Chườm lạnh hoặc ấm: Mọi người thường sử dụng miếng gạc nóng ấm hoặc túi nước đá để giảm đau do tai. Phương pháp này rất an toàn và phổ biến. Bạn chỉ cần đặt túi nước đá hoặc miếng gạc ấm lên tai trong khoảng 10 phút mỗi lần để giảm đau.
Tỏi: Tỏi có đặc tính giảm đau và là một loại kháng sinh giúp giảm đau tai. Giã vài tép tỏi và lấy nước nhỏ vào tai đau. Ngoài ra, bạn có thể đun nóng một muỗng cà phê tỏi băm với 2 muỗng canh dầu mè. Làm nguội dầu và lọc bã, bôi 2 đến 3 giọt vào tai khi bị đau.
Lá húng quế có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, đây là biện pháp tốt nhất cho việc chữa đau tai. Lấy chiết xuất lá húng quế, nhỏ vài giọt nước ép này vào tai bị đau và lặp lại mỗi ngày một lần.
Dầu ô liu: Dầu ô liu đã được sử dụng như một phương thuốc dân gian trị đau tai. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, nhỏ một vài giọt dầu ô liu ấm vào tai rất an toàn và có thể có hiệu quả. Cho 3 hoặc 4 giọt dầu ô liu ấm vào tai mỗi ngày một lần, trong vài ngày cho đến khi hết đau.
Dầu cây trà: Dầu cây trà có đặc tính kháng khuẩn, khử trùng, chống nấm và chống viêm rất mạnh. Dầu cây trà có thể được sử dụng làm thuốc nhỏ mắt để giảm đau và khó chịu. Trộn 2 giọt dầu cây trà vào 4 giọt dầu ô liu ấm rồi nhỏ hỗn hợp này vào tai để giảm đau tai.
Hành tây: Hành tây rất giàu đặc tính chống oxy hóa, kháng sinh và chống viêm. Chiết 1 muỗng canh nước ép hành tây và đun nóng trên lửa nhỏ. Để nguội và nhỏ 2-3 giọt nước ép vào tai bị đau.
Giấm táo: Giấm táo được biết là thay đổi độ pH của ống tai và loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn và virus Làm ấm giấm táo và thoa trên tai bị nhiễm trùng bằng bông. Tốt nhất là sử dụng giấm táo hữu cơ để tránh các hóa chất đi vào tai bạn.
Muối: Muối là một phương thuốc thường được sử dụng trong gia đình. Nó sẽ giúp giảm viêm bên trong ống tai. Đun nóng một thìa cà phê muối trong một vài phút và lấy bông thấm rồi đặt trong tai của bạn trong khoảng 10 phút.