Cha mẹ "bối rối" khi con hẹp bao quy đầu

TẠ THỊ DUYÊN – ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA THẬN VÀ LỌC MÁU (BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG) |

Trẻ nam bị hẹp bao quy đầu không phải là triệu chứng hiếm gặp. Nhiều cha mẹ khi con bị hẹp bao quy đầu còn "lúng túng" khi chăm sóc cũng như điều trị cho con.

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng da quy đầu dương vật không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng. Phần lớn bé trai sinh ra đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra.

Các nghiên cứu chung cho thấy tỷ lệ trẻ trai sinh ra bị hẹp bao quy đầu là 96%. Tỷ lệ này giảm dần xuống còn 50% ở trẻ 1 tuổi, 20% ở trẻ 2 tuổi và đến 4 tuổi chỉ còn 10% trẻ có tình trạng hẹp bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ dưới 3 tuổi là hiện tượng không quá nghiêm trọng nhưng cần phải được theo dõi và chăm sóc đúng cách.

Dấu hiệu nào cho biết trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Da vùng bao quy đầu ôm chùm cả lỗ đái làm cản trở dòng nước tiểu. Khi trẻ đi tiểu bao quy đầu căng phồng lên. Khi cố tình kéo tụt bao quy đầu trẻ có hiện tượng đau đớn, khó chịu.

Cách chăm sóc trẻ bị hẹp bao quy đầu tại nhà

Cha mẹ có thể dùng tay lộn lớp da ở đầu dương vật ra bằng cách vuốt ngược da bao quy đầu về phía gốc dương vật. Thời điểm tốt nhất là sau khi tắm cho trẻ, vì đây là lúc da quy đầu sạch và mềm nhất.

Cha mẹ bối rối khi con hẹp bao quy đầu - Ảnh 1.

Hình ảnh bao quy đầu bị hẹp và bình thường


Lộn lớp da bao quy đầu nhẹ nhàng và rửa bằng nước sạch mỗi ngày sẽ giúp tình trạng hẹp được cải thiện dần dần.

Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện?

- Trẻ kêu đau nhiều khi đi tiểu

- Tiểu khó, có hiện tượng phồng bao quy đầu khó đi tiểu. Đầu dương vật có biểu hiện sưng đỏ, viêm nhiễm…

- Trẻ trên 3 tuổi mà vẫn còn tình trạng hẹp bao quy đầu.

- Một số cha mẹ của trẻ gặp khó khăn khi lộn bao quy đầu có thể tới bệnh viện để được tư vấn, hướng dẫn và có thể bác sĩ sẽ kê thuốc bôi giúp phần da bao quy đầu mỏng hơn, dễ lộn cho con hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại