Theo trang SCMP, mặc dù 34.500 quân lính Mỹ vẫn ở Đức được xem như di sản từ Chiến tranh Lạnh nhưng quân binh Mỹ đã sẵn sàng triển khai nhanh đến các khu vực khác của châu Âu, châu Phi và Trung Đông thay vì bảo vệ Đức.
Trong khi dự thảo kế hoạch giảm 1/3 số quân binh ở Đức vào tháng Chín tới, Tổng thống Trump đã lên tiếng lý do rằng Đức đã vi phạm vì ít đầu tư ngân sách quốc phòng hơn so với các đối tác của NATO.
"Đức đang vi phạm và họ đã vi phạm trong nhiều năm qua. Đức đang nợ NATO hàng tỷ đôla và họ phải trả giá", Tổng thống Donald Trump cho biết vào ngày 17/6. Đức không hề có bất kỳ khoản nợ nào với NATO nhưng đã thất bại trong cam kết với các đồng minh NATO về việc chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024.
"Chúng tôi đang bảo vệ Đức và họ đang vi phạm. Điều này không có ý nghĩa", Tổng thống Trump cho biết.
Theo nghị sĩ Quốc hội trong Đảng Cộng Hòa, các mâu thuẫn giữa Washington và Đức trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương có thể là món quà với Nga và Trung Quốc nhằm củng cố vị thế của Moscow và Bắc Kinh.
Theo SCMP, sự sụp đổ cũng đưa ra một minh họa khác cho sự phân chia xuyên Đại Tây Dương sau khi Mỹ và châu Âu có các định hướng khác biệt đáng chú ý đối với các động thái của Trung Quốc trong vấn đề áp đặt luật an ninh ở Hong Kong.
"Quốc gia duy nhất mà động thái này có thể làm tổn thương chính là Mỹ. Bất kỳ điều gì làm gia tăng thêm căng thẳng cho mối quan hệ giữa hai đối tác quan trọng nhất của NATO đều dễ ảnh hưởng xấu đến liên minh. Đây không phải là cách để đối xử với đồng minh quan trọng nhất của Mỹ", tướng về hưu Ben Hodges nói trên trang SCMP.
Ông Ben Hodges từng là chỉ huy trưởng Quân đội Mỹ tại châu Âu từ năm 2014-2017 và các nhà phân tích khác nói rằng, Tổng thống Trump cũng như các Tổng thống tiền nhiệm khác của Mỹ đều có quyền thuyết phục rằng Đức nên chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng.
Tuy nhiên, phía Đức đã chỉ ra rằng điều đó phản tác dụng để công khai đả kích một quốc gia vốn là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ chỉ để tăng chi tiêu quân sự 1.38% GDP trong năm 2019. Chỉ 9 trong số 29 thành viên NATO mong đợi đạt được mục tiêu 2% đến năm 2024. Đức kỳ vọng đạt 2% GDP sau năm 2030.
Tướng đã về hưu Ben Hodges. Ảnh:AP
"Tôi từng nghe các ngôn ngữ khắc nghiệt hơn đối với Đức so với những gì tôi từng nghe từ Mỹ đối với Triều Tiên, Trung Quốc hay Nga", ông Hodges – hiện là chuyên gia chiến lược tại Trung tâm phân tích chính sách châu Âu , Viện Washington DC nhấn mạnh.
Ông Hodges tin tưởng rằng đây là lợi ích cơ bản của Mỹ để hợp tác chứ không phải muốn chống lại Đức vì Berlin là đầu mối kinh tế giúp nước trở thành một trong số ít các quốc gia có phụ thuộc vào Nga và Trung Quốc. "Mỹ nên hợp tác với Đức thúc đẩy hành động chiến lược nhằm đối phó với hành vi của Trung Quốc hay Nga", ông Hodges nói.
Hoạt động của Mỹ tại Đức bao gồm Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức là điểm chốt quan trọng của Mỹ tại Trung Đông và châu Phi. Bộ Tư lệnh châu Phi và Tư lệnh châu Âu có trụ sở ở Đức cũng như Trung tâm y tế khu vực Landstuhl – bệnh viên lớn nhất bên ngoài nước Mỹ.
"Điều này giống như một quyết định vội vàng của Tổng thống Trump trong bối cảnh cả Lầu Năm Góc và các đối tác của NATO hay chính phủ Đức đều không được cảnh báo trước", ông Simon Koschut – nhà khoa học chính trị và chuyên gia an ninh quốc tế tại Đại học Tự do Berlin cho biết.
Ông Simon Koschut đã đề cập đến các báo cáo truyền thông rằng Tổng thống Trump có thể yêu cầu rút quân khỏi Đức bởi vì Thủ tướng Merkel từ chối tham gia hội nghị G7 tại Washington hồi tháng Sáu. Bà Merkel bày tỏ lo lắng về việc gặp gỡ trực tiếp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
"Gợi ý này được xem là thảm họa cho NATO. Mỗi thành viên của NATO đều đặt ra câu hỏi: Có phải chúng ta đang thực sự quá phụ thuộc vào Mỹ", ông Koschut nói thêm đồng thời lưu ý rằng sự bất an đang ảnh hưởng đến khắp các thành viên châu Âu từ động thái của Tổng thống Trump.
Hiện Mỹ có 34 căn cứ và cơ sở ở Đức, hầu hết là phía Nam và phía Tây Nam của nước này. Có khoảng 12.000 người dân Đức được Mỹ tuyển dụng và hàng nghìn việc làm tại các căn cứ này.
Tuy nhiên, chủ yếu là các khu vực nông thôn gần những căn cứ này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu Mỹ rút quân.
"Tôi không cho rằng Đức hoàn toàn cần quân lính Mỹ và chúng tôi chắc chắn không cần vũ khí hạt nhân của họ. Họ không thể đảm bảo an ninh cho chúng tôi và đang làm mọi thứ kém an toàn", ông Gregor Gysi – nghị sĩ Đảng Cánh tả tại Quốc hội liên bang cho biết.
"Đức và châu Âu sẽ an toàn hơn mà không có vũ khí hạt nhân và không có quân binh nước ngoài ở đây", ông Gregor Gysi – nghị sĩ Đảng Cánh tả tại Quốc hội liên bang cho biết.
Ngoại trưởng Heiko Maas cho biết chính phủ Đức sẽ lưu ý các động thái của chính quyền Tổng thống Trump về thời điểm, cách thức hay địa điểm rút quân Mỹ khỏi Đức. Tuyên bố của Tổng thống Trump đang làm "thay đổi kiến trúc an ninh châu Âu".
Bộ trưởng Quốc phòng Annegret Kramp-Karrenbaue đã lên tiếng bác bỏ quan điểm của Tổng thống Trump về NATO.