Ai là kẻ sa lầy tại Aleppo , Mosul?
Aleppo là địa danh thuộc Syria, là căn cứ, trung tâm đầu não của phiến quân, trong đó lực lượng chính là al-Nusra, đối tượng tác chiến trực tiếp nguy hiểm của Nga-Syria.
Tại đây, Nga-Syria đang mở chiến dịch quân sự lớn nhất trong 6 năm qua trên chiến trường Syria, được coi như là trận "quyết chiến chiến lược" để tiêu diệt và làm tan rã khoảng 12.000 tên, giải phóng Aleppo.
Mosul là địa danh thuộc Iraq là căn cứ, thủ đô của cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo" IS. Lực lượng chính là IS, đối tượng tác chiến của Mỹ-Iraq…
Tại đây, Mỹ-Iraq đã mở chiến dịch quân sự để giải phóng Mosul từ ngày 17/10 nhằm tạo ra một chiến thắng trước khi ông Obama trời khỏi Nhà Trắng sau những chính sách được coi là thất bại tại Syria.
Như vậy tình thế đã đặt Aleppo và Mosul của Syria và Iraq mà để giải phóng nó thành 2 trận "quyết chiến chiến lược". Thắng trận thì khỏi bàn, nhưng thất bại thì Aleppo và Mosul thành 2 "vũng lầy" của Nga và Mỹ.
Ai đang nắm chắc phần thắng?
1. Tại Aleppo
Đối tượng tác chiến trực tiếp như trên đã nói là lực lượng al-Nusra, tuy nhiên hỗ trợ cho nó là lực lượng bên ngoài thông qua tiếp tế vũ khí trang bị, thực phẩm…và nguy hiểm nhất có thể là lực lượng không quân.
Chẳng hạn như, Mỹ đang đe dọa áp đặt vùng cấm bay ít nhất là trên không phận Aleppo, hoặc Mỹ tấn công trực tiếp vào quân đội Syria…đều là những hỗ trợ đắc lực cho phiến quân tại Aleppo, gây khó khăn cho Nga-Syria dứt điểm.
Như vậy, nếu như loại bỏ được sự can thiệp bên ngoài thì lực lượng đang bị bao vây phải chống trả VKS Nga, quân đội Syria và liên minh ( Iran và Hezbollah).
Binh sĩ Quân đội Iraq.
Điểm cần lưu ý và ghi nhớ thứ nhất là: Liên minh Nga-Syria-Iran-Hezbollah đều có cùng một mục tiêu, lợi ích, khi tấn công tiêu diệt phiến quân để giải phóng Aleppo . Do đó, họ thống nhất về ý chí và hành động.
Thực tế chiến sự tại Aleppo
Khả năng áp đặt vùng cấm bay của Mỹ, hay Mỹ trực tiếp không kích và quân đội Syria , tức là chiến tranh trực tiếp Nga-Mỹ là khó xảy ra. Bởi vì Nga đã chiếm lĩnh thế trận và lợi thế tác chiến lớn nếu như Mỹ tiến hành áp đặt vùng cấm bay.
Trong khi đó, phiến quân bị bao vây chặt, đang tan rã dần và Nga đang chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng san phẳng Aleppo nếu như phiến quân không rút khỏi hay đầu hàng như truyền đơn, tối hậu thư của Syria tuyên bố. Không ai nghi ngờ gì về điều này bởi Chechnya là tiền lệ.
2. Tại Mosul
Tham gia tấn công danh nghĩa có 3 lực lượng:
- Lực lượng Mỹ, gồm không quân, pháo binh và các đơn vị đặc biệt (như Nga) tham chiến tại Aleppo .
- Các sư đoàn thiết giáp Iraq , lực lượng đặc biệt, quân đội thường xuyên và các đơn vị cảnh sát chống khủng bố.
- Lực lượng Iraq Kurd Peshmerga.
Tuy nhiên, không phải vô cớ mà Thủ tướng Iraq cam kết chính thức chỉ có lực lượng chiến đấu mặt đất của Iraq sẽ tấn công xâm nhập Mosul, tức là không có người Mỹ, người Kurd hoặc lực lượng phi Iraq khác. Đằng sau vấn đề này là có nhiều lực lượng tham gia khác vì lợi ích riêng…
Thổ Nhĩ Kỳ một mặt đang tích cực gây khó khăn cho lực lượng Kurd Peshmerga tấn công Mosul . Mặt khác, chủ động ngăn chặn người Kurs Syria xâm nhập vào Iraq để liên kết với anh em của họ tại Iraq .
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nếu bất kỳ lực lượng người Kurd xâm nhập vào Mosul thì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm theo. Trong khi đó họ đang sử dụng không quân, pháo binh hỗ trợ cho lực lượng dân quân Turkmen Iraq vẫn còn hiện diện trong Mosul.
Tất cả ý đồ chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đã được Mỹ bật đèn xanh khiến Iran phản ứng "cực đoan". Các lực lượng dân quân Shiite Iraq thân Iran hoạt động quanh Mosul đã ngay lập tức đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Quân đội Iraq tập tủng binh lực tấn công Mosul.
Chỉ huy của Lữ đoàn Bader, lực lượng Hashd Eal-Shaabi báo cáo rằng họ đã sẵn sàng tấn công các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Bashiqa, người mà họ gọi là "các băng nhóm khủng bố không kém nguy hiểm hơn ISIS".
Iran tác động vào Chính phủ Iraq của Thủ tướng người Shiite Haidar Al-Abadi vốn có khuynh hướng gần gũi, tin cậy với chính phủ Iran, chuyển hướng mục tiêu, từ tấn công Mosul sang tham gia lực lượng Shiite chuẩn bị tấn công quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Bashiqa…
Rốt cuộc, tính ra có 6 loại nhóm lực lượng tham gia tấn công vào Mosul. Họ không có cái gì chung ngoài quyết tâm giải phóng Mosul. Khi IS bị đẩy ra khỏi Mosul thì một đống mâu thuẫn lợi ích tại đây bùng nổ không thể dung hòa trở thành đối kháng.
Về lý thuyết, với một lực lượng đa lợi ích, ý chí, không những thế, điều tệ hại hơn là các lực lượng này còn là kẻ thù của nhau… thì liệu có thành công giải phóng Mosul? Đây là điểm lưu ý thứ hai cần ghi nhớ.
Trong một nỗ lực để cứu nguy chiến dịch giải phóng Mosul, chính quyền Mỹ đã như "con thoi" từ Ankar, Bahgdad, Tehera để yêu cầu họ quay trở lại vì mục tiêu tiêu diệt IS, tuy nhiên, "thượng bất chính, hạ tắc loạn", ai nghe Mỹ khi chính Mỹ cũng "hai mặt".
Thực tế chiến sự tại Mosul
Diễn tiến chiến dịch đã bị nghẹn lại. Lực lượng IS đã khai thác mâu thuẫn này, dùng chiến thuật "xoay tròn" quanh Mosul tấn công "tập hậu" để chiếm những vị trí quan trọng ngoài Mosul buộc các lực lượng tấn công cuống cuồng lui binh về giữ đất.
Rõ ràng, Mosul không bị bao vây như Aleppo . IS có thể rút lui sang Syria hay tổ chức sử dụng đòn "tập hậu" từ Mosul bình thường. Đây là lưu ý và ghi nhớ thứ ba.
Tính đến nay, phía Mỹ và liên quân đã có 819 người thiệt mạng và 97 đơn vị thiết bị quân sự (trong đó có 6 xe tăng "Abrams" hiện đại, 9 xe thiết giáp "Bradley", khoảng 50 xe bọc thép khác nhau, 11 xe ủi đất và hàng chục đơn vị của thiết bị phụ trợ khác nhau).
Tấn công là có tổn thất không nhiều thì ít điều này không phải là quá quan trọng, nhưng điều ta quan tâm ở đây là lực lượng người Kurd, kể cả Kurd Peshmerga đã từ chối tham gia tấn công với lý do không muốn làm bia đỡ đạn. Họ đã rút về tuyến sau.
Tấn công bằng không quân cũng đang gặp khó khăn khi cũng như tại Aleppo, IS đang bắt dân làm "lá chắn sống", nhưng điều này không ngăn cản được Mỹ và liên quân dùng vũ khí hạng nặng.
Trong khi đó nhiệm vụ tấn công chính trên mặt đất là của quân đội Iraq phải đảm nhiệm…bất khả thi.
Vậy thì kết luận logic, khách quan, ai, Mỹ hay Nga nắm chắc phần thắng tại Mosul hay Aleppo ? Rõ ràng, Nga.
Không thắng sẽ sa lầy!
"Sa lầy" được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực không chỉ quân sự mà bao gồm cả chính trị, kinh tế.
Tại Syria và Iraq, người Nga và người Mỹ không có lực lượng mặt đất, do đó, sẽ không có con số tăng dần binh lính tỷ lệ với các túi đựng xác trở về cố hương. Khi cần thiết, họ ngừng hoạt động không quân là xong. Tuy nhiên, sa lầy chính trị từ Aleppo và Mosul là có thể.
Như đã nói, mở chiến dịch giải phóng Mosul, như báo chí nước ngoài đã phân tích là nó có một ý nghĩa chính trị, một chiến thắng IS có tính bước ngoặt như là một di sản tốt đẹp để lại làm quên đi sự thất bại của Mỹ tại Syrria sau 8 năm cầm quyền của Tổng thống Obama.
Tuy nhiên, với tình hình, thế trận như này, chưa giải phóng Mosul mà IS đã chiếm thêm những vùng đất khác thì giải phóng được Mosul cũng chỉ có ý nghĩa tượng trưng, kiểu như "bắt cóc bỏ đĩa". Lực lượng IS thích rời khỏi lúc nào và trở lại lúc nào là quyền của họ.
Vậy, "bước ngoặt" của việc giải phóng Mosul ở đây là gì? Chẳng gì cả ngoài sự "chuyển nhà" của IS. Chính sách 2 mặt, lợi ích xung đột giữa các phe phái… là mảnh đất tốt để IS tồn tại, phát triển.
Sa lầy hay biến nó thành vũng lầy là tùy theo cách chơi của Mỹ.