LTS:
Dưới đây là những lời tâm sự rất cảm động của cô em gái Julissa Catalan dành cho chị Emma, được chia sẻ trên tạp chí WomenHealthMag.
Emma đã không để ý những triệu chứng như ợ chua, mệt mỏi kéo dài, tiêu chảy, đại tiện ra máu… Cô đã tìm ra mọi lý do để bao biện cho các dấu hiệu trên, một phần vì nghĩ đó là chuyện bình thường, một phần là do tâm lý “ngại nói”.
Chỉ đến khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư, chị mới giật mình và quyết định chiến đấu với nó bằng tinh thần thép. Tuy nhiên, chị chỉ làm một chiến binh dũng cảm trong 5 năm.
“Chị gái tôi có thể vẫn còn sống nếu không phớt lờ những triệu chứng này!”. Ung thư ruột kết có thể chữa trị khỏi được nếu phát hiện sớm.
Julissa đã thực hiện các cuộc thăm khám định kỳ và cũng không quên chú ý những dấu hiệu thay đổi dù nhỏ nhất trên cơ thể.
Chị gái tôi, Emma, đã qua đời vì ung thư ruột kết giai đoạn cuối vào tháng 6 năm 2010. Giá như chị chú ý sớm hơn những triệu chứng đầu tiên xuất hiện, thì căn bệnh đã được phát hiện và có thể được chữa trị khỏi.
Trớ trêu thay, chị đã phải mất đi 30 cm ruột kết và phải cắt bỏ tử cung ở tuổi 40, sau đó là phải chịu đựng 5 năm điều trị xạ trị và hóa trị.
Tất cả là do Emma đã phớt lờ những triệu chứng như ợ chua, mệt mỏi kéo dài, tiêu chảy, đại tiện ra máu, bụng sưng đau và các cơn chuột rút đầy đau đớn.
Nhưng hành động ấy của chị kì thực lại dễ hiểu. Tất cả những triệu chứng đó hoàn toàn có thể được chẩn đoán cho những căn bệnh khác.
Hầu hết chúng ta đều cho rằng việc ợ nhiều và chứng tiêu chảy đơn giản là do ăn quá nhiều hoặc bụng dạ không tốt. Còn cơn mệt mỏi có thể chỉ do mất ngủ, điều mà một cốc cà phê hoàn toàn có thể gây ra.
Hay chướng bụng và chuột rút chỉ đơn giản do tiền mãn kinh (PMS) gây ra mà thôi. Và có lẽ các bạn, cũng như chị của tôi, cũng quá xấu hổ để thừa nhận mình bị chảy máu mỗi lần đại tiện.
Lần đầu tiên gia đình biết về tình trạng của Emma là vào mùa xuân 2005 sau khi chị chạy bộ cùng em gái của chúng tôi là Vivian.
Emma rất cần đi vệ sinh và sau khi xong, phía sau quần chị ấy ướt sũng máu. Không thể giấu diếm được nữa, chị đành thú nhận chuyện này đã diễn ra cả năm rồi.
Do không có bảo hiểm y tế, Emma đành phải đi khám 2 lần tại phòng khám địa phương thay vì đến bác sĩ chuyên khoa ruột. Cả 2 lần đi khám, cả 2 bác sĩ đều không chỉ định soi ruột kết mà đều chẩn đoán chị mắc viêm ruột kết.
Viêm ruột kết có nhiều triệu chứng giống ung thư ruột kết nhưng đáng lẽ việc đại tiện ra máu phải được coi là tín hiệu đáng ngờ. Emma đáng lẽ phải được soi ruột kết nhưng chuyện đó đã không xảy ra.
Chị rất sợ chuyện xấu sẽ xảy đến với mình, nhưng chính nỗi sợ ấy đã khiến chị không dám đi kiểm tra thêm. Việc cả 2 bác sĩ đều có chung 1 chẩn đoán đã khiến chị bớt đi lo lắng.
Nhưng sau lần chạy đó, các triệu chứng khác trở nên rõ ràng hơn. Dấu hiệu cướng bụng không còn giống dấu hiệu của PMS; Bụng chị sưng to và cứng như đang trong thai kì đầu.
Chị có thể ngủ ở bất cứ nơi đâu, ngay cả lúc đang ngồi chờ trên xe hay giữa cuộc nói chuyện khi làm tóc. Do nhà tôi gần văn phòng chị, Emma hay qua đây để ngủ trưa.
Trong thâm tâm, tôi chỉ muốn tin rằng chắc chị quá mệt mỏi như các bà mẹ đơn thân khác luôn vất vả làm việc mà thôi.
Cuối cùng, Emma đã thuyết phục được ông chủ cho thêm chị ấy vào chương trình bảo hiểm sức khỏe để chị ấy có thể được nội soi trị giá 3000 USD mà chị ấy biết rằng vô cùng cần thiết.
2 ngày sau khi tiến hành kiểm tra, bác sĩ gọi điện thông báo chị bị ung thư ruột kết giai đoạn 4. Chị cần phải cắt bỏ tử cung và đại tràng khẩn cấp ngay sau đó, để sống được thêm 6 tháng nữa.
Sau đợt hóa trị, chị ấy đã sử dụng căn phòng của tôi đề bí mật hồi phục sức khỏe, nhằm không muốn bọn trẻ nhìn thấy những hậu quả "xấu xí" trên cơ thể chị ấy.
Từ đó, Emma quyết tâm thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng để giành giật lại sự sống.
Qua tìm hiểu, chị bắt đầu thực hiện một chế độ dinh dưỡng toàn thực phẩm hữu cơ, rất nhiều rau chân vịt, uống các loại nước ép rau củ quả vào mỗi bữa sáng, đồng thời hạn chế thịt và cà phê.
Bỏng ngô và thực phẩm có hạt bị loại ra khỏi chế độ ăn vì chúng khó tiêu hóa. Đường cũng bị cắt giảm do nó là nguồn sống của tế bào ung thư.
Kể cả những lúc rất mệt mỏi, chị vẫn bắt bản thân mình phải hoạt động tích cực. Nghị lực phi thường đó đã giúp chị sống thêm được 5 năm.
Qua sự việc của chị Emma, các bác sĩ về các vấn đề tiêu hóa đã khuyên cả gia đình làm nội soi phòng bệnh 3 năm/lần. Tôi 33 tuổi và đã làm 4 lần rồi.
Tôi cũng bắt đầu cho nhiều rau xanh vào chế độ ăn của mình và hạn chế ăn thịt đỏ. Tôi cũng hạn chế ăn đồ ngọt, tập yoga và tập máy đạp xe trong nhà.
Emma đã được kiểm tra khuynh hướng di truyền ung thư ruột kết được gọi là hội chứng Lynch. 3% người mắc ung thư ruột kết có hội chứng đó, và 50% thành viên trong gia đình cũng sẽ bị như thế.
Thật may mắn, chị Emma không phải là một trong số họ.
Sau câu chuyện của chị, mỗi lần bị ngứa hay bị chuột rút nhẹ, tự nhiên tôi lại thấy rất lo lắng. Nỗi sợ mang tên ung thư ruột kết đôi khi cũng ám ảnh tôi. Vì thế, tôi vẫn đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để bản thân mình thấy an tâm hơn.
Đôi khi tôi tự hỏi, liệu bác sỹ và y tá ở đó nghĩ tôi bị thần kinh hay không, nhưng sau đó tôi nhắc nhở bản thân về mức độ quan trọng của việc nhận thức được những điều gì đang xảy ra trong cơ thể mình.
Chị tôi sẽ vẫn còn sống nếu chị không làm ngơ trước các triệu chứng bệnh. Đó là một trong những giai đoạn khó khăn nhất: Biết được cái chết có thể tránh được.
Trong 5 năm ấy, tôi phải chứng kiến người gần gũi nhất bên mình vừa chiến đấu vì bản thân nhưng cũng đang chết dần ngay trước mắt mình.
Tôi không hề trách chị, ngược lại tôi càng ngưỡng mộ quyết tâm thay đổi lối sống khỏe mạnh và ý chí kiên cường của Emma, biến dự đoán "6 tháng" thành 5 năm.
Dấu hiệu cảnh báo điển hình của căn bệnh ung thư ruột kết
Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, ung thư ruột kết là loại ung thư giết người đứng thứ 2 tại Mỹ ở cả nam và nữ, nhưng nếu được điều trị sớm nó có thể được chữa khỏi.
Hầu hết mọi người đều không phát hiện triệu chứng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, tốt nhất chúng ta nên đi xét nghiệm ung thư ruột kết, bao gồm cả việc soi ruột kết sau tuổi 50 (hoặc sớm hơn nếu gia đình có tiền sử bệnh này).
Nhưng theo các nghiên cứu và kinh nghiệm của những bệnh nhân, có một số dấu hiệu không ngờ của ung thư ruột kết mà chúng ta cần biết.
Gặp vấn đề khi đi đại tiện
Bệnh nhân ung thư ruột kết đều gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa. Những với tâm lý xấu hổ, họ đã cố tình bỏ qua không không đi khám sớm.
Triệu chứng: Tiêu chảy thường xuyên, đầy hơi hoặc táo bón hoặc kết hợp của cả 3. Rất nhiều bệnh nhân ung thư ruột kết được chẩn đoán ban đầu là bị viêm ruột kết, hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh về ruột khác trước khi được xét nghiệm và xác định bị ung thư.
Nguyên nhân: Các polyp và khối u trong ruột kết và ruột thẳng có thể gây khó chịu và làm hẹp thành ruột.
Việc cần làm: Nếu các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng tiếp diễn lâu hơn một tuần, hãy đi khám bác sĩ. Tiêu chảy rất đang lo ngại vì nó sẽ gây ra mất nước và chất dinh dưỡng của cơ thể.
Nếu đi đại tiện hơn 6 lần/ngày trong vài ngày, bạn cần phải đi khám ngay lập tức.
Cơ thể mệt mỏi và suy nhược
Một trong số ít các triệu chứng xuất hiện sớm của ung thư ruột kết đó là mệt mỏi, suy nhược và khó chịu.
Triệu chứng: Bạn sẽ cảm thấy mệt hoặc yếu hơn, hoặc nhận thấy việc tập thể dục hoặc gắng sức khiến bạn mệt hơn bình thường. Ban có thể muốn ngủ nhiều hơn hoặc khó dậy khỏi giường.
Một số người thấy chóng mặt khi leo cầu thang hoặc đột ngột đứng dậy. Bạn cũng có thể nhận thấy mình xanh xao đi hoặc thấy lạnh dễ hơn. Trong một vài trường hợp nguy hiểm, chảy máu ruột còn gây ra khó thở.
Nguyên nhân: Các polyp hoặc khối u lớn có thể khiến đường ruột chảy máu. Dần dần việc mất máu sẽ dẫn đến sự thiếu hụt sắt và làm giảm lượng oxy trong máu. Lượng muối thấp đi gây ra mất nước cũng khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi.
Việc cần làm: Hãy để ý sự thay đổi màu sắc hay sự xuất hiện của máu ở phân. (Mẹo: Hãy nhìn kĩ giấy vệ sinh sau khi sử dụng.) Phân màu đen hoặc tím đen có thể nói lên tình trạng máu.
Tuy nhiên, mất máu có thể xảy ra mà không thấy máu xuất hiện. Hãy khám bác sĩ để thực hiện xét nghiệm phân, nhằm phát hiện ra máu.
Giảm cân hoặc chán ăn
Nếu việc giảm cân xảy ra không có nguyên nhân là dấu hiệu sớm của ung thư ruột kết nói riêng và ung thư liên quan tới đường tiêu hóa nói chung.
Triệu chứng: Bạn sẽ không còn muốn ăn như bình thường, hoặc thấy no và đầy bụng nhanh hơn trước. Các thực phẩm giàu calo trở nên kém ngon miệng vì bạn không thấy đói như trước.
Ở phụ nữ, triệu chứng này có thể giống với chứng ăn khó tiêu ở thai kì cuối.
Nguyên nhân: Khi các khối u đang phát triển trong ruột, quá trình tiêu hóa sẽ trở nên chậm đi hoặc dừng lại. Khi ung thư ruột kết lan đến gan, khả năng tự đào thải chất thải sẽ bị ảnh hưởng, dẫn dến việc chán ăn.
Việc cần làm: Vì giảm cân và chán ăn có thể bị xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nên phải để ý các triệu chứng này trong vòng 1 tuần hoặc lâu hơn. Nếu kéo dài hơn, hãy đến bác sĩ về các xét nghiệm ung thư ruột kết.
Đau bụng
Một lần thì không có gì đáng lo nhưng nếu bạn liên tục hoặc lặp đi lặp lại bị chuột rút, khó tiêu, buồn nôn và nôn ọe thì đây lại là điều đáng ngại.
Triệu chứng: Đau bụng do ung thư ruột kết có thể giống đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, hoặc chuột rút đau đến nỗi phải gập người lại.
‘Tôi tưởng mình bị loét dạ dày’ là suy nghĩ thông thường của những người được chuẩn đoán mắc ung thư ruột kết. Một số người còn bị ợ nóng kéo dài hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Nguyên nhân: Sự cản trở nào đó trong ruột có thể dẫn đến khó tiêu, nôn nao và nôn ọe. Viêm sưng ruột có thể gây ra chuột rút và đau đớn. Khi chức năng tiêu hóa bị suy giảm khiến thức ăn không thể được tiêu hóa, trào ngược acid có thể xảy ra.
Việc cần làm: Hãy cẩn trọng khi bác sĩ chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ chua. Nếu triệu chứng này vẫn kéo dài, hãy thực hiện các xét nghiệm khác.
Bụng trở nên nhạy cảm hoặc đau tức bụng trên
Hãy để ý kĩ nếu bạn thấy đau khi ai đó chạm vào bụng hoặc háng vì đây có thể là dấu hiệu sớm của khối u phát triển trong đường ruột.
Triệu chứng: Bạn sẽ cảm thấy khó chịu dữ dội khi ai đó gối đầu lên bụng bạn hoặc vô tình đụng vào bạn lúc chơi thể thao hoặc hoạt động bất kì. Sự khác nhau giữa kiểu đau này với các vấn đề đường tiêu hóa là cơn đau đến từ bên ngoài.
Nguyên nhân: Thông thường, đau tức bụng trên xảy ra khi có khối u bắt đầu cản trở sự hoạt động của ruột hoặc ruột bị thủng. Sự nhạy cảm ở bụng trên cũng có thể là dấu hiệu cho biết ung thư đã lan ra các cơ quan nội tạng khác.
Việc cần làm: Hãy chờ một vài ngày xem cơn đau có biến mất không, vì rất có thể chỉ do thứ bạn ăn hoặc ngộ độc thực phẩm thôi. Nếu cơn đau kéo dài, hãy đi khám bác sĩ và yêu cầu xét nghiệm tổng thể.
* Theo Fox News và Caring