Mọi ngóc ngách trong nhà đều có thể gây ra hỏa hoạn nếu không được bảo vệ cẩn thận. Vào thời điểm học sinh nghỉ hè, trẻ ở nhà nhiều nên rất cần phụ huynh chú ý đến phòng chống an toàn cháy nổ.
Bài viết này được tạp chí Digest của Mỹ gửi đến độc giả thông điệp an toàn quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ cho các gia đình, hãy nên chú ý nhiều hơn đến 7 nơi tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.
1. Khu vực bếp, nơi đun nấu
Có tới khoảng 1/8 hộ gia đình đã từng xuất hiện các vụ cháy nhà xuất phát từ khu vực bếp và tỷ lệ tử vong do hỏa hoạn là 9%.
Trong quá trình chế biến, dầu nóng trong nồi rất dễ bắt lửa khi không được giám sát, và nó sẽ nhanh chóng đốt cháy các vật liệu dễ cháy xung quanh, như rèm cửa, tủ gỗ, và gây ra hỏa hoạn ở những mức độ khác nhau v.v.
Giải pháp:
Không rời khỏi bếp khi nấu ăn. Các chất dễ cháy cần phải để cách bếp ít nhất 1 mét, nếu dầu bị cháy, hãy đậy nồi/chảo, dụng cụ nấu nước trực tiếp bằng nắp/vung. Đừng nhắc nồi ra khỏi nhà. Dầu nóng tràn ra có thể gây ra đám cháy lớn hơn.
2. Dụng cụ/máy sưởi ấm, than
Thiết bị này là nguyên nhân gây ra khoảng 5% đám cháy và chiếm tới 13% tỉ lệ tử vong do cháy. Sau khi chúng ta đã chìm vào giấc ngủ, bếp lò, lò sưởi và thậm chí xỉ lò, than củi mà trông bề ngoài có vẻ dường như đã tàn, dự đoán không còn khả năng gây cháy cũng có thể bùng lên đốt cháy các đồ dùng xung quanh. Đây là điều đã diễn ra nhiều trong thực tế.
Giải pháp:
Máy sưởi nên cách xa giường ít nhất 1 mét, không kéo dài hệ thống dây điện, tro bếp được để yên cho nguội và tắt than hoàn toàn trong vài ngày và sau đó mới có thể đổ vào thùng rác hoặc di chuyển ra những chỗ khác.
3. Đường dây điện, các ổ điện
Đường dây điện và các ổ điện gây ra khoảng 9% đám cháy và chiếm 10% tỉ lệ tử vong do hỏa hoạn. Các mạch quá tải và ngắn mạch có thể tạo ra tia lửa đốt cháy lớp cách nhiệt của gỗ, thảm và thậm chí cả dây dẫn.
Đường dây bị nóng và bốc mùi nhựa cháy khét là dấu hiệu của dòng điện quá tải.
Giải pháp:
Không đặt đường dây dưới thảm hay các chất liệu dễ cháy, yêu cầu chuyên gia kiểm tra xem có rò rỉ nguồn điện tiềm ẩn trong nhà hay không, kiểm tra xem tổng của tất cả các thiết bị sử dụng năng lượng điện trong nhà có quá cao so với sức tải của đường điện hay không.
4. Thiết bị gia dụng
Nguyên nhân này kích hoạt khoảng 7% đám cháy và chiếm 4% tỉ lệ tử vong do đám cháy gây ra. Ví dụ như máy nước nóng lạnh thường được đặt ở vị trí gần với một đống quần áo cần giặt, tơ bụi xơ và bụi vải tích tụ trong lỗ thông hơi của máy sấy bị đốt cháy bởi các bộ phận làm nóng cũng là nguồn gây ra cháy.
Giải pháp:
Nên ngăn chặn hoặc đậy các loại dụng cụ, thiết bị điện, máy nước nóng bằng nắp bảo vệ, thường xuyên vệ sinh bên trong máy sấy và cặn trong ống xả, không xếp các vật liệu dễ cháy trong vòng 1 mét so với khoảng cách của các máy nước nóng hoặc thiết bị điện.
5. Hút thuốc
Tàn thuốc lá gây ra hỏa hoạn chiếm khoảng 5% các vụ cháy và gây tỉ lệ tử vong do hỏa hoạn 23%. Nếu người hút thuốc đi ngủ sau khi vứt tàn thuốc gần khu vực giường ngủ, khí được tạo ra từ quá trình lửa men cháy vào các vận dụng bằng vải gần đó sẽ khiến con người ngủ mê mệt, không phát hiện ra đám cháy kịp thời.
Giải pháp:
Không hút thuốc trước khi đi ngủ hoặc ở trong phòng ngủ, không vứt tàn thuốc gần khu vực có thể gây cháy, đặt cái gạt tàn trên bàn, phải dập tắt tàn thuốc vài lần vào cái gạt tàn trước khi vứt phần thừa điếu thuốc.
6. Nến
Nến kích hoạt 5% các vụ cháy và chiếm 3% tỷ lệ tử vong do hỏa hoạn. Thân cây nến làm từ chất liệu mềm và biến mất trong quá trình đốt, làm cho nó rất dễ đốt cháy các đồ gỗ hoặc vật dụng xung quanh.
Giải pháp:
Thổi nến tắt hoàn toàn trước khi đi ngủ, không để các vật liệu dễ cháy trong vòng 1 mét của nơi để nến, tốt nhất không nên sử dụng nến với giá đỡ không ổn định có thể dẫn đến đổ cây nến gây ra cháy.
7. Trẻ em chơi với máy bật lửa, diêm
Hành vi này kích hoạt khoảng 5% các vụ cháy và có tỉ lệ khoảng 8% số người chết trong các yếu tố gây hỏa hoạn chết người.
Trẻ em thích chơi bật lửa hoặc diêm, trong khi đó thường trốn trong tủ đầy vật liệu dễ cháy hoặc vùng gần giường để bật lửa, từ đó vô tình gây ra mồi lửa có thể đốt cháy các vật dụng xung quanh.
Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, công việc tìm kiếm và cứu hộ khó khăn hơn.
Giải pháp:
Cất giấu hết các loại bật lửa và diêm khỏi sự tiếp xúc của trẻ em.
Trên đây là những yếu tố gây ra hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Hãy cẩn thận phòng ngừa để giảm thiểu các rủi ro không đáng có.
Đọc thêm bài của tác giả Vân Hồng tại đây.
*Theo Health/Lifetimes