Cẩm nang "đi đâu" thời COVID-19: "Bí kíp" an toàn trước dịch bệnh của các chuyên gia

ANH MINH |

Cẩm nang thời covid-19 tổng hợp, chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm từ các y bác sĩ chuyên gia y tế hàng đầu về cách phòng chống dịch bệnh covid-19 cho mọi người khi đi ra đường, đi làm, đi ăn, đi siêu thị, đi công viên, đi tập gym, đi thang máy... mà mọi người cần phải biết.

Mới đây, trang Lá chắn Virus Corona đã đăng tải bài viết "Cẩm nang "đi đâu" thời COVID-19" nhằm đưa ra những biện pháp, hướng dẫn phòng tránh lây nhiễm bệnh dịch đến từ các chuyên gia, bác sĩ trong giai đoạn COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp tại Việt Nam.

1. Khi ra đường bạn cần trang bị

- Khẩu trang 3 loại.

- Mắt kính ( sau này nếu xui có dịch là dùng mặt nạ chắn).

- Găng tay vải và nilong.

- Khăn giấy.

- Cây bút.

- Vài bao nilong có nút bấm vừa để vật dơ vừa để vật dụng của mình.

- Chai rửa tay nhanh sát khuẩn.

- Trẻ nhỏ: hạn chế ra đường cho an toàn.

- Hạn chế tối đa tụ tập đông người, hạn chế nói chuyện nếu không cần thiết.

2. Khi ra đường, bắt buộc phải đeo khẩu trang

* Khẩu trang tạm chia làm 4 nhóm sau:

- Khẩu trang vải che chùm mặt chống nắng.

- Khẩu trang vải kháng khuẩn giặt 30 lần.

- Khẩu trang Y tế chuyên dụng từ 3 đến 5 lớp.

- Khẩu trang chuyên dụng như những loại N95.

- Tại thời điểm này nếu đi ngoài đường, chạy xe bạn dùng khẩu trang vải kháng khuẩn (2) là ok. Tốt nữa là trùm luôn khẩu trang vải chống nắng. Còn khẩu trang Y Tế và N95 nên để nhân viên y tế mang khi thực hiện nhiệm vụ.

- Khi bạn đi vào khu đông người, nhất là thang máy, siêu thị, cơ quan dùng máy lạnh nhất là máy lạnh trung tâm thì bạn trùm thêm bên ngoài 1 cái khẩu trang Y tế và trong là khẩu trang vải kháng khuẩn.

- Không được sờ vào mặt trước khẩu trang, khi đeo phải chỉnh khẩu trang cho ôm sát.

- Khi lột khẩu trang là tay cầm lên cộng dây thun mà kéo xuống.

3. Khi đi ăn

- Không chấm múc chung 1 dĩa, không gắp đồ ăn cho người khác bằng đũa muỗng đã ăn.

- Đi ăn nên chọn bàn thoáng, sáng, hạn chế ngồi chỗ máy lạnh.

- Hạn chế ngồi chung với người lạ.

- Không dùng khăn lau muỗng đũa mà cửa tiệm thường hay vắt lên bó đũa.

- Khăn lau miệng, ăn xong của ai thì tự chủ động đi mang vứt vào thùng rác. Không để lung tung.

- Hạn chế tối đa tiệc tùng, ăn nhậu. Khi ăn có ai đeo khẩu trang đâu và nói chuyện rôm rả...

4. Khi đi làm

Cẩm nang đi đâu thời COVID-19: Bí kíp an toàn trước dịch bệnh của các chuyên gia - Ảnh 1.

- Mang theo vài khăn giấy.

- Đến cơ quan, hỏi đồng nghiệp ai an toàn, ai nguy cơ. Người với người cách xa 1-2 mét, lo lắng quá mang khẩu trang vải, rửa tay.

- Phải tập mở cửa bằng lưng, hay cùi chỏ.

- Hạn chế tối đa cầm nắm vào tay nắm cửa nhất là chổ có tiếp xúc nhiều người.

- Ngay tại cửa phải để 1 lọ sát khuẩn nhanh. Nhất là ngay cửa cổng văn phòng hay công ty.

- Sau khi mở cửa là xịt rửa tay liền.

- Hạn chế tối đa việc mở máy lạnh tại văn phòng, công ty, cơ quan.

- Làm việc xong lo về nhà, đi lung tung vài bữa có điện thoại mời vô cách ly, về đến nhà rửa tay.

- Hạn chế hội họp.

5. Khi đi thang máy

- Luôn luôn đeo khẩu trang trong thang máy.

- Quên khẩu trang móc khăn giấy ra che miệng.

- Không tựa lưng dựa lưng, cầm nắm vào thành thang máy, dùng cây bút hay vật nhọn bấm nút thang máy.

- Không cho con nít bấm thang máy mà người lớn nên làm việc đó.

- Tránh đi thang máy có quá đông người.

- Không chạm tay vào các bề mặt, đặc biệt bề mặt có nguy cơ nhiễm bẩn.

- Không đưa tay lên miệng để mút, không gãi mũi hoặc không dụi mắt.

- Sát khuẩn tay ngay bằng dung dịch sát khuẩn có nồng độ cồn >70% sau khi nhấn nút điều kiển thang.

- Các tòa nhà nên chuẩn bị sẵn dung dịch sát khuẩn trong thang máy nếu được.

- Không nói chuyện, phải "khinh người" ra mặt như thế này. Nếu ở những nơi nguy cơ nhiễm bệnh cao như thang máy trong bệnh viện thì cần phải đeo khẩu trang.

- Nếu ai ho, hắt hơi... thì phải í nhị che mặt, che mũi, che miệng bằng tay áo để tránh dính bẩn vào người kế bên.

6. Khi đi siêu thị

- Chọn siêu thị nhỏ, vắng người.

- Đeo khẩu trang vải hay lót thêm một lớp giấy lau tay, cũng cố gắng cách xa 1 mét, ghi sẵn cái gì cần mua, không mua sắm bằng mắt, về tới nhà rửa tay.

7. Khi đi công viên

- Nếu vắng người sao cũng được, đông người thì đeo khẩu trang vải, cũng đứng cách xa 1 mét.

8. Khi đi tập Gym

- Đề nghị mở cửa, tăng nhiệt độ, đeo khẩu trang vải.

- Nếu Phòng tập không chịu, về nhà hít đất, hít xà tại nhà, lỡ đóng tiền thôi chịu lỗ.

9. Khi đi Toilet công cộng

Đây là nơi rất dễ lây nhiễm, ngoài đi vệ sinh còn khạc nhổ, xỉ mũi, nhổ nước bọt vào các bồn rửa.

Đi vệ sinh công cộng ở công ty hay các mall phải mang khẩu trang, hạn chế va chạm và rửa tay thật kỹ trước khi ra khỏi.

10. Khi đi du lịch

- Đeo khẩu trang vải, hạn chế đám đông, ở trong phòng, chán thì về. Lỡ mua tua thì hủy bỏ.

- Đi du lịch nước ngoài, về tới nhà vô cách ly.

11. Khi về nhà

- Mỗi nhà thường có 1 vòi nước trước nhà, bạn nên để 1 cục xà bông ở đó và trước khi vào nhà thì nên rửa tay ở ngoài cửa. Nếu không có thì dùng rửa tay nhanh để trước nhà.

- Mỗi nhà nên để thùng rác trước nhà có bịch nilong màu vàng để bỏ khẩu trang đã dùng, các vật như khăn giấy, nilong đã dùng và đậy kín.

- Khi mới về chưa thay đồ, Hạn chế cho con ôm hôn.

- Khi thay quần áo nên vứt vào sọt và mang lên chổ giặt, hạn chế treo quần áo trong phòng nhất phòng ngủ.

- Nên bỏ bóp, tiền vào 1 túi nilong và cất riêng. Đừng mang vô phòng ngủ.

- Hạn chế tối đa việc con nít mượn điện thoại chơi và nhớ phơi điện thoại ngoài nắng hay vệ sinh bằng alcool

- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, mở cửa cho thoáng, máy lạnh vệ sinh lưới lọc lần/ tuần.

12. Khi đi đâu về thấy các dấu hiệu bất thường

Tôi đi nước ngoài về, người khó chịu

- Nếu trong vòng 14 ngày, mang khẩu trang đi gắn máy hay xe hơi nhà đến Bv gần nhất, khai báo đúng

- Nếu trên 14 ngày , trước giờ làm gì bây giờ làm vậy, cũng nên mang khẩu trang vì ngừa bệnh cảm cho người nhà

Tôi đi ngoài đường, đi vào toà nhà siêu thị... bây giờ khó thở, ho, thấy mệt

- Tự nhớ lại theo thông tin xem mình có tiếp xúc gần với người bệnh trong 14 ngày ( đi máy bay chung, ở chung nhà, làm việc chung phòng).

- Nếu có: đeo khẩu trang, đi ngày tới bệnh viện gần nhất, đi xe máy hay xe nhà

- Nếu không, trước giờ làm sao thì bây giờ làm như vậy

Khu vực gần nhà, khu vực xa nhà bị hạn chế đi lại. Không biết có ảnh hưởng đến bản thân mà bây giờ thấy mệt khó thở

- Do tâm lý rồi, lo lắng quá mất ngủ nên khó thở

Bản thân là F 3,4,5,6 sao bữa nay mệt quá

- Theo dõi thông tin F 2. F 2 không bệnh thì làm sao bản thân bị Covid được , do ám ảnh quá , trước giờ làm sao bây giờ làm vậy.

Nguồn: Lá chắn Virus Corona

Cẩm nang đi đâu thời COVID-19: Bí kíp an toàn trước dịch bệnh của các chuyên gia - Ảnh 2.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại