Nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ): Chất fluoride (flour) làm giảm chỉ số thông minh ở trẻ nhỏ
Năm 2013, Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học (NCBI) của Mỹ đăng tải kết luận của một nghiên cứu Đại học Harvard do Viện Y tế Quốc gia (NIH) tài trợ.
Theo đó, những đứa trẻ sinh sống trong khu vực có nguồn nước nhiễm chất fluor với nồng độ cao sẽ có chỉ số IQ "thấp hơn đáng kể" so với những đứa trẻ sống ở các khu vực nồng độ flour thấp hơn.
Nghiên cứu này, kế thừa thành tựu của 27 nghiên cứu được công bố trong vòng 22 năm trước đó, đã phát hiện sự phơi nhiễm fluor nồng độ càng cao thì trí thông minh của trẻ em càng giảm.
Từ đó các nhà khoa học kết luận, fluor có thể là một chất độc ức chế thần kinh phát triển, ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Tuy nghiên cứu nêu trên chưa hoàn toàn thuyết phục giới khoa học, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều thừa nhận điều này: flour có thể gây ngộ độc ở trẻ nhỏ với các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, nôn mửa liên tục...
Câu chuyện điển hình: Mẹ hoảng sợ vì con "sốc flour" trong kem đánh răng vị dâu
Đang chuẩn bị bữa cơm trưa trong bếp, chị Laura Cheek, ở Manhattan (Mỹ) không nghe tiếng cô con gái 22 tháng bi ba bi bô trong phòng.
Khi trở vào phòng khách thì Laura thấy cô con gái đang cầm tuýp kem đánh răng chị vừa mua ở siêu thị về mà chưa kịp cất vào tủ. Cô bé đang mút những ngón tay dính đầy kem đánh răng vị dâu, một vị mà cô bé rất thích.
Laura vội giật lại tuýp kem, bình tĩnh lấy nước cho con xúc miệng, rửa tay sạch sẽ và theo dõi phản ứng của con.
2 giờ sau, cô bé bắt đầu có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Không những thế, cháu còn nôn mửa liên tục.
Laura bắt đầu hoảng sợ. Cô vội vàng tìm vỏ hộp kem đánh răng để xem có khuyến cáo nào đặc biệt dành cho trẻ em hay không.
"Cảnh báo: Tránh xa khỏi tầm tay trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu bạn vô tình nuốt kem đánh răng, hãy liên hệ với Trung tâm kiểm soát ngộ độc hoặc bác sĩ ngay lập tức".
Hãy cẩn trọng với kem đánh răng vì sự an toàn của con bạn!
Không chần chừ, cô gọi điện cho Trung tâm kiểm soát ngộ độc để tìm cách xử lý triệu chứng của con gái. Lời khuyên là lập tức đưa bé đến bệnh viện.
Sau khi thăm khám, bác sĩ đã kết luận cháu bé bị ngộ độc do nuốt một lượng kem đánh răng nhỏ. Rất may, Laura đã đưa con đến bệnh viện kịp thời.
Theo Trung tâm kiểm soát ngộ độc Mỹ, mỗi năm có khoảng 23.000 ca báo cáo ngộ độc từ kem đánh răng fluoride nhưng chỉ có vài nghìn ca phải nhập viện cấp cứu.
95% loại kem đánh răng có chất flour, trẻ em rất dễ ngộ độc
Ít ai biết rằng, ngay từ năm 1997, Cơ quan dược và thực phẩm Mỹ (FDA) đã buộc các nhà sản xuất phải thêm dòng chữ sau trên vỏ hộp của tất cả các loại kem đánh răng fluor được bán tại nước này.
Chính là câu mà Laura Cheek đọc được khi con nuốt phải kem đánh răng như trong câu chuyện nêu trên.
"Cảnh báo: Tránh xa tầm tay của trẻ em dưới 6 tuổi. Nếu bạn vô tình nuốt phải kem đánh răng (lượng nhiều hơn 1 lần sử dụng), hãy liên hệ với trung tâm kiểm soát độc tố hoặc gọi bác sĩ ngay lập tức".
FDA có yêu cầu này vì trẻ em khi nuốt quá nhiều kem đánh răng chứa fluoride có thể bị ngộ độc cấp tính, thậm chí từ vong.
Hiện nay, hơn 95% kem đánh răng đang được bán trên thị trường đều có chứa fluor. Trẻ con rất dễ bị trúng độc fluor do khả năng tự ý thức của bé còn kém, nguy cơ nuốt phải kem đánh răng rất cao.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, các bé 3-4 tuổi nuốt vào bụng rất nhiều kem đánh răng, từ 1/8 đến 1/4 lượng kem trong mỗi lần sử dụng.
Thực tế, một tuýp kem đánh răng Colgate dành cho trẻ em nếu chứa lượng fluoride 143mg thì đủ giết một đứa trẻ cân nặng dưới 30kg.
Nhiễm độc fluoride cấp tính, xảy ra ở liều thấp khoảng 0.1 -0.3mg trên mỗi kg trọng lượng, thường có triệu chứng như đau dạ dày, buồn nôn, nôn, nhức đầu, chóng mặt, và các triệu chứng giống cúm.
Một trẻ nặng 10kg chỉ cần nuốt 1-3 gram kem đánh răng đã có thể có một hoặc nhiều các triệu chứng kể trên.
Còn người lớn chủ yếu hấp thu fluor qua niêm mạc khoang miệng, lượng fluor nuốt vào cơ thể thông qua kem đánh răng khá ít nên không gây ảnh hưởng quá lớn.
Lưu ý để sử dụng kem đánh răng một cách hiệu quả và an toàn
Trong khi người dân chưa nhận thức đầy đủ về sự nguy hiểm khi trẻ em nuốt phải quá nhiều kem đánh răng chứa fluor thì các nhãn hàng liên tục sử dụng những chiến dịch quảng bá rầm rộ cho các loại kem đánh răng chứa Fluor.
Đáng báo động là các nhà sản xuất lại công bố nồng độ flour trong kem đánh răng thường không chính xác.
Một vấn đề nữa là fluor là một chất độc được tích lũy, theo thời gian, có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng lên sức khỏe chứ không phải là sự tiếp xúc ngay lập tức với fluor nồng độ cao.
Vì vậy. chúng ta hãy tự bảo vệ sức khỏe của con em mình cũng như chính bản thân bằng những cách sau:
- Đối với người lớn, mỗi lần đánh răng chỉ cần lấy lượng kem đánh ngang kích cỡ một hạt đậu.
- Đối với trẻ em, không nên dùng kem đánh răng chứa fluorine, hoặc dùng cẩn thận dưới sự hướng dẫn của người lớn.
- Nếu lỡ nuốt kem đánh răng, bạn cũng không nên quá lo lắng, hãy uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải ra ngoài và lưu ý cẩn thận hơn trong lần sau.
- Nếu có thể, hãy vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng với thành phần là những thảo dược thiên nhiên, dầu dừa...
Ứng dụng chất flour với sinh hoạt của con người
Theo Webmd, Fluor là nguyên tố không mùi vị, tồn tại trong thiên nhiên ở trạng thái kết hợp với một chất khác như canxi, phosphate hoặc hòa tan trong nước.
Flour có mặt ở nhiều nơi, như ở dạng thực phẩm, fluor có trong cá biển, trà, rau, ngũ cốc (đậu, bắp…), trong xương răng của con người và động vật và trong nước uống hàng ngày.
Các nghiên cứu đã chỉ ra fluor có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể như tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen ở giai đoạn đầu để khôi phục xương gãy, kích thích các tế bào xương, làm tăng khối lượng xương, dùng trong điều trị bệnh loãng xương.
Tuy nhiên, fluor được biết đến nhiều nhất với chức năng ngăn ngừa sâu răng, được xem là 1 trong 10 thành tựu của y tế cộng đồng thế kỷ 20.
Tác dụng của fluor với cơ thể đã được chứng minh rộng rãi nhưng với mức cho phép.
Nếu thiếu fluor sẽ dẫn đến nguy cơ sâu răng và loãng xương, còn thừa fluor hoặc ở những vùng ô nhiễm fluor sẽ dẫn đến ngộ độc, hỏng men răng (răng xỉn màu, ố vàng, đục), nặng hơn là hội chứng giòn, gãy xương.
* Tổng hợp từ nhiều nguồn