PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc BV Da liễu Trung ương, cho biết hiện Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng và độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao là 12-15 tuổi.
Cùng điểm danh những thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng cần tránh:
Thực phẩm có vỏ như sò, tôm hùm và tôm: Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ và có thể những loại có vỏ khác".
Các triệu chứng dị ứng loại thực phẩm này bao gồm sưng tấy, thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở, đau bụng, buồn nôn và chóng mặt.
Đậu phộng: Trẻ em thường dị ứng với đậu phộng hơn người lớn. Phản ứng da và các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp là các triệu chứng phổ biến.
Nếu bạn bị dị ứng với đậu phộng, thêm một biện pháp phòng ngừa là phải tránh sô-cô-la với đậu phộng.
Đậu tương: Dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này.
Các triệu chứng dị ứng đậu tương bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.
Mật ong: Kinh nghiệm dân gian cho thấy dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé sạch nhớt, đàm, thông cổ.
Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 1 tuổi thì lại hoàn toàn không nên cho trẻ dùng mật ong. Trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc hay dị ứng ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
Ngay cả khi mật ong đã được nấu kỹ hay tiệt trùng cũng không thể loại bỏ đựơc loại vi khuẩn này.
Khi vi khuẩn Clostridium xâm nhập vào ruột và phát triển ở đó sẽ gây nên chứng ngộ độc với những biểu hiện như: Suy nhược cơ thể, mệt mỏi, bú kém, táo bón, lười ăn, cáu giận, mất vị giác, quấy khóc, khó thở.
Sữa: Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm.
Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.
Trứng: Các triệu chứng của dị ứng với trứng bao gồm phát ban da, nôn, viêm mũi...
Cả hai lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn cả.
Lúa mì: Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số người có phản ứng tiêu hóa với một chất dính gọi là gluten có trong protein lúa mì.
Không phải tất cả mọi người không hấp thụ gluten là dị ứng với lúa mì. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn và ói mửa.
Dự phòng dị ứng thực phẩm
Dự phòng dị ứng thực phẩm là rất quan trọng, bởi vì nếu xảy ra dị ứng thực phẩm nặng như phản ứng phản vệ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém… có thể để lại hậu quả lâu dài.
Các biện pháp dự phòng gồm: Cần có hiểu biết về thực phẩm gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng thực phẩm.
Tránh sử dụng những thực phẩm và các sản phẩm có nguyên liệu làm từ thực phẩm mà bản thân đã bị dị ứng, kể cả tránh tiếp xúc qua da hay hít chúng.
Nhận biết các triệu chứng sớm của phản ứng dị ứng. Ghi nhớ các triệu chứng biểu hiện lâm sàng thường gặp ở dị ứng thực phẩm trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp.
Khi phản ứng dị ứng thực phẩm xảy ra nhanh và có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với trẻ em, khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng thực phẩm, gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, ghi nhật ký ăn uống và tìm hiểu trong gia đình có ai bị dị ứng thực phẩm như trẻ hay không.
Khi biết loại thực phẩm gây dị ứng thì nên tạm ngưng và chọn thức ăn khác thay thế cho trẻ.
Trường hợp bị dị ứng nặng như nổi mề đay toàn thân, khó thở... phải đến ngay bệnh viện để cấp cứu. BS. Hồ Hạnh - Theo suckhoedoisong.