Cảnh báo về tình trạng chẩn đoán quá mức ung thư tuyến tiền liệt

Hoàng Hương |

Sau khi xét nghiệm có nồng độ PSA cao, nhiều người bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt đã tự tử vì suy nghĩ thà chết còn hơn sống "liệt dương".

Thà chết còn hơn sống "liệt dương": Tử tự ngay sau khi có kết quả xét nghiệm PSA

Năm 2013, các nhà khoa học Thụy Điển đã thực hiện một nghiên cứu về nguy cơ tự tử ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Họ đã điều tra ở những người đàn ông với nguy cơ mắc ung thư thấp, thường được phát hiện nhờ phương pháp xét nghiệm nồng độ PSA (kháng nguyên đặc hiệu cho tuyến tiền liệt).

Trong số 105.736 người được chẩn đoán bị ung thư này từ năm 1997-2009, 6 tháng sau chẩn đoán thì có 38 ca tử tự, với tỷ lệ tự tử là 0,73/1.000 người/năm. Còn sau 18 tháng, tỷ lệ này là 0,27/1.000 người/năm.

Các nhà khoa học kết luận mặc dù sự gia tăng nguy cơ tử vong khá khiêm tốn, nhưng những phát hiện này phản ánh tâm lý nặng nề mà những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt phải gánh chịu sau khi chẩn đoán.

Và họ có xu hướng nghĩ rằng thà chết còn hơn sống "liệt dương".

Cảnh báo về tình trạng chẩn đoán quá mức ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh 1.

Sau khi có kết quả PSA cao, nhiều đàn ông đã tự tử thay vì sinh thiết để biết có ung thư hay không.

Sau đó 1 năm, các nhà khoa học từ Khoa Đào tạo Y tá Đại học Tây Australia đã nghiên cứu tác động dài hạn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt với nam giới.

Họ cho biết tác dụng phụ của bệnh ung thư tuyến tiền liệt bao gồm rối loạn chức năng cương cứng và không kiềm chế được dục vọng.

"Bệnh tác động tới mức độ nam tính, mối quan hệ, ham muốn tình dục, tầm nhìn cuộc sống. Nhiều người mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng và đã có những trường hợp tự tử", nhà nghiên cứu Kevin O'Shaughnessy cho biết.

Cảnh báo về tình trạng chẩn đoán quá mức ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh 2.

Gánh nặng tâm lý đã đẩy nhiều bệnh nhân tìm đến cái chết trước khi điều trị ung thư.

Được đăng trên tờ Tạp chí Y học Anh (BMJ) vào năm 2016, các nhà khoa học củaTrường Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon tiếp tục đưa ra cảnh báo về tác hại tiềm ẩn từ tầm soát ung thư.

Đó là hậu quả về tâm lý cũng như sức khỏe mà người bệnh phải chịu do chẩn đoán quá mức dẫn đến điều trị quá mức.

Họ đặc biệt lên tiếng về nguy cơ của "kết quả dương tính giả" (kết quả bất thường nhưng thực tế là bình thường) dẫn đến chẩn đoán quá mức của những khối u hoàn toàn không gây hại.

"Tuy nhiên, vì kết quả xét nghiệm, bệnh nhân vẫn phải đồng ý phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Tất cả những phương pháp này đều có tác dụng phụ, chủ yếu là rối loạn chức năng cương dương và tiểu không tự chủ", tiến sĩ Prasad nói.

Theo nghiên cứu, tầm soát ung thư tuyến tiền liệt gây ra nhiều kết quả dương tính giả, góp phần khiến hơn 1 triệu ca sinh thiết tuyến tiền liệt một năm, động thái gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, trong đó có nhập viện và tử vong.

"Hơn nữa, những người đàn ông được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt cũng có nhiều khả năng lên cơn đau tim nhiều hơn hoặc tự tử trong năm sau khi được chẩn đoán hoặc chết vì biến chứng của việc điều trị các ung thư vô hại", nghiên cứu cho biết.

20 năm trở lại đây, việc xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt đối với nam giới đã trở nên rất phổ biến ở các nước phát triển.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ vào năm 1993, đàn ông ở độ tuổi từ 50 trở lên nên đi xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt (hay còn gọi là PSA) định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.

Kiểm tra máu có thể đo được nồng độ PSA. Và PSA cao là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

Nghi vấn về giá trị của việc sử dụng xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt từ lâu đã gây nhiều tranh cãi. Bởi bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay viêm sưng tuyến tiền liệt cũng có thể khiến chỉ số PSA tăng cao.

Mặc dù vẫn còn nhiều nghi vấn vì những kết quả dương giả và âm giả, nhưng cho đến nay đây vẫn là xét nghiệm tốt nhất.

Trong thời gian 20 năm tính từ 1986-2005, có khoảng 1 triệu đàn ông Mỹ tham gia chương trình xét nghiệm PSA trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị. Đáng nói là họ sẽ không phải trải qua 2 liệu pháp này nếu không xét nghiệm.

Trong số này có 5.000 người tử vong sau phẫu thuật, 10.000-70.000 người bị biến chứng nghiêm trọng sau khi phẫu thuật, 200.000-300.000 người (20-30%) bị liệt dương hoặc không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, chỉ tính riêng năm 2014, có khoảng 233.000 đàn ông bị chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt và 29.480 người đã thiệt mạng.

75% những người có PSA cao sau khi làm sinh tiết không có ung thư

Vào năm 2012, Nhóm tư vấn của chính phủ Mỹ về ngăn ngừa bệnh tật (US preventive Service Task Force) thậm chí còn chấm điểm sự cần thiết của PSA là D và khuyên mọi người không nên thử PSA.

Theo báo cáo được đăng tải trên tờ Annals of Internal Medicine, 90% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt nhờ PSA đều trải qua phẫu thuật, xạ trị hoặc liệu pháp hóc-môn.

Và sau 1 tháng sau khi được phẫu thuật, cứ 1.000 người lại có 5 người tử vong và có khoảng từ 10-70 người sẽ có những biến chứng phức tạp liên quan sau đó.

Có ít nhất 20 đến 30% người đã qua chiếu xạ, phẫu thuật ung thư và liệu pháp hocmon, sẽ chịu những tác dụng phụ dài hạn liên quan đến khả năng tiểu tiện, đại tiện, quan hệ tình dục, ngực bị phát triển, bị nóng vã mồ hôi bất chợt.

Dựa trên những nghiên cứu này, nhóm tư vấn đi đến kết luận nhiều người chịu hại do thử PSA hơn là những người được lợi.

Cảnh báo về tình trạng chẩn đoán quá mức ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh 4.

Kiểm tra máu có thể đo được nồng độ PSA. Và PSA cao là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.

Một điểm đáng chú ý trong báo cáo này là ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển rất chậm và không nguy hiểm như các loại ung thư khác.

Vì thế có nhiều người tử vong vì các nguyên nhân khác thay vì nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt mặc dù họ bị ung thư này.

Theo điều tra của Trường Đại học Harvard vào năm 2011, khoảng 70% những người có PSA cao hơn mức bình thường nhưng sau khi đi xét nghiệm sinh tiết thì lại không phát hiện thấy ung thư.

Ý kiến của các chuyên gia về tầm soát ung thư tuyến tiền liệt PSA

Bác sĩ Otis Brawley, Giám đốc Y tế của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt bằng PSA hại nhiều hơn lợi.

Thứ nhất là kết quả không hề chính xác, con số đôi khi lên đến 80% kết quả là sai. Tiếp đó là nhiều người sau xét nghiệm làm sinh thiết thì bị nhiễm trùng, có một số nhỏ người thậm chí tử vong sau sinh tiết.

Chẩn đoán quá mức này đã gây ra tình trạng không phải là ung thư nhưng bệnh nhân vẫn phải thực hiện các điều trị không cần thiết.

Ông Brawley tiết lộ có khoảng 1 trong 100 đến 200 người qua phẫu thuật do ung thư tuyến tiền liệt đã tử vong sau đó.

"Tuy có cái hại như thế, nhưng không thể không nói đến cái lợi của xét nghiệm PSA. Nó có thể cứu mạng người", bác sĩ Ortis cho biết thêm.

Cảnh báo về tình trạng chẩn đoán quá mức ung thư tuyến tiền liệt - Ảnh 5.

Bác sĩ Ortis Brawley cho rằng xét nghiệm PSA hại nhiều hơn lợi.

Còn với giáo sư Bệnh học và Miễn dịch học Richard Ablin thuộc Đại học Y Arizona cho rằng:

"Chúng ta đã chẩn đoán quá mức đối với căn bệnh này và điều trị quá mức cho quá nhiều đàn ông. Cách thức kiểm tra sức khỏe hiện nay đang có nhiều vấn đề không ổn."

"Quả bóng trách nhiệm" được đá về phía bệnh nhân

Trong khi những tranh cãi về sự cần thiết về xét nghiệm PSA vẫn chưa đến hồi kết thúc, các bác sĩ chọn một hướng giải quyết khác an toàn hơn.

Đó là để người bệnh tự quyết định việc thử PSA sau khi được các bác sĩ tư vấn đầy đủ.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến khích đàn ông từ 50 tuổi trở lên nên nói chuyên với bác sĩ gia đình về xét nghiệm này. Những người có nguy cơ cao hơn nên bắt đầu thảo luận về xét nghiệm với bác sĩ ở độ tuổi từ 45.

"Hiện nay, bệnh nhân và thậm chí bác sĩ cũng có sự không chắc chắn về việc có nên thử PSA hay không. Vì vậy, cần có sự chia sẻ và hợp tác của cả 2 liên quan đến việc thử PSA", bác sĩ Paul Han, thuộc Trung tâm Y tế Maine, Portland, cho biết.

Trong khi xét nghiệm PSA không cần thiết với nhiều người, thì ở một số người khác, PSA có thể là cần thiết.

Chú thích nguồn tin

http://www.cancer.org/cancer/news/task-force-recommends-against-routine-prostate-cancer-screenin

http://www.harvardprostateknowledge.org/what-is-the-difference-between-psa-and-free-psa

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23337463

http://www.ibtimes.co.uk/cancer-screening-could-be-harmful-has-never-been-shown-save-lives-experts-say-1536454

http://www.abc.net.au/news/2013-11-12/prostate-cancer-study-finds-partners-the-key/5085042

http://www.reuters.com/article/us-health-prostate-cancer-screening-idUSBRE96A0PW20130711

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại