Đặc điểm chim bồ câu
Chim bồ câu vốn là một loài chim hoang dã, sau khi được con người thuần chủng thì rất hiền và thân thiện. Tên khoa học là Columba livia domestica Gmelin. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được chia thành bốn nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt.
Trong đó, bồ câu cảnh được coi là phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc từ trắng, đen, nâu, xám đến nâu - đen, trắng - đen và xám - đen; có loại mà lông đầu dựng lên như cái mào, có loại đuôi xòe như đuôi công (gọi là chim công), lại có loài diều như quả bóng.
Bồ câu bay giỏi, tự kiếm thức ăn. Thức ăn thông thường của chim là các loại hạt như thóc, ngô, đậu xanh. Bồ câu đẻ 2 trứng cách nhau 1 ngày. Con đực và con cái thay nhau ấp trứng. Chim non được nuôi bằng chất sữa đặc biệt do diều của chim bố, mẹ tiết ra trộn với thức ăn được đưa vào diều.
Khi bồ câu con được 2 - 3 tuần thì chim mẹ lại tiếp tục đẻ. Chim con nuôi được 4 - 5 tuần đã bắt đầu tự mổ thức ăn. Thông thường 2 chim con ở cùng 1 lứa sau trở thành đôi. Nhưng người ta thường ghép chim đực, chim cái ở 6 - 8 tháng tuổi để bảo đảm giống tốt, ngày càng phát triển.
Cháo chim câu rất hợp với trẻ em, người già, phụ nữ.
Chim bồ câu - vị thuốc trị bệnh
Trong y học cổ truyền, bồ câu với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết) và phân chim (cáp điểu phân). Trong một số trường hợp, trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.
Thành phần hóa học: Thịt chim bồ câu có chứa 22,14% protid, lipid 1%, các muối khoáng. Tiết chim có nhiều chất đạm, sắt, huyết sắc tố. Phân chim chứa nitơ toàn phần, ammoniac. Dùng thịt bồ câu nấu cháo ăn nóng rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em.
Để cải thiện chứng liệt dương , thiếu máu, hoa mắt, hay choáng voáng, lấy chim bồ câu non (1con) và chim sẻ (5 con) làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn, đỗ trọng (120g) sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang (4g). Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương).
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy.
Chim bồ câu tần yến rất tốt cho phụ nữ mang thai.
- Thịt chim bồ câu tần với yến sào, đỗ xanh, nếp vàng và mộc nhĩ lại là thức ăn ngon, vị thuốc bổ rất tốt cho mọi lứa tuổi.
Cách làm: Chim bồ câu non 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần.
- Chữa hư nhược mệt mỏi hay quên, chóng mặt , chân tê dại rã rời, lưng đau mỏi: Chim bồ câu 1 con, 15g đông trùng hạ thảo, 15g hoài sơn, 10g long nhãn, 10g mộc nhĩ trắng, 15g hạt sen, gừng, đường phèn hầm ăn.
- Chữa đái tháo đường: Lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày.
Đỗ trọng, chim câu, mật ong trị liệt dương.
- Chữa lở ngứa , phong bạch điến, lao hạch, giải các loại độc của thuốc, phòng ngừa độc của đậu mùa (Trung Quốc dược học đại từ điển).
- Chữa các thuốc độc, ích khí, hòa tinh. Trị phong lở ngứa, xích bạch điến (Nam dược thần hiệu).
- Tiết bồ câu phối hợp với bột xơ mướp đốt tồn tính (1 quả) làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông.
- Phân bồ câu: Được dùng mỗi ngày 20g, sao vàng, tán nhỏ, cho vào ít rượu, khuấy đều, đợi lắng trong thì bỏ cặn, gạn uống để chữa đau bụng thuộc âm chứng, sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt.
Lưu ý: Thịt bồ câu nên lựa loại bồ câu lông trắng tinh thì thịt nó mới tốt. Các loại bồ câu khác, tuy ăn cũng bổ nhưng có hơi độc. Người đang có bệnh không nên dùng