Chiếc thớt là vật dụng quen thuộc thường dùng trong mỗi căn bếp. Tuy nhiên, việc vệ sinh thớt không đúng cách, vi khuẩn ẩn náu sâu trong bề mặt thớt lâu ngày có thể khiến sức khỏe của gia đình bạn bị rước họa.
Hãy học những cách làm sạch thớt dưới đây để đảm bảo thớt được vệ sinh sạch sẽ triệt để nhé!
Để vệ sinh hàng ngày bạn cần chuẩn bị 2 chai xịt nhỏ để đựng giấm trắng nguyên chất và dung dịch hydrogen peroxide 3% (sẵn có ở các hiệu thuốc).
Làm sạch mỗi ngày:
Sau khi cắt rau, củ, quả: Sau khi sử dụng cắt gọt rau củ quả (không cắt thịt), dùng khăn vải ẩm gạt bỏ những vụn thực phẩm còn vương lại trên thớt rồi phun bề mặt thớt bằng giấm, lau khô bằng khăn bếp sạch.
Giấm là một chất khử trùng hiệu quả, như axit axetic chứa combats E.coli, Salmonella và Staphylococcus.
Sau khi cắt thịt và gia cầm: Dùng khăn giấy ướt lau hết vụn thực phẩm còn sót lại, rồi làm sạch bằng giấm như khi cắt rau củ quả.
Sau đó phun thêm một lớp hydrogen peroxide 3% lên toàn bộ bề mặt, để nguyên lớp dung dịch trong 2-3 phút, sau đó lau lại bằng khăn giấy ướt.
Để thớt khô trong không khí. Hydrogen Peroxide là một nhà vô địch trong việc tiêu diệt vi khuẩn, do đó khi kết hợp hoạt động cùng với giấm, chúng giúp tiêu diệt vi khuẩn triệt để.
Đặc biệt là trong trường hợp thớt của bạn bị rạn, nứt thì việc vệ sinh thông thường bằng nước không thể làm sạch hết trong các ngóc ngách.
Sử dụng giấm và Hydrogen Peroxide sẽ đảm bảo thớt của bạn được khử trùng đúng cách.
Vệ sinh theo tháng:
Thớt của bạn được sử dụng và vệ sinh hàng ngày, nhưng nó cũng cần phải được làm sạch hơn định kỳ theo tháng.
Để làm điều này, bạn nhỏ 4-5 giọt thuốc tẩy vào một bát nước lạnh rồi dùng bàn chải lông cứng nhẹ nhàng chà trên bề mặt.
Di chuyển bàn chải theo từng vòng tròn nhỏ.
Sau khi hoàn tất, hãy lau sạch bề mặt bằng ngăn giấy ẩm và kết thúc thì dùng miếng vải khô lau sạch.
Lưu ý: nếu bạn phải rửa thớt bằng xà phòng và nước thì đừng bao giờ nhấn chìm toàn bộ thớt trong nước.
Thay vào đó, dùng một miếng vải hoặc miếng bọt biển nhúng vào nước xà phòng và vắt sạch nước trước khi lau trực tiếp lên bề mặt thớt.
Sau đó lau khô thớt theo chiều dọc của thớ gỗ. Cách này sẽ hạn chế tối đa nước ngấm vào gỗ trước khi bốc hơi, đây vốn là nguyên nhân khiến vi khuẩn ngày càng ẩn náu kỹ hơn trong thớt, biến thành mầm họa.
Nếu bạn vệ sinh thớt hàng ngày, nó sẽ không có mùi khó chịu, nhưng nếu bạn vừa cắt hành tây hay bằm tỏi thì nó có thể lưu lại mùi chẳng dễ chịu chút nào, thậm chí còn bám dính vào thực phẩm mà bạn cắt sau đó thì đây là cách khử mùi dành cho bạn.
Đầu tiên, rửa thớt như ở bước 1, sau đó thoa lên mặt thớt một lớp nước ép chanh tươi. Cách đơn giản nhất là cắt một miếng chanh và chà xát nó trên bề mặt thớt
nhưng bạn sẽ phải lau sạch những tép chanh vương trên bề mặt trước khi bề mặt thớt khô ráo.
Thớt sử dụng lâu thường bị ngả màu, trông cũ kỹ thậm chí mất thẩm mỹ và vệ sinh. Nhưng bạn đừng lo vì có cách hô biến cho thớt cũ thành thớt mới toanh chỉ trong tích tắc.
Trộn hỗn hợp gồm: 1 muỗng canh baking soda, 1 muỗng canh muối và 1 muỗng canh nước.
Sau đó nhúng miếng vải sạch vào hỗn hợp này và nhẹ nhàng chà bề mặt thớt theo hướng thớ gỗ. Khi thực hiện xong, lau bề mặt bằng một miếng vải ẩm, sạch.
Cuối cùng dùng miếng vải khô lau lại. Bề mặt thớt cũ giờ đã trông như mới rồi đấy!