Một loại chân giả mới kết hợp với xương đã giúp thay đổi cuộc sống của một người đàn ông và có thể trở thành niềm hy vọng tương lai cho những người tàn tật.
Christopher Rowles là một trong những người Mỹ đầu tiên sở hữu một chiếc chân giả với một phương thức bán tự động mới, nhờ một kỹ thuật gọi là kết hợp xương.
Ông Rowles, 59 tuổi, một cựu nhân viên cảnh sát, nay đã về hưu ở Los Angeles. Ông đã phải cắt bỏ chân trái sau khi bị nhiễm trùng vào năm 2011.
Nhưng chiếc chân giả luôn khiến ông không thể đi bộ hoặc lái xe một cách thoải mái, cũng như khiến ông không thể đi câu cá một mình - một hoạt động ưa thích của ông trong suốt hàng năm trời.
Đôi khi chiếc chân giả thậm chí còn rớt ra khỏi phần chân trái còn lại mỗi khi ông đi lại hoặc hoạt động.
Ông chia sẻ :"Tôi vẫn có thể tiếp tục đi bộ một đoạn nữa nhưng cái chân chết tiệt này cứ rơi xuống làm tôi bị ngã liên tục".
Ông nói rằng quá trình tháo dỡ và thay đổi vỏ bọc chân giả của mình, vốn gắn với cái đầu gối, cũng rất nặng nề và bất tiện.
"Tôi thường gọi nó là bao cao su khổng lồ, bởi vì tôi phải gắn nó vào phần cụt của chân trái," ông Rowles nói.
Không chỉ cảm thấy bất tiện, một cái chân giả đã cũ thậm chí còn làm ông tăng nguy cơ bị những chấn thương nguy hiểm hơn trong tương lai.
Tiến sĩ Daniel Christopher Allison, bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles, là người điều trị cho Rowles, ông cho rằng viên cựu cảnh sát này là vô cùng thích hợp cho một kỹ thuật mới gọi là cấy ghép xương.
Kỹ thuật bao gồm việc cấy ghép vĩnh viễn bộ phận giả vào xương, sau đó cố định thật chắc vào cơ thể người bệnh.
Tháng 12 năm 2016, họ bắt đầu tiến hành phương pháp này và chia làm hai cuộc mổ lớn, tương tự như việc cấy ghép răng.
Trong cuộc giải phẫu đầu tiên, một thân kim loại được đặt vào đầu gối và gắn với xương. Trong cuộc mổ thứ hai, vài tháng sau, bộ phận giả được neo chặt vào phần cụt của chân.
Sau đó, với sự trợ giúp của vật lý trị liệu, ông Rowles cho biết, mọi thứ đã thay đổi.
"Mọi thứ giờ đã khác. Tôi đi đến phòng tập thể dục năm ngày một tuần, tôi có thể làm những việc mà trước đây tôi không làm được" ông Rowles nói.
"Ngay cả khi lái xe cũng dễ dàng hơn rất nhiều, mặc dù chân trái của tôi đã bị cắt bỏ."
Và, ông nói, mô cấy ghép mới chỉ khiến ông mất hơn 30 giây so với những người bình thường để làm bất cứ việc gì.
Ông nói: "Tôi có thể đi thẳng, đứng thẳng hơn, tôi không cần phải dựa vào ai hay vật gì mà có thể làm bất cứ điều gì trong cuộc sống thường ngày. Tôi cảm thấy khỏe và hạnh phúc hơn."
Các bộ phận giả khác
Ý tưởng cơ bản về tích hợp xương khớp cho chân tay giả đã được phát triển từ đầu những năm 90 ở Thụy Điển, nơi phương pháp này đã được điều chỉnh và hoàn thiện từ một kỹ thuật tương tự trong lĩnh vực nha khoa.
Tiến sĩ Allison cho biết, sau khi được giới thiệu ở châu Âu, kỹ thuật này cũng đã trở nên phổ biến ở Úc.
