*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật tin Covid-19 hôm nay ngày 05/10 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước.
Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) vừa có quyết định phân bổ 20 triệu liều vắc xin Vero Cell do Tập đoàn Sinopharm, Trung Quốc sản xuất (mua từ nguồn Ngân sách nhà nước) cho 60 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố. Đây là đợt phân bổ vắc xin phòng COVID-19 thứ 56.
Theo danh sách này, TP.HCM được phân bổ thêm 997.000 liều Vero Cell, Bà Rịa - Vũng Tàu được 500.000 liều, Đồng Nai 800.000 liều, Bình Dương 1.000.000 liều, Hà Nội 139.000 liều...
Trước đó, trong đợt phân bổ vắc xin đợt 55 với 992.160 liều vắc xin Comirnaty (mua từ nguồn Ngân sách nhà nước) cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh/ thành phố, lực lượng Công an và Quân đội, các Viện, bệnh viện, trường Đại học, TP.HCM được phân bổ 170.820 liều vắc xin Comirnaty.
Cụ thể, theo danh sách phân bổ này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM được 131.040 liều, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, Viện Pasteur TP. HCM cùng được 5.850 liều cho mỗi đơn vị, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Chợ rẫy, Bệnh viện Thống Nhất mỗi bệnh viện nhận được 9.360 liều.
Như vậy, với 2 đợt phân bổ vắc xin gần đây nhất, TP.HCM sẽ được nhận thêm 1.167.820 liều vắc xin phòng COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sau hơn 1 tháng liên tục ghi nhận số người mắc Covid-19 ở mức thấp, những ngày qua, Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện hàng chục ca mắc mới, trong đó số ca ngoài cộng đồng chiếm hơn một nửa.
Tối 5-10, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết từ 18 giờ ngày 4 đến 18 giờ ngày 5-10, toàn tỉnh ghi nhận 46 ca mắc mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân. Trong đó, 24 ca được phát hiện ngoài cộng đồng . Từ ngày 28-6 đến nay, tổng số ca mắc ở tình này là 4.081.
Đường phố tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã đông trở lại sau khi tỉnh chuyển giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15
Cụ thể, thị xã Phú Mỹ ghi nhận 24 ca, trong đó 8 ca trong khu cách ly tập trung, 16 ca ghi nhận ngoài cộng đồng (gồm 14 ca tại khu phố Phú Thạnh, phường Mỹ Xuân; 2 ca phát hiện tại chốt kiểm dịch Quốc lộ 51, ngụ tại nhà trọ ở xã Phước Hưng, huyện Long Điền).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tính từ 17h ngày 04/10 đến 17h ngày 05/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.363 ca nhiễm mới, trong đó 03 ca nhập cảnh và 4.360 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.022 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố (có 1.769 ca trong cộng đồng).
Trong ngày ghi nhận 134 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (104), Bình Dương (15), Đồng Nai (4), An Giang (3), Cần Thơ (3), Cà Mau (2), Kiên Giang (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Nghệ An (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 142 ca.
Chiều 5/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến đến 18h cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 2 bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 tại khu cách ly. Theo đó, 2 ca bệnh này có địa chỉ ở Hoàng Mai và thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.
Như vậy trong ngày 5/10, thành phố ghi nhận tổng cộng 4 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 1 ca khu vực phong tỏa, 3 ca khu vực cách ly.
Thông tin cụ thể về 2 ca bệnh như sau:
Ngày 5-10, Bộ Tư lệnh TP.HCM cho biết sẽ tham gia đưa người dân tại TP có nhu cầu về quê. Theo đó, Bộ Tư lệnh TP.HCM đề nghị người dân có nhu cầu về quê hãy liên hệ với tổ dân phố, UBND phường - xã - thị trấn nơi mình đang tạm trú để đăng ký.
Người dân đi xe máy về quê qua chốt TP.HCM giáp Long An - Ảnh: LÊ PHAN
Khi có số lượng và địa điểm địa phương nơi về của người dân, Bộ Tư lệnh TP sẽ phối hợp với các địa phương để tổ chức đón tiếp. Trước khi đưa người dân lên đường về quê, cơ quan chức năng của TP sẽ tổ chức xét nghiệm, khám sức khỏe để đảm bảo an toàn.
