hành động bản lĩnh, vậy tại sao, cơ sở nào Nga lại tự tin, "nghênh ngang" như vậy với NATO?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại