Anh Bùi Tiến D. (45 tuổi, Thái Nguyên) tình cờ phát hiện ung thư gan khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Anh D. không có triệu chứng của bệnh. Trong một lần bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe phát hiện u gan và được chẩn đoán ung thư tế bào biểu mô gan trái và phân thùy trước gan phải. Anh Dũng đã được nút hóa chất nhưng bệnh vẫn tiến triển, tình trạng đau bụng, đau hạ sườn, khó thở tăng lên.
Khi vào bệnh viện, các bác sĩ Bệnh viện K đã chụp cắt lớp ổ bụng có tiêm thuốc cản quang, bác sĩ xác định có u gan đa ổ (hàng chục khối) ở gan trái và một phần phân thùy trước gan phải, kích thước khối lớn nhất khoảng 11cm, tính chất HCC, xơ gan, thể tích gan phải là 781 cm3.
Nhận thấy khối u với kích thước quá lớn và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Ngoại Gan mật tụy Bệnh viện K chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u cho bệnh nhân trên cơ sở đủ thể tích gan còn lại, cuộc mổ được lên kế hoạch và chuẩn bị rất kỹ các phương án, biến cố nặng và dự trù đủ lượng máu mất đi.
Virus viêm gan C – 'sát thủ thầm lặng' gây ung thư gan
Theo PGS Ngọc, viêm gan virus C là thủ phạm gây ra ung thư gan, tại Việt Nam có từ 1 – 2% dân số mắc tương đương với 1 – 2 triệu đang mang virus này.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – Trưởng khoa Ngoại 1, BV Ung bướu TP.HCM, cho biết ung thư gan khó phát hiện được ở giai đoạn sớm vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi bệnh ở giai đoạn cuối. Các khối u gan nhỏ khó phát hiện khi khám sức khỏe vì phần lớn gan được bao phủ bởi khung xương sườn bên phải. Vào thời điểm có thể sờ thấy khối u thì đã khá lớn.
Hiện tại, không có xét nghiệm tầm soát ung thư gan nào được khuyến cáo rộng rãi ở những người có nguy cơ trung bình mà việc kiểm tra ung thư gan thường ở những người có nguy cơ cao bị ung thư gan.
Bác sĩ Tiến cho biết có nhiều bệnh nhân phát triển ung thư gan trên nền xơ gan lâu năm. Các bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để tìm ung thư gan nếu bệnh nhân bị xơ gan nặng hơn mà không có lý do rõ ràng.
Hình ảnh ung thư gan. Ảnh minh họa.
Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan vì họ bị xơ gan, bệnh huyết sắc tố di truyền hoặc nhiễm viêm gan B mãn tính nên tầm soát ung thư gan bằng xét nghiệm máu alpha-fetoprotein (AFP) và siêu âm mỗi 6 tháng một lần. Trong một số nghiên cứu, sàng lọc có liên quan đến việc cải thiện khả năng sống sót sau điều trị ung thư gan.
Các triệu chứng của ung thư gan có thể bao gồm:
Da hoặc tròng trắng của mắt chuyển sang màu vàng (vàng da), bạn cũng có thể bị ngứa da, đi tiểu sẫm màu hơn và phân nhợt nhạt hơn bình thường.
Chán ăn hoặc giảm cân mà không rõ nguyên nhân.
Cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, không khỏe hoặc có các triệu chứng như cúm.
Một khối u ở bên phải bụng của bạn.
Đau ở phía trên bên phải của bụng hoặc ở vai phải của bạn.
Các triệu chứng khó tiêu, chẳng hạn như cảm thấy no rất nhanh khi ăn.
Bụng sưng to không liên quan đến khi bạn ăn.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, nổi các tĩnh mạch trên thành bụng có thể nhìn thấy dưới da và bầm tím hoặc chảy máu bất thường.
Những người bị viêm gan mãn tính hoặc xơ gan có thể thấy triệu chứng của mình tệ hơn bình thường hoặc không có triệu chứng mà chỉ có thể thấy những thay đổi trong kết quả xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm chức năng gan hoặc nồng độ alpha-fetoprotein - AFP.
Một số khối u gan tạo ra các hormone hoạt động trên các cơ quan khác ngoài gan. Những hormone này có thể gây ra nồng độ canxi trong máu cao (tăng canxi huyết), có thể gây buồn nôn, lú lẫn, táo bón, suy nhược hoặc các vấn đề về cơ. Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), có thể gây mệt mỏi hoặc ngất xỉu.
Ung thư gan hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm với những phương pháp như phẫu thuật, ghép gan, đốt nhiệt,.. Do vậy, khi phát hiện bệnh, cần đến khám và điều trị tại cơ sở chuyên khoa ung bướu uy tín, không sử dụng thuốc lá, phương pháp dân gian bởi đã có nhiều bệnh nhân ung thư bỏ dở điều trị để theo các phương pháp điều trị không chính thống như thiên tiên dịch, cúng bái, aslem…