Nhưng ở Hoa Kỳ, kỹ thuật này vẫn còn rất hiếm được áp dụng. Bệnh nhân Mỹ đầu tiên có bộ phận giả ghép xương được phẫu thuật tại San Francisco vào năm 2016.
Phiên bản của kỹ thuật Allison đã thực hiện trên ông Rowles cũng chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (the U.S. Food and Drug Administration) chấp thuận hoàn toàn, mặc dù nó được cho phép trên cơ sở của từng trường hợp cụ thể.
Tiến sĩ Allison đang hy vọng được FDA chấp thuận vì sự cải tiến và tính nhân đạo của phương pháp này trong tương lai, điều này sẽ cho phép kỹ thuật này được thực hiện trên những người khuyết tật vốn không được quan tâm nhiều ở Mỹ.
Những hạn chế tiềm ẩn
Mặc dù có lợi ích không nhỏ về độ ổn định cao hơn khi lắp ghép bộ phận giả theo kỹ thuật mới, nhưng cũng có những hạn chế tiềm tàng cho bệnh nhân, bao gồm chi phí cao hơn và nguy cơ sức khỏe sau phẫu thuật.
Theo Tiến sĩ Örjan Berlin, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, người đã làm cấy ghép xương tại Đại học Gothenburg, Thụy Điển, ở Mỹ, ngay cả các bộ phận giả thông thường có thể tốn hàng ngàn đô la, dù vậy vẫn ít hơn nhiều so với các bộ phận giả cấy ghép xương do cần phải được phẫu thuật cấy implant.
Theo tờ tạp chí "Las Vegas Review Journal", tại Las Vegas, một bệnh nhân muốn lắp ghép bộ phận giả cấy ghép xương phải chi thêm 18.000 đô la để trả cho một cuộc giải phẫu tích hợp xương.
"Dù nói gì thì kỹ thuật này vẫn còn rất mới và không phải là không có biến chứng, và chúng tôi luôn tìm cách để cải thiện nó tốt hơn," Tiến sĩ Allison nói về kỹ thuật này.
Trong trường hợp của Rowles, các hóa đơn y tế của ông đã được bảo hiểm chi trả đầy đủ bởi chương trình bồi thường cho người lao động.
Ngoài chi phí cao hơn, kỹ thuật này không phải là không có rủi ro của nó. Nguy cơ sức khỏe lớn nhất là tiềm năng lây nhiễm tại nơi mà bộ phận giả gắn kết với mô cơ thể.
Ở Thụy Điển, tiến sĩ Berlin nói, nhiễm trùng phổ biến ở những bệnh nhân đang theo phương pháp của Thụy Điển, nhưng thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, tỷ lệ nhiễm trùng tổng thể đã giảm kể từ khi kỹ thuật được giới thiệu lần đầu, tiến sĩ Allison giải thích, và không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng đều cần điều trị.
Quá trình lắp đặt bộ phận giả cũng có thể kéo dài. Rowles phải trải qua quá trình chụp MRI chân trái, sau đó được gửi đến Úc, nơi các bộ phận giả của ông được sản xuất.
Hy vọng cho tương lai?
Mặc dù chi phí và các hạn chế tiềm tàng, Rowles rất vui khi có bộ phận mới và di chuyển, hoạt động với ông trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong tương lai, tiến sĩ Allison tin rằng ông có thể thực hiện kỹ thuật này cho những người bị mất cánh tay.
Theo tiến sĩ Allison, các loại cấy ghép vĩnh viễn này có thể mang đầy đủ chức năng cơ học.
Ông giải thích rằng loại chân giả này có thể điều khiển bằng điện cơ hoặc điện não, cho phép bệnh nhân điều khiển các bộ phận giả bằng các tín hiệu điện do các cơ hoặc não phát ra như một bộ phận bình thường.
*Theo healthline.com
Xem thêm:
Bài tập giúp đôi chân thon gọn chỉ trong 7 ngày