Ăn cà pháo mùa hè và những lợi ích sức khỏe không nên bỏ qua
Vào mùa hè, thời tiết nóng nực, chúng ta thường hướng tới những món ăn thanh nhiệt như canh cua nấu mướp, canh tôm với bầu… Và trong những món ăn ấy không thể thiếu vài miếng cà muối.
Cà pháo muối có nhiều dạng, có thể là dạng muối xổi, muối nén… đem lại hương vị khó quên cho những bữa cơm mùa hè. Ăn cơm với cà muối cũng là sở thích của không ít người.
Cà pháo muối có nhiều dạng, có thể là dạng muối xổi, muối nén… đem lại hương vị khó quên cho những bữa cơm mùa hè.
Theo cựu đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, trong Đông y, cà pháo có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng, chỉ thống, chữa nóng lạnh, ngũ tạng hao tổn, tiêu sưng, cầm máu, tán huyết ứ, lợi tiểu, kích thích gan và tụy, kích thích tim, chữa táo bón giảm niệu, xuất huyết đại tràng, đái ra máu, đi lỵ ra máu, phụ nữ rong kinh.
Y học cổ truyền sử dụng loại cà già và toàn cây để làm thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như di tử, giả tử, ải qua.
Không chỉ trong Đông y loại quả này mới được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
"Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, quả cà pháo có chứa lượng vitamin P rất dồi dào có vai trò làm vững chắc thành mạch máu, chống xuất huyết, vitamin E có vai trò chống lão hóa rất tốt.
Cà pháo chứa nguồn dồi dào của magiê, kali, natri, sắt, mangan, kẽm, vitamin B1, B2, C…
Quả cà cũng rất giàu khoáng chất cần thiết cho cơ thể", chuyên gia khẳng định.
Những bài thuốc chữa bệnh từ quả cà pháo
Không chỉ sử dụng để làm rau ăn hàng ngày, cà pháo còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc từ quả cà pháo được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra:
- Tiểu khó, tiểu rắt do nóng: Lá cà pháo tươi, hoa cà pháo trắng mỗi thứ 20g, lá cây đơn buốt 15g. Cả hai đem rửa sạch, sau đó đem hãm thành trà uống trong ngày.
- Đại tiện, tiểu riện ra máu: Cà pháo già sao vàng, đem tán mịn thành bột. Sau đó cất vào lọ, mỗi lần lấy 8g đem ra hòa nước hoặc dấm loãng để uống.
- Mụn nhọt sưng tấy: Cà pháo rửa sạch, đem giã nát, sau đó đắp vào chỗ có mụn nhọt sẽ giúp mụn nhọt giảm sưng tấy và nặn nhanh hơn.
Không chỉ sử dụng để làm rau ăn hàng ngày, cà pháo còn xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của Đông y.
- Phụ nữ ra huyết hư, da vàng: Cà pháo già đem bổ đôi hoặc bổ làm tư, đem phơi dưới nắng cho khô, sau đó tán mịn. Mỗi lần lấy ra 8g đem trộn với rượu hâm nóng, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Ho kinh niên: Cà pháo tươi 60g đem nấu chín, cho mật ong vừa đủ sau đó nấu lại cho sôi. Ngày ăn 2 lần.
- Bệnh ngoài da như lở loét, bầm máu, chảy máu chân răng, nứt đầu vú: Cà pháo đem nướng thành than, sau đó tán ra bôi tại vết thương.
- Ăn uống kém, tì vị suy yếu: Cà pháo tươi đem nấu cùng thịt lợn, cho thêm rau tía tô rồi ăn.
- Chân tay nứt nẻ: Sử dụng rễ hoặc cả cây cà pháo đã phơi khô, đem nấu nước ngâm rửa chân hàng ngày sẽ khắc phục tình trạng này rất tốt.
Lưu ý khi ăn cà pháo để tránh rước bệnh vào người
Mặc dù cà pháo có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải luôn tốt. Trong cà pháo, đặc biệt là loại cà xanh lại có chất solanin cao gấp 10-15 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể.
Loại chất này chính là phần chất độc nằm ở mầm xanh hoặc những phần màu xanh của khoai tây. Chỉ với hàm lượng nhỏ solanin cũng có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Mặc dù cà pháo có nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không phải không có chất độc.
Trong khi đó, vào mùa hè, chúng ta thường có thói quen ăn cà muối xổi, thậm chí chỉ muối được vài tiếng là ăn luôn.
Cà muối xổi chan với canh húp xì xụp dường như là món không thể thiếu trên mâm cơm mùa hè, giúp bạn ăn ngon miệng.
Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo, việc ăn cà muối kiểu này chưa đảm bảo cà được lên men, cà thậm chí còn sống nguyên nên nguy cơ bị ngộ độc do nhiễm solanin là điều khó tránh.
Do đó, cách tốt nhất là ăn cà muối chua, hoặc muối cà 1 ngày rồi mới ăn. Mỗi lần ăn, bạn cũng không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ, người già, người ốm mệt, phụ nữ mang thai, sau sinh, người mới ốm dậy… càng không nên ăn cà.