Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của với tựa đề: "Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của đại dịch Covid-19" của BS. Trần Văn Phúc bàn về những rủi ro mà chúng ta rất dễ gặp phải trong quá trình dịch bệnh lây lan. Muốn phòng bệnh, chúng ta phải quyết tâm rất cao. Chúng tôi xin đăng tải lại một phần của bài viết này.
Với đại dịch COVID-19, bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân
Đột nhiên!
Tình trạng của Thủ tướng Anh đã xấu đi, xuất hiện khó thở từ tối mùng 6 tháng 3 và ông được chuyển đến Bệnh viện St Thomas ở London, sau đó là đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU). Boris Johnson được chẩn đoán dương tính với COVID-19 vào ngày 27 tháng 3, ông tự cách li ở nhà, nhưng 10 ngày sau vẫn sốt cao nên các bác sĩ khuyên ông vào bệnh viện kiểm tra xét nghiệm máu và chụp CT Scanner phổi.
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ nói rằng Johnson đã yêu cầu Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Rab giữ quyền thủ tướng.
Truyền thông Anh cho biết Johnson vẫn còn tỉnh táo, hiện ông chưa phải thở máy, nhưng Thủ tướng khó thở và được điều trị bằng oxy.
Trước đó, vào ngày 4 tháng 4, người mang thai cùng Thủ tướng, vị hôn thê của Boris Johnson là phu nhân Simmonds cho biết bà có triệu chứng viêm phổi COVID-19, nhưng chưa được làm xét nghiệm.
Nước Anh là vậy: chỉ khi bệnh nhân có dấu hiệu nặng mới xét nghiệm COVID-19!
Giống như sự kiện mùng 9/11, đại dịch SARS-CoV-2 sẽ thay đổi cả thế giới, sẽ có một thế giới khác trước COVID-19.
Với đại dịch COVID-19, bất cứ ai cũng là nạn nhân, sức mạnh để vượt qua là sự đoàn kết và chia sẻ khó khăn, nếu không chỉ có ông trời mới cứu giúp ai đó đi ngược lại thoát khỏi thảm họa khủng khiếp này. Bởi vậy, chúng ta cùng cầu chúc cho Thủ tướng Johnson và phu nhân Simmonds may mắn và sớm hồi phục.
Những người tốt luôn bên cạnh các nạn nhân không may nhiễm vi-rút!
Vậy ai dễ bị mắc căn bệnh này?
Vi-rút SARS-CoV-2 có ái tính rất mạnh với thụ thể ACE2, thụ thể này tìm thấy ở tế bào niêm mạc đường hô hấp, gan, thận và đường ruột cũng có; tất cả những người tăng thụ thể ACE2 đều có nguy cơ cao bị vi-rút tấn công.
Đó là những người mắc bệnh mãn tính phải dùng thuốc ức chế men chuyển gồm: bệnh nhân tiểu đường typ 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
Đó là những bệnh nhân mắc bệnh phổi mãn tính.
Rồi những bệnh nhân bị suy gan, suy thận, suy giảm miễn dịch. Người già trên 60 tuổi sẽ thuộc nhóm nguy cơ cao.
Tất cả những nhóm người đó, chúng ta cần bảo vệ họ, thực hiện cách li ở nhà không tiếp xúc gần với người lạ, nếu phải vào viện khám bệnh thì cần có một khu riêng biệt.
Vi-rút khiến chúng ta rơi vào khủng hoảng, nhưng cũng mang đến không ít cơ hội bất ngờ
Vi-rút bùng phát, nó làm cho cả thế giới phải hạn chế và ngừng di chuyển, các hoạt động kinh tế bị đình trệ khiến chúng ta rơi vào suy thoái và khủng hoảng, nhưng điều đó cũng mang lại cho chúng ta không ít những cơ hội bất ngờ.
Đầu tiên là vấn đề ô nhiễm môi trường, đã giảm mạnh, như nhiều ngày ở Hà Nội chất lượng không khí hiện khuôn mặt cười màu xanh, điều mà suốt cả năm 2019 chúng ta chưa bao giờ có được.
Dữ liệu vệ tinh từ NASA cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí đã giảm cực ạnh trên toàn cầu.
Tiếp theo là tình trạng tai nạn giao thông đã giảm hẳn. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê trong năm 2019, trung bình mỗi ngày có 21 người chết vì tai nạn giao thông, 37 người bị thương nặng tàn phế suốt đời.
Nhưng trong Quý I năm 2020, trung bình mỗi ngày có 17 người chết và 11 người bị thương nặng, chắc chắn Quý II sẽ giảm hơn nữa.
Số người mắc bệnh đã giảm một cách ngạc nhiên. Thăm dò bỏ túi ở một số bệnh viện không thuộc tuyến cuối, bệnh nhân giảm chỉ còn 1/3 thậm chí có viện còn khoảng 1/4 so với cùng thời điểm năm ngoái, đặc biệt bệnh lí đường hô hấp giảm rõ rệt.