Trường hợp người dân cần được hướng dẫn thêm có thể gọi đường dây nóng để cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang TP.HCM thông tin qua số: 069.652.401 và 02866.822.000, Bộ Tư lệnh TP.HCM thông tin.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đến chiều 5-10, đã có 11 tỉnh, thành có sân bay phản hồi về kế hoạch mở lại các đường bay nội địa, trong đó 8 địa phương cơ bản đồng ý.
Sáng nay 5-10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam (Cục Hàng không ) cho biết ủng hộ kế hoạch mở lại chuyến bay nội địa thường lệ kết nối với Thanh Hóa.
Chiều cùng ngày, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có công văn gửi Cục Hàng không về kế hoạch khai thác các đường bay nội địa thường lệ.
Đây là địa phương thứ 10, 11 trong tổng số 20 tỉnh, thành phố có sân bay được lấy ý kiến phản hồi về đề nghị góp ý kế hoạch mở lại đường bay nội địa trong giai đoạn 1 của Cục Hàng không.
Trong số này, các tỉnh Điện Biên, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Định, Thanh Hoá hoàn toàn thống nhất với kế hoạch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Sáng 5/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam công bố 19 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh.
Các ca bệnh chủ yếu tại thành phố Phủ Lý (13 ca), huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, Bình Lục và Lý Nhân.
Trong đó, 16 ca bệnh được phát hiện trong khu cách ly, 2 ca được phát hiện thông qua sàng lọc ở cơ sở y tế. Trường hợp bệnh nhân tên B.T.L., nam, sinh năm 1999, ở thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng đang được ngành Y tế điều tra dịch tễ và phối hợp truy vết các trường hợp tiếp xúc gần để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Hà Nam tiếp tục ghi nhận 19 ca COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đường đi vào chợ Tân Mai đã được lực lượng chức năng sơn kẻ các ô vạch để người dân dễ dàng đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu 2 m khi đến mua hàng tại chợ. Những ô màu vàng ở làn giữa để người dân và các phương tiện di chuyển.
Các ô màu hồng là vị trí đứng của người mua hàng để cách xa người bán hàng và những người dân khác tại chợ. Tuy nhiên, rất nhiều người dân đến chợ đã không chú ý đến những ô kẻ vạch này.
Việc sơn kẻ các vị trí đứng cho người đi chợ là một trong những sáng kiến của lực lượng chức năng ở một số phường ở Hà Nội trong công tác phòng dịch Covid-19, nhưng hiệu quả chưa đạt được như kỳ vọng của người dân.
Chợ ở Hà Nội kể ô hồng, vàng để chia khoảng cách nhưng ít người thực hiện (Clip: Việt Hùng)
Trưa 5/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h trưa cùng ngày đã ghi nhận thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2 có địa chỉ ở Hà Đông, đã được cách ly và thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.
Bệnh nhân là N.B.N.H. (nam, SN 2012), địa chỉ: Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội. Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân N.T.T.T., đã được cách ly tập trung và xét nghiệm lần 1 âm tính. Ngày 4-10, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2 ngày 5-10.
Như vậy, từ 6h đến 12h hôm nay, thành phố đã ghi nhận 2 ca dương tính SARS-CoV-2.
Sáng 5-10, TP Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19 liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.
Bệnh nhân là L.T.H.M. (nữ, SN 1972), địa chỉ ở Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ngày 22-9, bệnh nhân đến Bệnh viện Việt Đức khám sau đó ra ngoài thuê trọ. Ngày 1-10, khu vực nhà trọ có ca F0 và bị phong tỏa. Bệnh nhân là F1 của T.M.C.., ngày 1-10 được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính. Ngày 4-10, được lấy mẫu xét nghiệm kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Như vậy, ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức đến nay đã có 42 ca mắc Covid-19, trong đó có 34 ca tại Hà Nội và 8 ca ở các tỉnh, TP khác.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Có hơn 1,2 triệu người khó khăn nhận được tiền hỗ trợ đợt 3, các quận 1, 3, 5 và Phú Nhuận đạt tỷ lệ chi trên 70%.
Tối 4/9, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM Lê Minh Tấn cho hay số liệu trên cập nhật đến 19h cùng ngày. Tại nhiều địa phương các tổ công tác không kể ngày nghỉ, buối tối đến tận nhà trao tiền cho người khó khăn. Việc chi trả dự kiến hoàn thành giữa tháng 10.
Sau 4 ngày thực hiện, địa phương có tỷ lệ chi cao nhất là Phú Nhuận với gần 81.000 người đã nhận tiền, đạt 86%. Các quận 1, 3, 5 có tỷ lệ chi lần lượt là 83%, 76% và 73%. TP Thủ Đức có người khó khăn đông nhất với hơn 888.000 nhưng mới chi được hơn 17.000 người (tỷ lệ 1,9%)...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đánh giá sơ bộ sau ba ngày thành phố thực hiện Chỉ thị 18 tại buổi họp báo về công tác phòng chống dịch trên địa bàn chiều 4/10, ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM cho biết, đại bộ phận người dân rất phấn khởi, nhiều doanh nghiệp cơ sở sản xuất trở lại tạo không khí nhộn nhịp, tập nập.
Tuy nhiên, một số người dân thực hiện chưa nghiêm như 5K, như tụ tập đông người, không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách, có tình trạng buôn bán hàng rong, tham gia lưu thông khi chưa đủ điều kiện (không có thẻ xanh vaccine hoặc đã khỏi Covid-19).
"Đây là bình thường mới trong điều kiện kiểm soát dịch, bà con đừng nghĩ đã bình thường rồi mà cần phải nêu cao tinh thần cảnh giác, không được chủ quan", ông Hải nói.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, việc tập trung đông người tại các chợ tự phát hay siêu thị như hiện nay là điều rất đáng lo ngại với ngành y tế.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tối 4-10, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Lưu Vĩnh Nguyên - trưởng Ban nội chính Tỉnh ủy An Giang - cho biết sau khi xuất hiện file ghi âm cuộc nói chuyện được cho là của đại tá Đinh Văn Nơi - giám đốc Công an tỉnh An Giang - với "cựu bí thư" nói về "chủ tịch UBND tỉnh An Giang không cho rước, đón người dân về" gây xôn xao mạng xã hội, sáng cùng ngày, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã có cuộc họp khẩn.
Sau khi nghe đại tá Nơi trình bày và các thành viên Ban thường vụ thảo luận, có thể thấy đây là chuyện bịa đặt, file ghi âm đã bị cắt ghép nhằm vu khống, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ.
Theo ông Nguyên, đối tượng xấu đã lợi dụng tình hình phòng chống dịch bệnh của An Giang và cả nước đang diễn biến phức tạp, nhất là lượng người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... về An Giang hiện nay gần 30.000 người... để bịa đặt, hạ thấp vai trò của lãnh đạo tỉnh.
"Thời gian qua, Công an tỉnh An Giang có mặt tại mọi mặt trận để giúp dân và phòng chống dịch. Lãnh đạo tỉnh An Giang cũng túc trực lo cho dân ngày đêm và thậm chí trực tiếp đến chốt để đón người dân nên bọn xấu đã tìm mọi cách để hạ uy tín trong giai đoạn này"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết, trong 12 giờ qua (Từ 18h00 ngày 4/10 đến 06h00 ngày 05/10), Nghệ An ghi nhận 7 ca dương tính mới với SARS-CoV-2. Trong đó, có 2 ca cộng đồng tại thị xã Cửa Lò, 5 ca đã được cách ly từ trước.
Thông tin cụ thể các ca bệnh dương tính mới như sau:
Ngày 4/10, Ban Thường vụ Thành ủy TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã điều động và cho thôi chức vụ đối với một số lãnh đạo phường, phòng y tế vì chống dịch chưa tốt.
Cụ thể, Ban Thường vụ Thành ủy TP Biên Hòa đã quyết định cho thôi chức Bí thư Đảng ủy phường Tân Hòa đối với ông Nguyễn Minh Tiến; thôi chức Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Tân Hòa đối với ông Trần Quang Minh.
Lực lượng y tế tiêm vaccine cho người dân ở TP Biên Hòa. Ảnh: CDC Đồng Nai.
Ông Tiến và ông Minh được điều động về UBND TP Biên Hòa chờ phân công nhiệm vụ mới.
Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Minh Phượng, Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường Tân Vạn cũng được điều động về công tác tại Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Biên Hòa.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các tỉnh miền Tây và Tây Nguyên đang xét nghiệm sàng lọc trên 160.000 người về quê, phát hiện khoảng 200 F0.
Tối 4/10, Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Cà Mau ghi nhận 56 F0 mới được phát hiện trong ngày. Trong đó, 50 người được sàng lọc từ 11.800 người trở về từ TP.HCM và các tỉnh phía nam.
Trước làn sóng người dân miền Tây hồi hương, UBND tỉnh Cà Mau cho dừng quyết định nới lỏng giãn cách được áp dụng từ ngày 4/10 và yêu cầu người dân hạn chế ra đường khi không có việc cần thiết.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Với hơn 40 ca nhiễm COVID-19, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vẫn đang phải phong toả, cách ly và ngừng tiếp nhận bệnh nhân điều trị.
Sở y tế Hà Nội đã chỉ đạo các bệnh viện trên địa bàn thành phố sẵn sàng tiếp nhận hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân từ bệnh viện Việt Đức.
Vào đêm ngày mùng 4 tháng 10 những bệnh nhân đầu tiên đã được di chuyển sang bệnh viện đa khoa Đức Giang và bệnh viện Thanh Nhàn. Nhiều xe cấp cứu cũng đã được huy động để phục vụ cho công tác di chuyển người bệnh.
Bệnh nhân, người nhà đều đã có kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính hai lần bằng phương pháp realtime PCR. Trong quá trình di chuyển, tất cả đều được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, khẩu trang, khử khuẩn đúng quy định.
Công tác vận chuyển được triển khai thận trọng bảo đảm cả 2 yếu tố: an toàn cho người bệnh và an toàn phòng chống dịch.
Lãnh đạo bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết hiện còn 1.054 bệnh nhân, 1.018 người nhà, hơn 1.000 nhân viên y tế đang có mặt trong khuôn viên bệnh viện. Để giảm mật độ bệnh nhân và người nhà, bệnh viện đã liên hệ với bệnh viện Đại học Y Hà Nội để chuyển bệnh nhân đến điều trị khoảng 200 người; bệnh viện Thanh Nhàn dự kiến 450 người; bệnh viện Đức Giang 350 người.
Xuyên đêm chuyển bệnh nhân cùng người nhà ra khỏi BV Việt Đức sang 3 bệnh viện khác tại Hà Nội
Ngày 4-10, liên quan vụ "Cán bộ phường phá khóa căn hộ, cưỡng chế một phụ nữ đi xét nghiệm COVID-19", UBND phường Vĩnh Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hoàng Thị Phương Lan, 38 tuổi, ngụ chung cư Ehome 4.
Bà Lan bị xử phạt 2 triệu đồng vì hành vi "không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm" quy định tại điểm a, khoản 2, điều 7 nghị định 117/2020.
Tại buổi đối thoại của đoàn công tác Thành ủy Thuận An và phường Vĩnh Phú, ông Võ Thanh Quan - bí thư Đảng ủy phường (bìa trái) đã đưa ra lời xin lỗi bà Lan (thứ hai từ trái qua) về việc cưỡng chế không đúng quy định - Ảnh: BÁ SƠN
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Bộ Y tế, đến nay, liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức nghi nhận 41 ca mắc liên quan.
Trong đó phân bố cụ thể như sau: TP. Hà Nội (33), Nam Định (4), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (1).
có 18 trường hợp là người nhà bệnh nhân, 17 trường hợp là bệnh nhân, 5 trường hợp là nhân viên làm việc tại bệnh viện và 01 trường hợp khác lây nhiễm liên quan.
Trong thời gian qua, cơ quan y tế TP. Hà Nội đã lấy 16.850 mẫu xét nghiệm, trong đó 15.478 mẫu có kết quả, 33 mẫu dương tính, còn lại đang chờ kết quả.
Để giải tỏa và làm sạch bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức dự kiến phối hợp cùng các cơ quan liên quan để để chuyển bệnh nhân đến điều trị tiếp tục tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện ĐK Đức Giang.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) tiếp tục có công văn yêu cầu UBND TP Hà Nội hỗ trợ Bệnh viện Việt Đức.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ba ngày qua có gần 7.000 người nộp đơn đề nghị được đi các tỉnh để đưa người thân, con cái về TP HCM, trong đó gần 2.600 trường hợp được giải quyết.
Thông tin được ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM nói tại cuộc họp báo về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 4/10. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố trải qua ngày thứ 4 thực hiện Chỉ thị 18 về biện pháp phòng Covid-19, từng bước phục hồi phát triển kinh tế, xã hội.
Người dân chờ ở chốt kiểm soát trên quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh TP HCM để chờ về quê ngày 1/10. Ảnh: Quỳnh Trần/VnExpress
Theo ông An, sau khi Chỉ thị 18 có hiệu lực, Sở Giao thông Vận tải thành phố có văn bản để giải quyết vấn đề đi lại của người dân. Ba ngày qua, cơ quan này đã nhận 6.937 đơn đề nghị đi các tỉnh để đưa người thân, con cái về TP HCM.
"Đến 15h hôm nay, sở đã phản hồi, giải quyết 2.590 đơn, hoàn toàn bằng thủ công. Do nhiệm vụ mới, sở không kịp chuẩn bị về mặt công nghệ. Lượng đơn vẫn tiếp tục tăng hàng giờ, chứng tỏ nhu cầu của bà con thành phố rất lớn"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 4-10, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - và đại diện ngành y tế Hà Nội tiếp tục làm việc với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về công tác phòng chống dịch COVID-19.
Buổi làm việc nhằm bàn giải pháp về giải tỏa, giãn cách bệnh nhân, khoanh vùng và làm sạch bệnh viện.
Lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết hiện còn 1.054 bệnh nhân, 1.018 người nhà, hơn 1.000 nhân viên y tế đang có mặt trong khuôn viên bệnh viện. Tất cả đã lấy mẫu xét nghiệm 2 lần.
Bệnh viện Việt Đức cũng đã liên hệ với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để chuyển khoảng 200 người nhà, người bệnh; chuyển đến Bệnh viện Thanh Nhàn dự kiến 450 người; chuyển Bệnh viện Đức Giang 350 người.
"Chúng tôi đề nghị Bộ Y tế và Sở Y tế TP Hà Nội, các đơn vị chức năng liên quan khác hỗ trợ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong việc di chuyển người bệnh, người nhà nhằm giãn cách để làm sạch bệnh viện dần dần"
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 4/10, UBND TP Hà Nội có công văn hoả tốc gửi Cục Hàng không Việt Nam (Cục) góp ý kiến về việc mở lại đường bay nội địa đi, đến Hà Nội.
Hà Nội đề nghị Cục làm rõ tiêu chí với hành khách đi máy bay, như khách phải thuộc vùng xanh. Với hành khách thuộc vùng có mức độ dịch ở cấp 3-4 cần được sự cho phép của chính quyền nơi đi và sự tiếp nhận của nơi đến.
Đối với người dân đang ở TP HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, văn bản của Hà Nội nhắc lại chỉ đạo "tạm thời chưa di chuyển đến địa phương khác" theo công điện số 1265 của Thủ tướng về việc tiếp tục kiểm soát người ra, vào các tỉnh, thành này, cũng như công văn số 3251 của TP HCM về việc phối hợp, hỗ trợ người dân lưu thông trong trường hợp cấp thiết.
Bấm link đọc thông tin chi tiết:
Ngày 4/10, Cục Hàng không Việt Nam đã nhận được văn bản của lãnh đạo các tỉnh, thành nêu trên về kế hoạch khai thác chuyến bay nội địa đi và đến sân bay trên địa bàn.
Theo đó, lãnh đạo TP HCM đồng tình với phương án tần suất khai thác bay của Bộ Giao thông Vận tải để đảm bảo phòng chống dịch. Ngoài ra, thành phố cũng ủng hộ việc mở đường bay TP HCM - Hà Nội để giải quyết một phần nhu cầu đi lại cấp thiết của người dân giữa hai vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc.
Cục đề xuất mở lại các đường bay đi và đến các địa phương gồm: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Quảng Ninh, Nghệ An, Điện Biên, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Đăk Lăk, Gia Lai, Lâm Đồng, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Kiên Giang, Cà Mau. Tổng số các đường bay nội địa dự kiến khôi phục lại là 385 chuyến bay khứ hồi mỗi ngày.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tại buổi họp báo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều nay (4/10), Công an Thành phố cho biết qua 3 ngày nới lỏng giãn cách, lực lượng chức năng đã xử phạt gần 600 trường hợp vi phạm.
Trong 3 ngày vừa qua, 12 chốt trạm, 39 chốt cửa ngõ quận, huyện và lực lượng tuần tra lưu động trên đường đã kiểm tra hơn 547.000 phương tiện, lập biên bản 588 trường hợp vi phạm, phạt hơn 1,2 tỷ đồng. Trong số này có 120 trường hợp lưu thông trên đường khi chưa đảm bảo theo quy định Chỉ thị 18, chưa tiêm vaccine hoặc đã tiêm mũi 1 nhưng chưa đủ 14 ngày theo quy định.
Thượng tá Trần Thanh Giang, Phó trưởng phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, từ ngày 1/10, đơn vị tổ chức các tổ tuần tra lưu động trên đường và việc kiểm tra sẽ diễn ra ngẫu nhiên.
Về mức phạt, theo Thượng tá Trần Thanh Giang, nếu người dân không thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như không đeo khẩu trang, không đảm bảo giãn cách thì bị phạt từ 1-3 triệu đồng. Nếu cá nhân không chấp hành các quy định phòng chống dịch thì bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
"Khi tác nghiệp trên đường, ngoài camera hành trình trên mũ, trên ngực của CSGT, để đảm bảo xử lý tình huống tổng thể, toàn diện, một số lực lượng tham gia tổ sử dụng điện thoại để quay"
Ngày 4/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Cà Mau ghi nhận thêm 56 ca dương tính SARS- CoV-2. Trong đó, có 50 ca dương tính là người dân về từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…Tại thành phố Cà Mau, ghi nhận thêm 6 ca tại chợ Phường 6 và Phường 4.
Cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau nhận định, số ca dương tính tăng cao là do dòng người tự phát về từ các vùng dịch TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…
Người Cà Mau trở về quê từ vùng dịch liên tục tăng cao trong những ngày qua (Ảnh: Tiền Phong)
UBND tỉnh Cà Mau có công văn đề nghị Tổ công tác Chính phủ yêu cầu TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Long An quản lý, vận động người dân không trở về quê nhằm giảm áp lực phòng, chống dịch COVID-19 nhưng dòng người tự túc về quê Cà Mau vẫn gia tăng.
Tính từ 17h ngày 03/10 đến 17h ngày 04/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.383 ca nhiễm mới, trong đó 01 ca nhập cảnh và 5.382 ca ghi nhận trong nước (tăng 15 ca so với ngày trước đó) tại 37 tỉnh, thành phố (có 2.690 ca trong cộng đồng).
Trong ngày ghi nhận 130 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (93), Bình Dương (20), Long An (5), Đồng Nai (5), An Giang (3), Cà Mau (1), Vĩnh Long (1), Đà Nẵng (1), Tiền Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 149 ca.
Tối 4/10, Sở Y tế Hậu Giang cho biết, từ 6 giờ đến 18 giờ cùng ngày, tỉnh Hậu Giang ghi nhận thêm 12 ca mắc COVID-19, tất cả đều mới về từ TP.HCM.
Trước đó, từ 18 giờ ngày 3/10 đến 6 giờ ngày 4/10, Hậu Giang cũng đã ghi nhận 17 ca mắc COVID-19, là các trường hợp mới về từ TP.HCM và Bình Dương.
Trong ngày 4/10, Hậu Giang tiếp tục ghi nhận số người từ ngoài tỉnh về địa phương tăng cao, với 4.451 người (tăng 2.281 người so với ngày 3/10), đã cách ly tập trung 4.408 người; cách ly tại nhà 43 người.
Để đáp ứng nhu cầu cách ly y tế, đến chiều 4/10, tỉnh Hậu Giang đã trưng dụng 94 trường học từ mầm non đến THPT (trên tổng số 320 trường học trong toàn tỉnh) làm cơ sở cách ly y tế tập trung, tăng hơn 3 lần so với thời điểm trước tháng 9/2021.
Cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang thống nhất chủ trương và bổ sung kinh phí cho Sở Y tế để mua test kháng nguyên nhanh, que lấy dịch tỵ hầu để đảm bảo công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh, với số tiền hơn 10 tỉ đồng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đưa linh cốt của người dân mất về cho gia đình - ẢNH: TRẦN THANH PHONG
Theo đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tiến hành bàn giao 13 hũ linh cốt, trong đó có 8 hũ là đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh tử vong do dịch Covid-19 tại TP.HCM.
Chiều 4.10, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng phối hợp các sở, ngành tỉnh tổ chức lễ tiếp nhận và bàn giao tro cốt người dân tử vong vì dịch bệnh Covid-19 do Quân khu 9 bàn giao.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây