Ảnh minh hoạ.
45% người sợ bệnh này hơn ung thư
Mới đây, theo một cuộc khảo sát 2.000 người trưởng thành ở Anh do Tổ chức từ thiện Sue Ryder thực hiện, khi được hỏi căn bệnh nào đáng sợ nhất, 45% trả lời đó là những căn bệnh rối loạn thần kinh.
Chỉ có 35% số người được hỏi sợ căn bệnh mang tên ung thư. 2% trả lời là bệnh tim mạch vành - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Anh và trên toàn thế giới.
Sau thống kê này, chia sẻ với chúng tôi, chị Trần Thị Dũng trú tại Đống Đa, Hà Nội thấy thực sự rất đúng.
Từng chứng kiến người thân mất vì bệnh ung thư nhưng chị Dũng kể với bệnh Parkison do rối loạn thần kinh gây ra còn đáng sợ hơn nhiều. Có những người mắc căn bệnh này muốn chết cũng không xong.
Bố chồng chị Dũng bị bệnh này 15 năm nay, căn bệnh khiến ông từ một doanh nhân đang làm ăn phát đạt phải nghỉ việc điều trị.
Ban đầu là cổ nghẹo rồi đến vẹo cột sống, tay chân run run đi cũng không được, không còn khả năng cầm nắm. Việc ăn uống hay mọi sinh hoạt đều do người thân giúp đỡ. Có lúc cứng cơ, ăn uống cũng không xong.
Ông đã đi chữa khắp nơi, bao nhiêu tiền của đổ vào bệnh nhưng không khỏi hoàn toàn mà phải sống chung với nó.
Căn bệnh khiến 1 người không được sống như con người ấy với bố chồng chị đó là nỗi đau. Có lúc ông bảo “sao không chết quách đi”.
Bệnh do rối loạn thần kinh vận động
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ nội thần kinh Bùi Lan Vi – Trung tâm Y khoa EXSON – TP.HCM cho biết, hiện nay tại Việt Nam chưa có thống kê nào về căn bệnh rối loạn thần kinh vận động nhưng đây thực sự là căn bệnh nguy hiểm, người bệnh lại không chịu đi kiểm tra sức khỏe sớm.
Dù các bác sĩ có khuyến cáo khi có bất thường về vận động phải đến bệnh viện nhưng rất ít bệnh nhân làm được.
Bác sĩ Lan Vi cho biết các rối loạn vận động do tổn thương chức năng hạch nền gây rối loạn điều hòa hoạt động vận động kèm theo thay đổi trương lực cơ và tư thế.
Rối loạn vận động có thể chia làm 2 loại chính: rối loạn có tính chất tăng động (hyperkynesia) hoặc giảm động. Rối loạn giảm động thường gặp nhất là bệnh Parkinson.
Rối loạn tăng động gồm: run, múa giật, múa vung, múa vờn, loạn trương lực cơ, Tics, Myoclonus.
Các rối loạn vận động có biểu hiện vận động bất thường, không theo ý muốn, không mục đích.
Một số rối loạn ảnh hưởng khả năng đi lại và sinh hoạt hàng ngày, gây tư thế bất thường, mất thăng bằng tư thế, dễ té ngã ví dụ như bệnh nhân bị parkison rối loạn vận ngôn.
Một số trường hợp bệnh tiến triển có thể dẫn đến tàn phế. Với những bệnh nhân này thì họ cảm thấy ung thư không đáng sợ bằng.
Có thể nhận thấy khuôn mặt biểu hiện ít hoặc không có và cánh tay không đu đưa khi đi bộ. Nói thường trở nên mềm mại và lầm bầm. Triệu chứng Parkinson có xu hướng xấu đi khi bệnh tiến triển.
Trong khi không có cách chữa bệnh Parkinson đặc hiệu, nhiều loại thuốc có thể điều trị triệu chứng của nó. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật.
Với bệnh parkinson, bác sĩ Lan Vi cho biết, việc điều trị với mục đích làm cải thiện các triệu chứng làm cản trở sinh hoạt hàng ngày, giữ cho bệnh nhân duy trì các hoạt động chức năng càng lâu càng tốt và trì hoãn biến chứng rối loạn vận động càng trễ càng tốt, hiện chưa có phương cách điều trị nào làm chậm quá trình tiến triển bệnh.
Để phòng bệnh nên có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng có chứa nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Những thực phẩm có nhiều chất xơ, quan trọng là giúp ngăn ngừa sự táo bón thường gặp ở bệnh Parkinson.
Chế độ ăn uống cân bằng cũng cung cấp chất dinh dưỡng, chẳng hạn như axit béo omega-3, có thể có lợi cho những người bị bệnh Parkinson.