Checkmate - thành quả của Chương trình máy bay chiến đấu chung Nga-UAE?

Lê Ngọc |

Việc công bố tàng hình cơ “Checkmate” trước thềm Triển lãm Hàng không-Vũ trụ Quốc tế MAKS 2021, khai mạc vào ngày 20/7, đã tạo ra một cơn sốt trên các phương tiện truyền thông và dẫn đến những đồn đoán về quốc gia nào có thể là khách hàng đầu tiên sở hữu loại máy bay này.

Hình ảnh chiếc “Checkmate” (còn được gọi là “Su-59”, “Su-75”, "Screamer"); Nguồn: 1seo.info

Hình ảnh chiếc “Checkmate” (còn được gọi là “Su-59”, “Su-75”, "Screamer"); Nguồn: 1seo.info

Checkmatemáy bay chiến đấu một động cơ thứ hai trên thế giới được tiết lộ, sau F-35 của Mỹ, và là bản sao nhẹ hơn của Su-57 với yêu cầu bảo dưỡng thấp hơn và chi phí vận hành rẻ hơn nhiều.

Đây là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm nhẹ nhất chưa từng được chế tạo ở bất kỳ đâu trên thế giới, và không giống như Su-57, nó được định hướng chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu với việc thiết kế-phát triển không có đóng góp kinh phí của nhà nước Nga.

Trong khi việc đầu tư vào một máy bay chiến đấu hướng thiên về thị trường xuất khẩu là điều không bình thường - trừ khi một số khách hàng tiềm năng hàng đầu đồng ý tài trợ cho thiết kế như đã biết với JF-17 của Trung Quốc, hướng đến thị trường quốc tế, được phát triển cho Pakistan, Giám đốc điều hành Tập đoàn vũ khí Rostec (Nga) đã xác nhận tại MAKS 2021 rằng, Checkmate đã có khách hàng nước ngoài.

Một báo cáo từ một nguồn tin thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng Nga được yêu cầu giấu tên đã tiết lộ rằng, khách hàng bí ẩn của Checkmate trên thực tế là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) - quốc gia được nêu tên trong video quảng cáo của máy bay chiến đấu với tư cách là nhà khai thác tiềm năng hàng đầu.

Máy bay chiến đấu tàng hình mới của Nga Checkmate được cho là được phát triển với kinh phí từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, giống như JF-17 được phát triển với đầu tư tài chính từ Pakistan, để đáp ứng nhu cầu của nước này và đảm bảo cho nó với tư cách là nhà tài trợ và người mua.

Mặc dù tuyên bố của nguồn trên không thể được xác minh một cách độc lập, nhưng vẫn có khả năng này là sự thực.

Tháng 2/2017, Nga và UAE đã công bố bắt đầu chương trình hợp tác phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với khả năng tàng hình sẽ đi vào hoạt động sau năm 2025 (Checkmate dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm 2026).

Thông báo được đưa ra tại triển lãm vũ khí IDEX 2017 tổ chức ở Abu Dhabi, và người ta suy đoán rằng kết quả có thể là một phiên bản theo trường phái MiG-35 hoặc Su-35 với các tính năng tàng hình, giống như F-15SE Silent Eagle của Mỹ, hoặc một máy bay hoàn toàn mới như Checkmate.

Việc Nga phát triển và tiết lộ một dòng máy bay chiến đấu mới để xuất khẩu mà không có khách hàng cụ thể sẽ là một rủi ro lớn, đó là lý do tại sao thông tin Checkmate thực tế là thành quả của dự án Nga-UAE, là có lý.

Trong số tất cả các quốc gia được cho là thể hiện sự quan tâm đến máy bay chiến đấu này, UAE có vị thế tốt nhất để cung cấp tài chính và cam kết, bảo lãnh cho chương trình.

Ngoài ra, không có thông tin nào cho thấy chương trình Nga-UAE bị hủy bỏ, việc Nga phát triển Checkmate để xuất khẩu là điều bất thường khi đề cao UAE là khách hàng hàng đầu trong khi đồng thời phát triển một máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ tiếp theo cùng với quốc gia Arab này.

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất hiện sở hữu 6 phi đội máy bay chiến đấu một động cơ thế hệ thứ 4, mỗi phi đội khoảng 20 chiếc, trong đó có 3 chiếc thuộc dòng Mirage 2000 cũ kỹ của Pháp và 3 chiếc F-16E Desert Falcon tương đối hiện đại.

Dự kiến, những chiếc Mirages sẽ được thay thế bằng 50 chiếc F-35, trong khi những chiếc F-16 có thể được thay thế bằng chiếc Checkmate, cho phép nước này tránh phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia hoặc một loại vũ khí trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của mình.

Do Pháp dự kiến sẽ không bao giờ phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư một cách độc lập, với “thế hệ 4+” Rafale là máy bay chiến đấu có người lái hoàn toàn nội địa cuối cùng của họ, Nga sẽ cùng với Mỹ thay thế hiệu quả thế hệ thứ năm để đáp ứng nhu cầu của UAE.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại