Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết!

Thủy Thu - Hồng Anh |

Giới chức Indonesia đang tiếp tục chạy đua với thời gian để tìm kiếm và giải cứu những người may mắn sống sót. Cả thế giới đều đang cầu nguyện cho quốc gia vạn đảo này.

23:00: Số thương vong vẫn tiếp tục tăng lên

AP trích dẫn các nguồn tin địa phương cho biết, số người tử vong trong trận sóng thần tại Indonesia hồi cuối tuần qua đã tăng lên 373 người.

Theo phát ngôn viên cơ quan thảm họa - thiên tai Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho, có 1.459 người bị thương và hiện 128 người vẫn đang mất tích. Các nhân viên cứu hộ, lực lượng quân đội và cảnh sát, cùng các tình nguyện viên địa phương vẫn đang gấp rút tìm kiếm và giải cứu những nạn nhân còn sống sót trong đống đổ nát.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 1.

Ảnh: AP.

17:20: Một phần núi lửa sụp đổ là nguyên nhân gây ra thảm họa sóng thần đêm 22/12

Thông tin trên được giới chức Indonesia xác nhận khi các quan chức nước này đề xuất thiết lập hệ thống cảnh báo sóng thần mới.

Bà Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia, cho biết, núi lửa Anak Krakatau đã phun tro và dung nham trong nhiều tháng nay, trước khi một khu vực rộng 640 m2 ở sườn Tây Nam của ngọn núi này sụp đổ.

"Điều đó đã gây ra một trận lở đất dưới biển, và tạo ra các đợt sóng thần tàn phá bờ biển Indonesia chỉ 24 phút sau đó", bà Karnawati nói.

Theo lời các nhà khoa học, hình ảnh do vệ tinh Sentinel-1 của cơ quan vũ trụ châu Âu ghi lại cho thấy phần lớn sườn phía Nam của núi Anak Krakatau đã trượt xuống đại dương.

"Khi khối đất đó bị đẩy xuống đại dương... nó sẽ tạo ra sự dịch chuyển chiều dọc dưới đại dương và gây ra sóng thần", ông Sam Taylor-Offord, một nhà khoa học nghiên cứu về địa chấn tại Trung tâm khoa học GNS, Wellington, giải thích về hiện tượng sạt lở đất dưới biển.

Ông Taylor-Offord cho rằng, do núi lửa phun trào và môi trường xung quanh quá nhiều tiếng ồn, nên các máy đo địa chất đã không ghi lại được hiện tượng lở đất.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng giải thích rằng việc núi lửa phun trào và sụp đổ - chứ không phải động đất - gây ra sóng thần, có thể là nguyên nhân khiến hệ thống cảnh báo không hoạt động.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 2.

Hình ảnh núi lửa Anak Krakatau phun trào. Ảnh: Reuters.

13:30: Giới chức địa phương tiếp tục chạy đua với thời gian, nỗ lực tìm kiếm và giải cứu nạn nhân

Theo thông tin mới nhất của The Guardian, số người thiệt mạng trong trận sóng thần đêm 22/12 đã lên tới 281 người. 1.016 người bị thương, 57 người hiện vẫn đang mất tích, và 11.687 người đã được đưa đến nơi an toàn. Hơn 600 ngôi nhà và 400 tàu thuyền bị hư hại nặng, trong đó rất nhiều nhà cửa gần bờ biển đã bị san phẳng.

Cuộc tìm kiếm vẫn được tiếp tục, với sự tham gia của hàng ngàn quân nhân, cảnh sát, viên chức chính phủ và các tình nguyện viên Indonesia.

Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương dùng mọi biện pháp có thể để cứu những người sống sót khỏi đống đổ nát. Tuy nhiên, giới chức địa phương cho biết con số địa phương có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Đội ngũ y bác sĩ đã được điều động đến hiện trường để chăm sóc cho những nạn nhân may mắn sống sót sau thảm họa.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 3.

Quân nhân Indonesia tìm kiếm thi thể nạn nhân. Ảnh: AP.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 4.

Ảnh: AP.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 5.

Ảnh: AP.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 6.

Ảnh: AP.

12:50: Lãnh đạo các nước chia buồn cùng Indonesia sau thảm họa sóng thần

Ngày hôm qua (23/12), sau khi có thông tin về trận sóng thần khiến hơn 200 người thiệt mạng, hơn 1000 người thương vong tại Indonesia, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, cùng nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã gửi lời chia buồn sâu sắc và động viên chính phủ và người dân Indonesia:

"Sự tàn phá không thể tưởng tượng nổi của thảm họa sóng thần tại Indonesia. Hơn 200 người chết, và gần 1.000 người bị thương hoặc chưa rõ tung tích. Chúng tôi cầu mong cho sự phục hồi, và vết thương được chữa lành. Nước Mỹ ở bên các bạn!", ông Trump viết trên tài khoản Twitter.

Tổng thống Putin đã gửi động viên lời đến người dân Indonesia: "Tôi mong các nạn nhân trong thảm họa này sẽ sớm phục hồi và sớm trở lại cuộc sống bình thường". Ông cùng Thủ tướng Medvedev cũng đã gửi điện chia buồn tới chính phủ nước này.

Thủ tướng Canada cũng đã gửi lời chia buồn tới chính phủ và người dân Indonesia trên tài khoản Twitter cá nhân:

"Thảm kịch tại Indonesia khiến tất cả đều bàng hoàng - ngày hôm nay, chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới tất cả những nạn nhân trong trận sóng thần đã tàn phá nặng nề eo biển Sunda. Người dân Canada luôn cầu nguyện cho các bạn, và chính phủ Canada luôn sẵn sàng giúp đỡ khi cần thiết."

Hay tin thảm họa sóng thần xảy ra tại Indonesia vào tối ngày 22/12, ngày 23/12, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện thăm hỏi đến Tổng thống Indonesia Joko Widodo; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện thăm hỏi đến Chủ tịch Hội đồng Hiệp thương Nhân dân Indonesia Zulkifli Hasan.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gửi điện thăm hỏi tới Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, theo VIETNAM+.

12:40: Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của những người sống sót

"Cháu cứ ngỡ mình sắp chết đến nơi"

Azki Kurniawan, 16 tuổi, cho biết em đang tham gia tập luyện cùng 30 bạn học sinh khác tại khách sạn Patra Comfort trong khu nghỉ dưỡng nổi tiếng trên biển Carita, đảo Java, thì đột nhiên thấy nhiều người xông vào sảnh và hét lớn: "Mực nước biển đang dâng lên kìa!"

Tuy nhiên, Kurniawan lại có hành động liều lĩnh khi chạy ra ngoài tìm xe máy, định về nhà. Nhưng lúc đó bãi xe, đường xá đều đã ngập trong nước biển.

"Đột nhiên một cơn sóng cao 1m ập tới khi cháu vẫn còn ở ngoài đó", cậu bé nói.

"Cháu ngã xuống, và nước đã cuốn cháu đi xa khỏi chiếc xe máy của mình. Sau đó người cháu đập vào một hàng rào của tòa nhà cách bờ biển 30m, và cháu đã cố gắng bám chặt vào hàng rào đó, cố gắng để không bị nước cuốn xuống biển. Cháu đã bật khóc vì sợ hãi, và nghĩ: 'Đây là sóng thần ư?' Cháu cứ ngỡ mình sắp chết đến nơi", Kurniawan kể lại.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 8.

Cảnh tượng hoang tàn như ngày tận thế trên đảo Java sau khi sóng thần càn quét khu vực này. Ảnh: Reuters.

Có 2 đợt sóng thần

Anh Oystein Lund Andersen, một nhiếp ảnh gia về núi lửa, kể lại cách anh cùng gia đình sống sót qua trận sóng thần:

"[Khi sóng thần ập tới], tôi vẫn còn đang ở trên bãi biển. Tôi ở ngoài một mình, còn vợ con tôi đang ngủ say trong phòng khách sạn.

Khi đó tôi đang ghi lại hình ảnh núi lửa Krakatau phun trào. Nó hoạt động khá mạnh từ buổi tối, nhưng trước khi cơn sóng thần ập đến thì không có động tĩnh gì cả, bên ngoài trời tối om.

Sau đó, đột nhiên tôi thấy sóng ập đến, nên đã cố gắng chạy thục mạng. Đã có 2 đợt sóng, đợt đầu tiên không mạnh bằng đợt thứ 2, nên tôi đã chạy thoát được.

Tôi đã chạy thẳng tới phòng khách sạn và đánh thức vợ con mình dậy. Khi ấy, đợt sóng thứ 2 ập tới, và to hơn đợt đầu rất nhiều...

[...] Sau đó tôi và những người khác đã nhanh chóng chạy lên rừng (trên các khu đồi, núi cao ở gần khách sạn)."

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 9.

Đường phố bị ngập nặng. Ảnh: Oystein Lund Andersen.

"Mọi thứ đều bị phá hủy"

Bà Rani, chủ một sạp hàng nhỏ tại thị trấn Anyer, đảo Java, Indonesia, cho biết tất cả vốn liếng của bà đều đã bị trận sóng thần cuốn trôi. "Mọi thứ đều đã bị phá hủy, còn chúng tôi thì không có tiền để xây lại", bà nói.

Được biết, hiện nay tại Indonesia đang là mùa cao điểm du lịch - thời điểm rất quan trọng đối với người dân nước này, đặc biệt là những người sinh sống gần các địa điểm thu hút khách du lịch như các đảo và bãi biển.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 10.

Bà Rani. Ảnh: BBC.

12h09:

Điều kỳ diệu đã xảy ra giữa đống đổ nát: Một em bé đã được nhân viên cứu hộ phát hiện và đưa đến nơi an toàn sau 12 giờ mắc kẹt trong chiếc xe bị chôn vùi trong đống đổ nát.

Hơn 1.000 người thương vong và hơn 11.000 người đã phải dời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 11.

Một cậu bé được giải cứu sau 12 giờ mắc kẹt

11h26:

AFP dẫn lời chuyên gia Richard Teeuw thuộc Đại học Portsmouth, Anh cảnh báo: "Khả năng xảy ra sóng thần ở eo biển Sunda sẽ vẫn cao bởi núi lửa Anak Krakatoa vẫn đang trong giai đoạn hoạt động và điều đó có thể gây ra sạt lở ngầm dưới đáy biển.

Được biết, Anop Krakatau đã phun trào gần như mỗi ngày và ngày hôm qua 23/12 chưa phải là vụ phun trào lớn nhất.

Hầu như mỗi ngày Anak Krakatau đều phun trào và nó vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nó cao hơn 4 - 6 mét mỗi năm, cơ quan chức năng Indonesia cho biết.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 13.

Lở đất dưới đáy biển do ảnh hưởng từ sự phun trào núi lửa Anak Krakatoa được xác định là nguyên nhân gây ra trận sóng thần có sức công phá khủng khiếp ngày 23/12. Ảnh Reuters

Núi lửa Anak Krakatau

11h15:

Thêm tin thêm từ nhóm nhạc rock địa phương: 4 thành viên thiệt mạng sẽ được tổ chức tang lễ và chôn cất trong chiều nay, trong khi đó, Dylan Sahara - nữ diễn viên xinh đẹp, vợ của trưởng nhóm Ifan vẫn chưa được tìm thấy.

Được biết, hôm qua cũng là ngày sinh nhật của cô.

Trận sóng thần kinh hoàng qua lời kể của người sống sót: Cháu cứ ngỡ mình sắp chết! - Ảnh 15.

Vợ chồng nhóm trưởng Ifan. Ảnh twitter

11h00:

Tính đến thời điểm 9h30 sáng 24/12, số người thiệt mạng trong đợt sóng thần ngày 23/12 đã tăng lên 281 người, với hơn 1.000 người bị thương và 11.600 người phải di dời.

Huyện Pandeglang bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với 207 người chết và 755 người bị thương.

Trận sóng thần xảy ra vào tối thứ Bảy sau một trận lở đất dưới biển do các vụ phun trào từ núi lửa Anak Krakatau gây ra.

Người phát ngôn của cơ quan chức năng Indonesia, kêu gọi cần xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm mới, bởi hệ thống hiện tại không thể phát hiện sóng thần do lở đất.

Ông cho biết, mạng lưới phao cảnh báo sóng thần ở Indonesia đã không hoạt động từ năm 2012.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đã tới thăm hiện trường, đồng thời một đội ngũ bác sĩ, bao gồm bác sĩ phẫu thuật và các thiết bị y tế cũng được triển khai.

Trước đó, vào tối 22/12, một trận sóng thần - do ảnh hưởng từ núi lửa Anak Krakatoa phun trào đã tấn công vào quốc gia vạn đảo, khiến nước này chịu thiệt hại nặng nề.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại