Ngày 20/9, tờ National Interest xuất bản bài viết "Time for a Collective Defense in the Middle East" (tạm dịch: Thời gian cho một hiệp ước phòng thủ tập thể ở Trung Đông) của tác giả James Jay Carafano.
Nhằm giúp độc giả tiếp cận cái nhìn của phương Tây về căng thẳng đang gia tăng ở khu vực Trung Đông và nguy cơ một cuộc tập kích quân sự nhằm vào Iran với các cáo buộc liên quan tới vụ tập kích các cơ sở dầu mỏ Arab Saudi, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump là người đã thực thi hầu hết các "sáng kiến" về chính sách đối ngoại của mình, nhưng có một ngoại lệ lớn: Đề xuất về việc "tái cấu trúc an ninh" Trung Đông.
Ý tưởng đó chưa bao giờ được thực thi trên thực địa. Nếu nó xảy ra, thì cuộc tập kích vào các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi có thể sẽ không bao giờ xảy ra.
Có lẽ đã đến lúc đưa sáng kiến trở lại vào chương trình nghị sự. Trung Đông rất cần "một liên kết bền vững" để đảm bảo hòa bình và ổn định lâu dài.
Hoa Kỳ có cần một "NATO" ở Trung Đông hay không?
Khi chính quyền non trẻ của ông Trump đề xuất một tổ chức tương tự NATO (Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) ở Trung Đông, đã có rất nhiều sự hoài nghi.
Tổng thống Eisenhower, người đã thử nghiệm một thứ tương tự như vậy trong thời gian Chiến tranh Lạnh đã không "kết thúc tốt đẹp". Nhưng thời thế đã thay đổi .
Ông Trump đã thể hiện "tư duy bản năng" một cách chính xác. Hoa Kỳ không phải "bảo mẫu" nhưng mặt khác, người Mỹ không thể "quay lưng" với khu vực Trung Đông.
Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận.
Nước Mỹ bản thân đã là nước khai thác dầu khí với trữ lượng lớn, nhưng dầu mỏ ở Trung Đông là mấu chốt của thị trường năng lượng toàn cầu. Sự gián đoạn sản xuất ở đó sẽ làm tổn thương các đồng minh và đối tác thương mại của Mỹ trên phạm vi toàn cầu.
Trung Đông cũng là một "ngã tư" của giao thông hàng hải và hàng không, dòng tài chính, đầu tư trực tiếp nước ngoài và di cư toàn cầu. Đây cũng là tâm điểm của một trong những tôn giáo có ảnh hưởng nhất thế giới, Hồi giáo.
Các vấn đề ở Trung Đông cùng rất nhiều vấn đề khác trên thế giới đã bị người Mỹ bỏ qua một cách nguy hiểm.
Hoa Kỳ cần phải ủng hộ các giải pháp dài hạn cho một Trung Đông "tốt đẹp hơn". Một phần trong danh sách những "việc cần làm" của ông Trump là thiết lập một "hệ thống an ninh bền vững" để tàu sân bay và binh lính Mỹ không phải tới đây mỗi khi "có vấn đề".
Máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35B trên tàu đổ bộ USS Wasp.
Ý tưởng NATO Trung Đông từng bị "quay lưng"?
Ý tưởng mà Tổng thống Trump đề xuất được gọi là Kiến trúc An ninh Trung Đông. Đề xuất ban đầu đi kèm một hiệp ước bao gồm một cấu trúc cho kế hoạch hợp tác phòng thủ, một cơ chế để giải quyết tranh chấp giữa các thành viên và một mạng lưới thương mại tự do.
Nếu tất cả các quốc gia ở vùng Vịnh đồng thuận về Hiệp ước, Hoa Kỳ sẽ tham gia với tư cách là một thành viên tương tự như NATO.
Nếu "NATO Trung Đông" được thông qua, có thể "cuộc phong tỏa" của Arab Saudi và UAE nhằm vào Qatar có thể đã được giải quyết, cũng có thể đã có một "lối ra" cho cuộc chiến ở Yemen và một phản ứng phù hợp hơn với "mớ bòng bong" ở Libya.
Quan trọng nhất, Iran có thể đã không thể kéo dài tình trạng "chiến tranh ủy nhiệm" với Arab Saudi, từ bỏ nỗ lực kiểm soát eo biển Hormuz và cuộc tập kích nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi sẽ không diễn ra.
Tầm bắn của các tên lửa đạn đạo của Iran.
Ban đầu, đề xuất này hứa hẹn một lợi thế quan trọng cho các đồng minh Vùng Vịnh của Hoa Kỳ. Sau đó, đã xuất hiện "đề xuất thứ hai" với các đòn bẩy kinh tế giảm và các "đảm bảo an ninh khu vực" có vẻ ít răn đe hơn.
Giờ đây chỉ còn lại một cách tiếp cận "sặc mùi bạo lực" để giải quyết tranh chấp trong khu vực.
Khi các quốc gia vùng Vịnh ngày càng có nhiều khác biệt, họ đồng thời trở nên ít quan tâm đến một vị "trọng tài" để giải quyết chúng, thì Hoa Kỳ tỏ ra đang mất hứng thú và bị phân tâm bởi các ưu tiên khác và để nó "phủ bụi" trên các kệ hồ sơ.
Mục tiêu: Iran
Trong khi chiến dịch gây "áp lực tối đa" đã tỏ ra hiệu quả trong việc trừng phạt Iran, việc tái triển khai các cuộc đàm phán về Hiệp ước sẽ gửi cho Teheran một tín hiệu rằng người Mỹ sẽ không rời khỏi đây và vẫn nghiêm túc trong việc ngăn chặn các hành động "điên rồ" của Iran.
Hình ảnh các cơ sở dầu mỏ Saudi bốc cháy cũng đã chứng minh một lợi ích thiết thực khi các đồng minh của Hoa Kỳ có được năng lực phòng không và an ninh hàng hải được duy trì liên tục.
Các đồng minh Vùng Vịnh, Israel và Ai Cập đều có cùng một "mong muốn an ninh", mặc dù các xung đột trong khu vực sẽ là những vấn đề mà "NATO Trung Đông" sẽ phải ưu tiên giải quyết đầu tiên.
M1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực của Hoa Kỳ cũng như các đồng minh khu vực như Arab Saudi, UAE.
Có thể liệt kê tới cuộc chiến ở Yemen, xung đột giữa Israel và Palestine, cuộc chiến tranh vẫn đang tiếp diễn ở Syria và các "mối quan hệ rắc rối" với Thổ Nhĩ Kỳ.
Khả năng "NATO Trung Đông" được thiết lập cuối nhiệm kỳ Tổng thống Hoa Kỳ là khá thấp, tuy nhiên, đã đến lúc người Mỹ phải bắt đầu bằng cách triển khai một đặc phái viên để bắt đầu các cuộc đàm phán.
Hoa Kỳ hoàn toàn không muốn "sa lầy" ở Trung Đông, họ cũng không muốn "một mớ hỗn độn "mà họ phải hối tiếc trong tương lai. Một thỏa thuận tạo ra một Hiệp ước phòng thủ tập thể ở Trung Đông cũng có thể là cách tốt nhất để người Mỹ "tiến về phía trước".
Houthi tung ra video cảnh báo Israel sau vụ tập kích Arab Saudi: "Sẽ còn nhiều hơn nữa".