Cảnh sát biển - "Quả đấm thép" lợi hại Nga vừa tung ra dằn mặt Mỹ, NATO

Trung Phạm |

Cuộc đụng độ cuối năm 2018 giữa Nga và Ukraine được ví như một dấu mốc làm nổi bật vai trò của cảnh sát biển Nga - lực lượng vốn không mấy thu hút sự chú ý trong thời gian vừa qua.

Cảnh sát biển là một bộ phận của biên phòng Nga. Trước đây, biên phòng Nga là một lực lượng độc lập nhưng từ sau kế hoạch tái cấu trúc hành chính năm 2003, đơn vị này được đặt dưới quyền quản lý của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) - tổ chức kế nhiệm của KGB, chịu trách nhiệm chính về các hoạt động tình báo, phản gián, an ninh nội địa của nhà nước Nga.

Cảnh sát biển Nga do vậy vừa là cơ quan thực thi pháp luật lại vừa đóng vai trò như một tổ chức tình báo mặc dù gốc gác và bản chất của nó là lực lượng thực thi pháp luật trên biển.

Sự kiện xảy ra tại Eo biển Kerch hồi cuối tháng 11/2018 có lẽ sẽ trở thành cột mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của cảnh sát biển Nga sau 15 năm nằm dưới quyền kiểm soát của FSB.

Qua vụ đụng độ với Hải quân Ukraine ở Eo biển Kerch có thể thấy rất rõ sự phối hợp chặt chẽ giữa cảnh sát biển Nga và tổ chức chủ quản FSB cũng như mức độ kiểm soát cao của FSB với lực lượng thực thi pháp luật này.

Ngoài ra, việc chiến dịch này nhận được sự trợ giúp từ các đơn vị quân sự cũng là một minh chứng rõ ràng về sự hiệp đồng chặt chẽ giữa FSB và Quân đội Nga.

Cảnh sát biển - Quả đấm thép lợi hại Nga vừa tung ra dằn mặt Mỹ, NATO - Ảnh 1.

Tàu cảnh sát biển Nga Volga Đề án 97P. Ảnh: Wikipedia

Từ những nhận định trên có thể dự báo được về kế hoạch sử dụng cảnh sát biển của Nga cho các chiến dịch bảo vệ bờ biển trong tương lai, qua đó đặt ra những câu hỏi lớn cho Mỹ và NATO khi phải đối đầu với lực lượng này.

Đó chính là một kiểu sử dụng lực lượng rất mới và sáng tạo của Nga. Trong vụ đụng độ với Ukraine, nếu Nga dùng hải quân để khóa Eo biển Kerch thì rất có khả năng sẽ khiến vấn đề leo thang bởi khí đó nó sẽ được nhìn nhận như một vụ đối đầu quân sự.

Tuy nhiên, Nga đã khôn khéo điều động cảnh sát biển để xứ lý vụ việc và do vậy biến nó thành vấn đề thực thi pháp luật hơn là hành động mang tính chiến tranh.

Nga phong tỏa biển Azov là điều có thể dự đoán nhưng việc nước này huy động cảnh sát biển tham gia là điều khiến nhiều người khá bất ngờ. Sử dụng cảnh sát biển theo cách này sẽ giúp Nga có thêm nhiều lựa chọn trong các hoạt động ở biển Azov và xa hơn nữa.

Đó là chưa kể tới việc đưa cảnh sát biển trực tiếp tham gia cuộc chơi có thể giúp Nga linh hoạt hơn trong các chiến dịch bảo vệ an ninh, chủ quyền.

Việc Nga táo bạo triển khai cảnh sát biển đối phó với Hải quân Ukraine đang tạo ra thêm sức ép cho chiến lược cô lập mà Mỹ và các quốc gia đang theo đuổi để chống lại Nga.

Nó cũng là một tín hiệu phát đi nhiều thông điệp về các chiến dịch phi truyền thống của Nga cũng như sẽ cho thấy mức độ hiệp đồng chặt chẽ hơn giữa lực lượng cảnh sát biển và Hải quân Nga trong tương lai.

Biên phòng Nga truy đuổi tàu Ukraine bị cáo buộc xâm phạm lãnh hải

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại