Căn bệnh mùa đông nhiều người mắc sẽ nguy hiểm tính mạng nếu có 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau

Linh Chi |

Theo Trung tâm Y tế Mayoclinic (Mỹ), bệnh cước tay chân có thể gây ra các biến chứng nhiễm trùng rộp, loét, đau đớn, thậm chí e dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh cước tay chân (Chilblains) là chứng viêm đau của do các mạch máu nhỏ dưới da tiếp xúc với thời tiết lạnh. Cước tay chân có thể gây ra triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, sưng và phồng rộp tại các ngón tay, ngón chân.

Thông thường, bệnh thường xuất hiện và kéo dài từ 1-3 tuần, một số người có thể bị tái phát nhiều lần. Bệnh cước không gây ra những thương tích vĩnh viễn nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiễm trùng nguy hiểm.

Căn bệnh mùa đông nhiều người mắc sẽ nguy hiểm tính mạng nếu có 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Dấu hiệu của bệnh cước tay chân:

- Ngứa, đỏ tấy vùng da ở đầu ngón tay hoặc ngón chân

- Bệnh có thể gây phồng rộp hoặc loét da

- Cảm giác đau ngứa như thiêu đốt

- Màu da thay đổi từ đỏ sang xanh đậm kèm theo đau

Khi nào cần đi khám?

Thông thường, bệnh cước tay chân thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng bất thường hoặc bạn nghi ngờ bệnh đã phát triển nhiễm trùng, các triệu chứng không đỡ sau 2 tuần hãy đi khám để được điều trị kịp thời.

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc máu lưu thông kém, bệnh có thể kéo dài lâu hơn.

Theo NHS, các dấu hiệu bị nhiễm trùng bao gồm:

- Sưng và mưng mủ ở khu vực bị ảnh hưởng

- Cảm thấy không khỏe

- Sốt trên 38 độ C

- Viêm hạch bạch huyết

Căn bệnh mùa đông nhiều người mắc sẽ nguy hiểm tính mạng nếu có 4 dấu hiệu nhiễm trùng sau - Ảnh 2.

Mặc quần áo ấm và bảo vệ chân tay bằng gang tay, tất chân để phòng bệnh.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh cước tay chân

Mặc quần áo bó sát hoặc để da tiếp xúc với thời tiết lạnh. Quần áo và giày dép bó sát trong thời tiết lạnh, ẩm ướt có thể khiến tay chân dễ bị đau ngứa do cước hơn.

Giới tính và cân nặng. Phụ nữ có nhiều khả năng bị cước hơn nam giới và trẻ em. Ngoài ram những người có cân nặng ít hơn 20% so với chiều cao (theo chỉ số BMI) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Môi trường và mùa. Bệnh ít xảy ra ở những vùng có thời tiết lạnh và khô. Tuy nhiên, ở những nơi có thời tiết lạnh kèm ẩm ướt, không bị đóng băng, nguy cơ bị bệnh thường cao hơn.

Lưu thông máu kém. Những người bị lưu thông máu kém thường có xu hướng nhạy cảm hơn với sự thay đổi nhiệt độ, từ đó chân tay dễ bị sưng đỏ do cước hơn.

Những người mắc chứng Raynaud cũng có khả năng bị cước cao hơn.

Phòng ngừa

Ngoài việc hạn chế tiếp xúc với thời tiết lạnh, tránh làm ấm da quá đột ngột, bạn nên áp dụng các lời khuyên sau đây để phòng bệnh:

- Cai nghiện thuốc lá. Nicotine có thể gây co thắt mạch máu, khiến cho các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn.

- Hoạt động thể dục giúp cải thiện lưu thông máu.

- Mặc quần áo ấm và bảo vệ chân tay bằng gang tay, tất chân.

- Dưỡng ẩm chân tay thường xuyên.

- Ăn ít nhất một bữa ăn nóng trong ngày.

- Làm ấm và khô giày trước khi mang.

- Nếu bạn bị tiểu đường, thường xuyên kiểm tra chân tránh những biến chứng khó lường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại