Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể

N.Hà/VOV.VN (Biên dịch) |

Axit uric cao có thể dẫn đến bệnh gout, gây đau đớn và nguy hiểm. Dưới đây là 5 lời khuyên để kiểm soát nồng độ axit uric.

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 1.

Quá nhiều axit uric trong cơ thể có thể gây ra tình trạng gọi là tăng axit uric máu, dẫn đến sự hình thành các tinh thể axit uric lắng đọng trong khớp và gây ra bệnh gout. (ảnh minh họa)

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 2.

Dấu hiệu của của axit uric cao: Bệnh gout ảnh hưởng đến khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và mắt cá chân; các cơn đau kéo dài trong vài tuần; khó cử động các khớp; một số khớp có thể bị sưng, đỏ. (ảnh minh họa)

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 3.

Làm thế nào để giảm axit uric? Một số thay đổi lối sống trong đó việc loại bỏ thực phẩm giàu purin (là một hợp chất hóa học mà tìm thấy ngay trong thực phẩm và đồ uống chúng ta ăn hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn) có thể giúp hạ axit uric trong cơ thể. (ảnh minh họa)

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 4.

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Một nghiên cứu cho biết những người sử dụng nhiều vitamin C có mức axit uric thấp hơn so với những người không hoặc dùng ít. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Một số nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất bao gồm trái cây họ cam quýt, dâu tây, bông cải xanh mà bạn có thể đưa vào chế độ ăn của mình. (ảnh minh họa)

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 5.

Tránh thức ăn giàu purin: Thực phẩm chứa nhiều purin gồm thịt đỏ, hải sản, thịt nội tạng, bia và rượu. Do đó bạn cần hạn chế sử dụng những món ăn này. Thay vào đó hãy đưa vào danh sách ăn uống của mình các loại đồ ăn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để giảm nguy cơ tăng axit uric. (ảnh minh họa)

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 6.

Hạn chế rượu, bia: Rượu, bia có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người dễ bị bệnh gout nên tránh uống bia, đặc biệt là trong thời gian đang bị gout. (ảnh minh họa)

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 7.

Hạn chế chất làm ngọt nhân tạo: Thực phẩm chứa nhiều chất ngọt nhân tạo có xu hướng làm tăng nồng độ axit uric và gây ra bệnh gout. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc tránh ăn các thức ăn có đường để ngăn chặn sự khởi phát của bệnh gout. Một số món ăn, đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo mà bạn nên tránh gồm: soda, nước trái cây đóng chai, bánh ngọt, kẹo, súp đóng hộp và các loại gia vị như sốt cà chua hoặc sốt mayonnaise…(ảnh minh họa)

Cách kiểm soát nồng độ axit uric trong cơ thể - Ảnh 8.

Giữ đủ nước: Bạn nên uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nước giúp đào thải axit uric ra khỏi hệ thống cơ thể của bạn. (ảnh minh họa)./.

Theo Healthshots

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại