Trước đó công ty Lockheed Martin – Công ty Tata của Ấn Độ cũng tuyên bố thành lập một doanh nghiệp tranh thầu khác, mà chiến đấu cơ tham gia tranh thầu của họ là F-16 Block 70.
Theo thông tin từ Công ty Saab, xu hướng hợp tác của họ là thiết kế, nghiên cứu và sản xuất tiêm kích Gripen cho Ấn Độ và coi đây là một sản phẩm công nghệ quốc phòng có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ. Đồng thời, hai bên dự kiến cũng sẽ triển khai nhiều dự án liên kết khác.
Giám đốc điều hành của Saab cho rằng, kế hoạch của họ tại Ấn Độ bao gồm thiết lập một chuỗi liên kết quốc phòng, sẽ bao gồm rất nhiều đối tác, nhà cung ứng và doanh nghiệp phục vụ.
Để đạt được mục tiêu này, công ty cần một đối tác hợp tác mạnh như Ấn Độ, nước này có thể giúp Saab xây dựng khung và kết cấu của chuỗi liên kết này.
Tiêm kích JAS-39 Gripen do Thụy Điển chế tạo.
Trong khi đó, quan chức Không quân Ấn Độ chỉ ra, mua chiến đấu cơ một động cơ chỉ là một cách để nhanh chóng áp chế thực lực không quân nước khác, vì yêu cầu thực tế của Không quân Ấn Độ là 45 phi đội chiến đấu cơ, mà hiện này mới chỉ có 33 phi đội.
Gần đây, truyền thông Ấn Độ cho rằng, nước này có kế hoạch tái mua 36 tiêm kích Rafale, tháng 9/2016 nước này đã trả 15% số tiền hợp đồng cho lô chiến đấu cơ Rafale đầu tiên, giá trị của hợp đồng này là 8,8 tỷ USD.
Không quân Ấn Độ đang muốn có khoảng 400 chiến đấu cơ một động cơ và 2 động cơ. Hải quân Ấn Độ cũng yêu cầu mua 56 máy bay chiến đấu 2 động cơ trên tàu sân bay, và hải quân nước này cũng thể hiện sự quan tâm đến F/A-18.
Tóm lại, dự án chiến đấu cơ của Ấn Độ rất khó hiểu, do phần lớn kho chiến đấu cơ của nước này vẫn là máy bay thời Liên Xô của những nắm 80, sau này trang bị Mirage-2000 và Su-30MKI, trong khi đó chiến đấu cơ do nước này tự nghiên cứu vẫn là một mớ hỗn độn trong nhiều năm.
Hiện nay lại phải đối mặt với sự phát triển của Không quân Trung Quốc và Pakistan, cho nên Ấn Độ rất muốn thay máu, mà dự án phát triển chiến đấu cơ nội địa "make in India" chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, chỉ có thể mong chờ vào sự hợp tác với phương Đông và phương Tây.