Câu chuyện xảy ra với một cô vũ công 32 tuổi Ashley Newman, đồng thời là giáo viên dạy nhảy tại một công ty khiêu vũ ở thành phố New York (Mỹ).
Đó là vào một ngày định mệnh, Newman lên lịch tập luyện múa cho buổi biểu diễn của công ty mang tên The Chase Brock Experience.
Nhưng mọi chuyện không diễn ra như những ngày bình thường. Sau khi buổi diễn tập kết thúc, cô cùng các bạn diễn của mình đang xem một vài video tài liệu trên máy tính.
Bỗng nhiên, Newman bị mất kiểm soát, cô tựa vào tường rồi ngã xuống sàn nhà. Lúc này, da mặt cô đã biến chuyển xanh tái, mạch yếu và tim dường như có dấu hiệu ngưng đập.
Các vũ công khác ngay lập tức liên lạc cho cấp cứu 911 và đã được hướng dẫn làm hô hấp nhân tạo (CPR) ngay lập tức cho Newman để kịp thời nhanh chóng cứu sống cô gái.
Vài phút sau, dịch vụ y tế đến cứu trợ và đưa Newman từ cõi chết trở về bằng máy khử rung tim.
Trải qua giây phút kinh hoàng cận kề cái chết trong quá khứ, giờ đây Ashley đã bình phục trở lại và cô luôn tự nhắc nhủ bản thân cũng như tuyên truyền cho những người thân xung quanh về tầm quan trọng của CPR trong những trường hợp tương tự như trên đã duy trì sự sống còn của cô trong tích tắc.
Tầm quan trọng của Hô hấp nhân tạo
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể hiểu rõ được tầm quan trọng của phương pháp CPR trong việc kéo dài sự sống của những người tim đột ngột ngừng hoạt động như cô gái trẻ kia trong những giờ khắc tử thần cận kề cái chết.
Theo một thống kê cho thấy, chỉ có 46% những ca bệnh nhân sử dụng những phương pháp trợ tim kịp thời trong khi chờ đợi cấp cứu đến mới có thể hy vọng cứu sống kịp thời, còn hầu như 92% còn lại sẽ tử vong trước khi được tới bệnh viện cứu chữa.
Học cách thực hiện phương pháp CPR thực sự không khó. Các chuyên gia trải qua bao nghiên cứu và thẩm định đã kết luận ra quy trình chuẩn gồm ba bước sau:
- Kiểm tra xem người đó có phản ứng bình thường không. Khi một người có dấu hiệu tim ngừng đập sẽ cảm thấy rất khó thở hoặc khó cử động chân tay và da có thể chuyển sang màu xanh tím nhợt nhạt
- Liên hệ cấp cứu ngay ở cơ sở y tế gần nhất
- Bắt đầu ép ngực bệnh nhân bằng hai tay với tốc độ 120 nhịp/phút. Sử dụng phần cứng ở lòng bàn tay của bạn, nhấn mạnh vào ngực khoảng 2 inch theo độ chuẩn phù hợp cho CPR hoạt động hiệu quả.
Cuộc sống hậu đột quỵ
Cho đến nay, các bác sĩ của Newman vẫn chưa thể giải đáp được lí do vì sao cô lại bị đột quỵ bất ngờ như vậy.
Trước đây, cô đã từng được chẩn đoán mắc chứng nhịp nhanh thất đa dạng do chất Catecholamine (CPTV), có nghĩa nhịp tim sẽ đập nhanh chậm thất thường mỗi khi cô hoạt động thể chất.
Điều này thực sự gây khó khăn cho Newman bởi căn bệnh thất thường nguy hiểm của cô. Đồng thời, chính nó cũng làm ảnh hưởng đến toàn bộ sự nghiệp chính của cô.
Nhưng bù lại, hậu sau đột quỵ, Newman lại có những tiến triển đáng kể.
Khác với những bệnh nhân gặp phải biến chứng đột quỵ như tổn thường não bộ, liệt,.., thì cô gái này hầu như không gặp thêm bất kì biến chứng xấu nào xảy ra, ngoài việc cô được cài một thiết bị khử rung tim khâu vĩnh viễn vào vùng cơ bắp của cô để tiện việc theo dõi sức khỏe cũng như được cứu trợ kịp thời.
Sau khi đã hồi phục trở lại, Ashley sợ rằng rất có thể mình sẽ không bao giờ được thực hiện công việc yêu thích của mình một lần nữa.
Nhưng bằng sự dũng cảm, ý chí và lòng yêu nghề, cô vẫn tiếp tục tham gia hoàn thành buổi biểu diễn Chase Brock thật khéo léo bằng kinh nghiệm làm nghề của mình dưới sự cổ vũ, ủng hộ nồng nhiệt của khán giả cũng như các anh chị em đồng nghiệp trong công ty.
Và cuối cùng, sau tất cả, cả Ashley và chúng ta đều tự chiêm nghiệm ra những bài học thiết yếu về sự trân trọng cơ thể của chính mình.
Cô vũ công trẻ sau này đã tìm ra cho mình phương pháp giúp cân bằng sức khỏe trái tim của mình bằng những bài tập yoga và chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mình một cách khoa học và lành mạnh hơn.
*Theo Prevention
Cách nhận biết người bị đột quỵ