Hoạt động tham gia của các đồng minh NATO ở Trung Đông cùng với Hoa Kỳ đã lộ ra nhiều lỗ hổng nghiêm trọng về khả năng chiến đấu của các thành viên trong khối.
Điều này được chứng minh thông qua việc kiểm tra các máy bay chiến đấu của Đức trong chiến dịch không kích IS, phần lớn các máy bay của Đức không đáp ứng yêu cầu chiến đấu, mà Đức là một trong những nước đứng đầu EU.
Liên quan đến vấn đều này châu Âu khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng các loại vũ khí hạt nhân để ngăn chặn các mối đe dọa từ Nga.
Máy bay chiến đấu-ném bom Tornado của Không quân Đức
Các chuyên gia giải thích rằng, Đức là một trong những nước đứng đầu EU nhưng hiện nay chỉ có khoảng 38 trên tổng số 114 máy bay Eurofighter hoạt động và 29 trên tổng số 93 máy bay ném bom Tornado cất cánh.
Ngoài ra trong điều khiện chiến đấu ở Iraq các phi công của Đức đã không thể bay vào ban đêm vì hiệu ứng chói của ánh sáng trong buồng lái. Vì vậy Berlin đã buộc phải mang về hơn 10 chiếc máy bay chiến đấu-ném bom Tornado trong số những chiếc đã gửi đến giúp “liên minh Mỹ”.
Hiên nay cán cân sức mạnh giữa NATO và Nga đang rất chênh lệch, khoảng 50 lần. Nga hoàn toàn áp đảo. Mặc dù vậy các chuyên gia cho rằng NATO vẫn đang đánh giá thấp khả năng thực sự của Nga, tuy nhiên thực tế lớn hơn nhiều và điều này rất nguy hiểm.
Trong một cuộc phỏng vấn của tờ Politekspertu, chuyên gia trung tâm nghiên cứu các vấn đề xã hội, an ninh dân tộc, ông Alexander Zhilin đã cho biết rằng:
“Hiện tại khả năng thực sự của Nga lớn hơn rất nhiều so với đánh giá của NATO. Trong những năm gần đây chất lượng và khả năng của các thiết bị, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nga và đặc biệt là kỹ năng chiến đấu của họ vượt xa rất nhiều lần so với châu Âu. Điều này thể hiện rõ trong cuộc chiến ở chống khủng bố ở Syria".
Theo chuyên gia này, nguyên nhân làm cho quân đội các nước liên minh châu Âu đi xuống là do châu Âu và Liên minh châu Âu bị quân đội Mỹ “chiếm đóng một phần”.
Từ nhiều năm nay trên lãnh thổ châu Âu luôn có sự hiện diện của quân đội Mỹ và tiếp tục tăng, và hiện nay họ tiếp tục triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa với mục đích bảo đảm an ninh ở châu Âu và triển khai rất nhiều binh sĩ, vũ khí trang bị ở châu lục này, nhưng trong thực tế là chống lại Nga và cả Iran.
Chính vì sự hiện diện của họ cùng với những thỏa thuận đã khiến châu Âu ỷ lại và nhờ bảo trợ của Mỹ trong khoảng ít nhất 10 năm nay, và họ đã tạo ra một lực lượng kém cỏi.
Tuy nhiên tình hình hiện nay đã thay đổi kể từ khi Ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ. Với chính sách “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”, châu Âu lo ngại rằng ông Donald Trump có thể cắt giảm các cam kết của Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chính vì vậy, ngay sau khi ông Trump đắc cử, nhiều quốc gia đã phải họp khẩn để đưa ra chính sách đối với nước Mỹ.
Trước đó trong chiến dịch tranh cử ông Donald Trump từng tuyên bố, NATO quá đắt đỏ đối với Mỹ. NATO đã lỗi thời. Vai trò lãnh đạo của Mỹ càng quan trọng hơn bao giờ hết. Điều này khiến các nhà lãnh đạo châu Âu cũng như NATO lo lắng.
Nên nhớ rằng, theo chính sách của NATO quy định, quốc gia thành viên phải dành ít nhất 2% GDP cho chi phí quốc phòng. Tuy nhiên thường chỉ có 5 nước đạt được chỉ tiêu này, bao gồm Hy Lạp, Ba Lan, Estonia, Anh và Mỹ. Trong khi đó năm ngoái Mỹ phải trích 3,62% GDP cho ngân sách quốc phòng và chiếm khoảng 70% ngân sách hoạt động của khối này.
Vì vậy trong cuộc họp về việc xây dựng khả năng phòng thủ riêng của các nước liên minh châu Âu EU cũng như cả NATO, các nhà lãnh đạo đều nhận định rằng, đã đến lúc họ không nên quá dựa dẫm vào Mỹ.
Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu kêu gọi EU thành lập một lực lượng quân đội châu Âu và nhấn mạnh rằng:
“Chúng ta phải cảm ơn người Mỹ rất nhiều vì những gì họ đã làm nhưng họ sẽ không chăm lo cho nền an ninh châu Âu mãi mãi. Chúng ta phải tự bảo vệ mình, vì vậy chúng ta cần một cách thức mới để xây dựng một nền an ninh EU mà mục tiêu cuối cùng là thiết lập một lực lượng quân đội châu Âu”.
Dường như tới lúc này lãnh đạo các nước châu Âu đã bắt đầu thức tỉnh và ý thức được cần có một lực lượng chung cần thiết để chống lại các mối đe dọa từ phía Nga. Tuy nhiên trước tình hình hiện nay rõ ràng các nước thành viên khó có thể theo kịp sức mạnh quân sự của Nga.
Việc nghiên cứu, phát triển tạo ra các loại vũ khí sẽ cần rất nhiều thời gian và thậm chí chưa chắc chắn thành công hoặc có thành công cũng khó vượt qua khả năng của Nga. Vì vậy họ đang có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân để duy trì và chống lại các mối đe dọa từ Nga và sẽ ưu tiên phát triển các loại vũ khí hạt nhân.