Cập nhật lúc

COVID-19: Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện; Mỹ có thể sắp bước vào "tuần đỉnh điểm" về số ca tử vong

Theo Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ), tính đến 6h30 sáng nay (6/4, giờ Việt Nam), thế giới có 1.272.115 người nhiễm COVID-19 và 69.374 trường hợp tử vong.

COVID-19: Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện; Mỹ có thể sắp bước vào tuần đỉnh điểm về số ca tử vong - Ảnh 1.

Ảnh: Getty

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến thời điểm hiện tại, đã có ít nhất 337.971 ca nhiễm và 9.654 ca tử vong được xác nhận tại toàn bộ 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ của Mỹ.

Trong đó, riêng tại tâm dịch New York có đến 130.689 ca nhiễm và 4.758 ca tử vong. Hiện chỉ có ít nhất 16.837 người nhiễm COVID-19 tại New York được điều trị tại bệnh viện. 

54
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Đã có gần 338.000 người nhiễm COVID-19 được xác nhận tại Mỹ

    COVID-19: Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện; Mỹ có thể sắp bước vào tuần đỉnh điểm về số ca tử vong - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến thời điểm hiện tại, đã có ít nhất 337.971 ca nhiễm và 9.654 ca tử vong được xác nhận tại toàn bộ 50 tiểu bang và các vùng lãnh thổ của Mỹ.

    Trong đó, riêng tại tâm dịch New York có đến 130.689 ca nhiễm và 4.758 ca tử vong. Hiện chỉ có ít nhất 16.837 người nhiễm COVID-19 tại New York được điều trị tại bệnh viện. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ứng dụng bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại nhà có thu phí

    Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người của LB Nga - Rospotrebnadzor thông báo bắt đầu triển khai xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại nhà có thu phí theo yêu cầu thông qua một hệ thống xét nghiệm có độ nhạy và tính chính xác cao.

    Theo phóng viên TTXVN tại LB Nga, trong thông báo ngày 6/4, Rospotrebnadzor nêu rõ việc xét nghiệm được thực hiện tại nhà riêng theo phương thức hầu như không tiếp xúc. Cụ thể, chuyên gia dịch vụ của Trung tâm Chẩn đoán phân tử sẽ đưa bộ chẩn đoán đến nơi có người yêu cầu xét nghiệm, nghiên cứu, hướng dẫn cách tự lấy dịch phẩm từ họng và đưa vật phẩm vào ống để xét nghiệm. Kết quả sẽ được gửi qua email trong vòng từ 1-2 ngày.

    Cùng với các nước châu Âu khác, Nga đang khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan. Ngày 6/4, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Nga thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 954 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại 49 tỉnh thành trên cả nước. Đây là mức tăng kỷ lục ca nhiễm SARS-CoV-2 trong ngày tại Nga, nâng tổng số ca mắc bệnh tại 80 tỉnh thành của nước này lên 6.343. Gần 85% bệnh nhân là những người dưới 65 tuổi.


    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số chữ ký kêu gọi tổng giám đốc WHO từ chức tăng không ngừng

    COVID-19: Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện; Mỹ có thể sắp bước vào tuần đỉnh điểm về số ca tử vong - Ảnh 1.

    Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus

    Một đơn kiến nghị trực tuyến kêu gọi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức đã thu được hơn 718.000 chữ ký.

    Đơn kiến nghị trên được tạo trên trang Change.org và được dịch ra nhiều thứ tiếng như Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ả Rập. Tờ đơn khẳng định cách xử lý của các quan chức y tế thuộc Liên Hiệp Quốc (UN) và WHO đối với sự bùng phát của dịch Covid-19 là "không chấp nhận được". Ngoài ra, người viết đơn còn cho rằng ông Tedro "không phù hợp" với vị trí người đứng đầu WHO và nên từ bỏ chức vụ ngay lập tức.

    Luận điểm chính của tờ đơn là sự thất bại của ông Tedros khi không công bố dịch Covid-19 ở Trung Quốc là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu hồi cuối tháng 1.

    Theo đơn kiến nghị này, thay vì điều tra và xác minh độc lập số ca tử vong và ca nhiễm ở các tỉnh của Trung Quốc, ông Tedros chỉ đơn giản tin vào những thông tin của chính phủ Trung Quốc. Nhiều ý kiến cho rằng ban đầu Bắc Kinh đã đánh giá thấp sự nguy hiểm của dịch bệnh trong nước để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, thờ ơ với những tác động đến sức khỏe toàn cầu.

    "Nhiều người trong số chúng tôi rất thất vọng. Chúng tôi tin rằng WHO phải được xem như một tổ chức trung lập về chính trị. Ông Tedros chỉ tin vào những con số ca bệnh và ca tử vong Trung Quốc đưa ra mà không hề điều tra gì" - trích đơn kiến nghị trên.

    Theo số liệu của worldometer chiều 6-4 (giờ Việt Nam), số người nhiễm Covid-19 trên thế giới đã gần tới 1,3 triệu người, trong đó gần 70.000 người tử vong. Đến nay virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở hơn 200 nước và vùng lãnh thổ từ khi lần đầu được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 12-2019.

    "Xin hãy giúp thế giới lấy lại niềm tin ở UN và WHO" - tờ đơn kết luận.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ chuẩn bị tinh thần đối mặt với "tuần đỉnh điểm" về số ca tử vong do COVID-19

    COVID-19: Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện; Mỹ có thể sắp bước vào tuần đỉnh điểm về số ca tử vong - Ảnh 1.

    Ảnh: Anadolu Agency

    Trước tình hình số ca tử vong do COVID-19 tại Mỹ đã tiệm cận với 2 quốc gia đứng top 2 thế giới là Italy và Tây Ban Nha, các quan chức Mỹ ngày hôm nay (6/4) đã cảnh báo rằng nước này chuẩn bị bước vào "tuần đỉnh điểm" về số ca tử vong.

    Đô đốc Brett Giroir, một bác sĩ và đồng thời là thành viên của đội đặc nhiệm ứng phó với COVID-19 của Nhà Trắng, trả lời phỏng vấn của đài ABC:

    "Nước Mỹ sắp bước vào 'tuần đỉnh điểm' tại bệnh viện, ICU và cả về số ca tử vong", ông Giroir nói.

    Theo lời quan chức này, New York, New Jersey, Connecticut và Detroit là những nơi cần đặc biệt lưu ý trong tuần tới. 

    Bình luận của ông Giroir đã nhắc lại một phần trong phát biểu của Tổng thống Donald Trump vào Chủ nhật tuần trước, rằng nước Mỹ sắp bước vào những ngày khắc nghiệt, đau đớn khi "dịch bệnh kinh khủng này đạt đỉnh". Trong khi đó, Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams đã so sánh những ngày đau thương sắp tới của nước Mỹ với thời khắc diễn ra "trận Trân Châu Cảng" và "vụ khủng bố 11/9".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quân đội Mỹ tự chế đồ che mặt, có gì dùng nấy

    COVID-19: Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện; quân đội Mỹ tự chế đồ che mặt vì thiếu hụt khẩu trang - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Đài RT hôm 6-4 dẫn tuyên bố của Lầu Năm Góc cho biết tất cả nhân viên quân sự Mỹ phải che mặt trong các tình huống không thể tuân thủ hướng dẫn cách ly xã hội. Theo tuyên bố này, các nhân viên quân sự và dân sự, thành viên gia đình họ cùng nhà thầu và khách tới thăm căn cứ quân sự phải sử dụng đồ che mặt bằng vải nếu không thể tránh xa nhau tối thiểu 2 m.

    Tuy nhiên, sự thiếu hụt khẩu trang dẫn đến việc binh sĩ Mỹ sẽ phải sáng tạo, tự chế đồ che mặt bằng vật dụng có sẵn. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lưu ý thiết bị bảo vệ cá nhân như mặt nạ phòng độc N95 chỉ dành riêng cho "nhân viên thích hợp".

    Như một biện pháp tạm thời, Lầu Năm Góc khuyến khích nhân viên quân sự Mỹ chế khẩu trang từ đồ gia dụng hoặc vật liệu thông thường, chẳng hạn như áo phông sạch hoặc vải sạch có thể che được vùng mũi và miệng.

    Sự thiếu hụt khẩu trang y tế trên toàn cầu khiến Mỹ và Đức xảy ra hiềm khích nhỏ gần đây. Một nghị sĩ Đức cáo buộc Mỹ "ăn cướp" vì chuyển hướng một lô khẩu trang đến Berlin, làm dấy lên tranh cãi giữa hai đồng minh. Nghị sĩ Đức sau đó đính chính Washington không liên quan đến vụ việc nhưng số khẩu trang đó vẫn chưa tìm thấy.

    Cùng ngày 6-4, Chỉ huy Lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, trung tướng Kevin Schneider, tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng ở các căn cứ quân sự thuộc vùng Kanto – Nhật Bản, bao gồm cả thủ đô Tokyo, sau khi chứng kiến ​​sự gia tăng số ca mắc Covid-19 mới. Tuyên bố áp dụng cho tất cả căn cứ của Thủy quân Lục chiến, Hải quân và Không quân Mỹ ở vùng Kanto.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện

    Theo phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Anh Boris Johnson, nhà lãnh đạo này đã phải ở lại bệnh viện để các bác sĩ tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh. 

    Theo thông cáo trước đó, Thủ tướng Johnson đã có các triệu chứng "dai dẳng" sau 10 ngày cách ly tại nhà, và được đưa vào bệnh viện St Thomas hôm Chủ nhật để kiểm tra. 

    Hiện ông Johnson có "tinh thần tốt", theo phát ngôn viên của ông này. Tuy nhiên người phát ngôn của Thủ tướng Anh đã từ chối trả lời câu hỏi về việc ông Johnson liệu có đang được điều trị bằng máy thở hay không.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đã có 173 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt được xác nhận nhiễm COVID-19

    COVID-19: Thủ tướng Anh phải ở lại bệnh viện; quân đội Mỹ tự chế đồ che mặt vì thiếu hụt khẩu trang - Ảnh 1.

    CNN dẫn lời một quan chức Hải quân Mỹ cho biết tính đến thời điểm hiện tại, đã có 173 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt được xác nhận nhiễm COVID-19.

    Đây là kết quả thu được khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm trên khoảng 61% trong số hơn 4.000 thủy thủ trên tàu này. Khoảng 2.000 thủy thủ đã được đưa vào đất liền sau khi nội dung bức thư cầu cứu của hạm trưởng con tàu này được tiết lộ cho truyền thông.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca tử vong do COVID-19 tại khu ổ chuột hơn 1 triệu dân gióng hồi chuông "báo động đỏ" cho tình hình ở Ấn Độ

    Sau khi một trong những khu ổ chuột lớn nhất tại Châu Á vừa xác nhận 1 ca tử vong do nhiễm virus corona chủng mới, các bác sỹ hàng đầu tại Ấn Độ cảnh báo rằng đất nước đông dân thứ 2 thế giới cần phải chuẩn bị đối phó với tỉ lệ tử vong trên diện rộng, vượt xa con số thương vong mà châu Âu và nước Mỹ đang trải qua.

    Ca tử vong vào ngày 1/4 vừa qua là 1 người đàn ông 56 tuổi sinh sống tại khu ổ chuột Dharavi, thuộc "thủ đô kinh tế" Mumbai của Ấn Độ. Theo tiết lộ của 1 quan chức Mumbai có tên Kira Dighavkar, nam bệnh nhân không có tiền sử đi du lịch, dương tính với virus corona và đã tử vong vài giờ sau khi được chuyển tới 1 bệnh viện địa phương.

    COVID-19: TQ phát hiện SARS-CoV-2 lây lan trong quần thể mèo ở Vũ Hán; Tây Ban Nha đón tin mừng - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty

    Rất nhiều thành viên trong gia đình bệnh nhân đã được xét nghiệm và cách ly tại nhà. Khu vực bệnh nhân sinh sống gồm 300 ngôi nhà và 90 cửa hàng đã bị phong tỏa để đề phòng sự lây lan dịch bệnh. Một ngày sau, một người lao công ở Drahavi cũng được phát hiện dương tính với virus corona.

    Là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu người, khu ổ chuột Dharavi có mật độ dân số cao gấp gần 30 lần so với New York.

    Giới y khoa nói rằng tình hình sẽ vượt qua tầm kiểm soát nếu dịch COVID-19 lan nhanh trong các khu ổ chuột tại Ấn Độ, nơi có điều kiện vệ sinh kém và hầu như không có nước máy. Hàng nghìn người sống trong điều kiện chật chội và nghèo khổ khiến cho việc cách ly xã hội không thể thực hiện được.

    Trường hợp nói trên là ca tử vong thứ hai liên quan tới virus corona xảy ra tại khu ổ chuột Mumbai kể từ khi dịch bệnh khởi phát tại Ấn Độ. Ca đầu tiên tử vong là 1 người đàn ông 63 tuổi, được xét nghiệm dương tính với virus vào ngày 31/3 và qua đời trong buổi tối cùng ngày.

    Bác sỹ Naresh Trehan, giám đốc điều hành bệnh viện Medicity tại Gurugram, gần thủ đô New Delhi nói rằng điều quan trọng là quan chức cần biết dịch COVID-19 đã lây lan trong một khu ổ chuột hay chưa.

    "Một khi chúng tôi biết có bệnh dịch đang diễn ra, chúng tôi sẽ cung cấp thực phẩm cho người dân và cách ly khu dân cư đó trong 2 tuần. Chúng tôi cần nắm được tình trạng của mỗi bệnh nhân. Những người nhiễm bệnh nhẹ thì sẽ cách ly ở nhà và kiểm soát sự di chuyển của người dân"

     Ấn Độ đã ghi nhận hơn 230 ca nhiễm bệnh vào ngày 3/4, nâng số ca nhiễm bệnh COVID-19 của cả nước lên 2547 trường hợp và 62 người tử vong.

    Ấn Độ cần phải chuẩn bị tinh thần đối phó với sự lây nhiễm trên diện rộng trong cộng đồng. Do vậy, thủ tướng Narendra Modi tuần trước đã ban bố quyết định phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày.

    "Chúng tôi đã thấy các bằng chứng cho sự lây nhiễm trong cộng đồng nhưng chưa biết quy mô lây lan này như thế nào. Mối lo của tôi là cho dù có chuẩn bị kĩ lưỡng thế nào thì khi dịch bệnh bùng phát, thì chúng tôi cũng không thể có đủ số giường bệnh, máy thở và các thiết bị bảo hộ cá nhân phục vụ cho công tác chữa bệnh," ông Trehan nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan: Gần 1.200 người vi phạm lệnh giới nghiêm đã bị bắt giữ

    Trong ba đêm qua, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ gần 1.200 người vi phạm lệnh giới nghiêm được áp đặt từ ngày 3/4 nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

    Ngày 6/4, người phát ngôn Cảnh sát Quốc gia Thái Lan cho biết những đối tượng trên đã cố tình đi lại trên đường phố và tụ tập đông người tại nhiều địa điểm trong 6 giờ đồng hồ thực hiện lệnh giới nghiêm (từ 22h ngày hôm trước đến 4h sáng ngày hôm sau), mà không có lý do chính đáng. Với việc vi phạm các quy định về lệnh giới nghiêm này, họ có thể bị truy tố theo luật khẩn cấp hiện đang được áp dụng tại Thái Lan.

    Theo cảnh sát Thái Lan, trong số những người vi phạm có nhiều thanh niên tụ tập thành nhóm, điều khiển xe máy lưu thông trên đường phố, người uống rượu hoặc sử dụng ma túy và một vài nhóm đánh bạc trong nhà.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TNS Đức từng tố Mỹ "cướp" lô khẩu trang bất ngờ đổi giọng sau khi Nhà Trắng và công ty Mỹ lên tiếng phản bác

    COVID-19: TQ phát hiện SARS-CoV-2 lây lan trong quần thể mèo ở Vũ Hán; Tây Ban Nha đón tin mừng - Ảnh 1.

    Thứ 6 tuần trước, một thượng nghị sĩ Đức đã cáo buộc Mỹ "ăn cướp" lô khẩu trang đang trên đường tới nước này với những lời cáo buộc và chỉ trích Mỹ gay gắt.

    Cụ thể, theo lời chia sẻ của Thượng nghị sĩ Đức Andreas Geisel, nước này đã đặt hàng một lô khẩu trang từ nhà máy 3M của Mỹ ở Trung Quốc vào tuần trước. Tuy nhiên, sau khi lô khẩu trang được chuyển đến Thái Lan và chuẩn bị đi Đức thì họ đã "mất dấu" lô hàng này.

    Vào Thứ 6 tuần trước, Thượng nghị sĩ Geisel đã cáo buộc phía Mỹ chặn đường và tịch thu lô khẩu trang, thậm chí còn gay gắt chỉ trích hành động của Mỹ giống như "cướp biển thời hiện đại", đồng thời coi đó là hành động "vô nhân đạo và không thể chấp nhận được".

    Phía công ty 3M của Mỹ đã nhanh chóng lên tiếng phản bác trước lời cáo buộc của Thượng nghị sĩ Mỹ. Công ty này cho biết họ chưa từng nhận được đơn đặt hàng nào từ Berlin, và Nhà Trắng cũng khẳng định không có liên quan tới vụ việc này.

    Trước thông tin phản bác của Nhà Trắng và công ty 3M, ông Geisel cũng đã rút lại lời cáo buộc của mình đối với Mỹ, và đính chính lại vào hôm thứ 7 (4/4) tuần trước) rằng Berlin đã không đặt hàng trực tiếp với công ty 3M, mà thông qua một công ty của Đức. "Chúng tôi đang cố gắng điều tra nhằm làm rõ vụ việc" cùng sở cảnh sát Berlin, theo một thông báo trên Twitter của văn phòng Thượng nghị sĩ Geisel.

    Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ lô khẩu trang này đã được đưa tới đâu. Mặc dù công ty 3M có thể không đưa lô hàng này về nước theo lệnh của Tổng thống Trump, nhưng vẫn có khả năng có người khác đã tiếp cận được lô hàng này tại điểm dừng chân ở Bangkok, Thái Lan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện virus SARS-CoV-2 lây lan trong quần thể mèo Vũ Hán

    Các bác sĩ thú y Trung Quốc đã thu thập mẫu huyết thanh từ các cá thể mèo hoang và mèo nhà ở Vũ Hán để xét nghiệm. Kết quả cho thấy 15% cá thể trong số đó dương tính với SARS-CoV-2.

    "Các nghiên cứu trước đây cho thấy mèo có thể là loài động vật nhạy cảm với SARS-CoV-2 . Trong nghiên cứu lần này, chúng tôi đã tìm hiểu sự lây nhiễm SARS-CoV-2 ở mèo bằng cách phát hiện các kháng thể trong huyết thanh", trích dẫn bản báo cáo tóm tắt của nhóm tác giả.

    Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu huyết thanh từ ừ các cá thể mèo hoang và mèo nhà ở Vũ Hán để xét nghiệm.

    Trong đó, có 102 mẫu được thu thập sau khi dịch COVID-19 bùng phát, và 39 mẫu được lấy trước khi dịch bùng phát.

    Tổng cộng 15 trong số 102 mẫu huyết thanh (tương đương 14,7%) có kết quả dương tính với miền liên kết thụ thể (RBD) của SARS-CoV-2.

    "Dữ liệu này cho thấy SARS-CoV-2 đã lây lan trong quần thể mèo Vũ Hán trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát", bản tóm tắt kết luận.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha tiếp tục đón nhận tin mừng

    TQ bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; cựu Thủ tướng Libya qua đời sau khi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Theo số liệu mới được Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố ngày hôm nay (6/4), tốc độ lây lan của dịch COVID-19 tại nước này đã tiếp tục giảm tốc: Trong vòng 24h qua, Tây Ban Nha ghi nhận thêm 637 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong toàn quốc lên 13.055 trường hợp và tăng 5,1% so với 1 ngày trước đó. Đây cũng là mức tăng số ca tử vong trong 24h thấp nhất - tính theo tỉ lệ phần trăm - được ghi nhận kể từ đầu tháng 3 đến nay.

    Hiện tại, trong số hơn 135.000 ca bệnh được xác nhận, có 81.540 ca đang được chữa trị và hơn 40.400 ca đã hồi phục. Mức tăng về số ca nhiễm trong 24h cũng đã chậm lại, theo Bộ Y tế Tây Ban Nha.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đạt thắng lợi đầu tiên, Italy thận trọng lập chiến lược "sống chung với virus" sau đỉnh dịch

    TQ bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; cựu Thủ tướng Libya qua đời sau khi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

    Italy đang thận trọng xem xét nới lỏng một số biện pháp cách ly khi dịch viêm phổi cấp do virus corona (COVID-19) giảm tốc độ lây lan đáng kể hoặc dừng lây lan tại nước này, cùng với đó là kế hoạch nâng cao chất lượng hệ thống y tế để phòng thủ trước loại virus này, hãng thông tấn RT (Nga) đưa tin.

    Theo RT, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza đã tiết lộ về một chiến lược 5 bước để nước này có thể chiến đấu trường kỳ với đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 15.800 người, tính đến thời điểm hiện tại.

    "Vẫn còn nhiều tháng khó khăn phía trước. Nhiệm vụ của chúng ta là chuẩn bị các điều kiện để 'sống chung' với virus", tờ La Repubblica (Italy) dẫn lời ông Speranza.

    Xét trên số ca tử vong do nhiễm bệnh, Italy là quốc gia bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu. Theo lời Bộ trưởng Speranza, nước này sẽ dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn quốc này "chậm mà chắc". Dự kiến, một khi chính phủ Italy xác nhận rằng đất nước đã vượt qua đỉnh dịch, chính quyền sẽ công bố tình trạng khẩn cấp bước sang "giai đoạn 2", nới lỏng một phần các lệnh phong tỏa và giới nghiêm.

    Tuy nhiên, một số biện pháp phòng chống dịch như giãn cách xã hội và sử dụng khẩu trang phẫu thuật trên diện rộng sẽ tiếp tục được áp dụng. Lệnh cấm người dân di chuyển và cấm các hoạt động kinh tế không thiết yếu của chính phủ nước này có thể sẽ tiếp tục được kéo dài thêm sau ngày 15/4...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cựu Thủ tướng Libya qua đời do COVID-19

    TQ bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; cựu Thủ tướng Libya qua đời sau khi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

    Cựu Thủ tướng Libya Mahmoud Jibril. Ảnh: Getty

    Theo thông cáo của Liên minh Các lực lượng dân tộc (NFA) Libya, Cựu Thủ tướng Mahmoud Jibril đã qua đời hôm Chủ nhật (5/4) vừa qua tại thủ đô Cairo, Ai Cập, sau khi ông được xác nhận nhiễm COVID-19 vào ngày 27/3.

    Ông Mahmoud Jibril, 67 tuổi, từng là Thủ tướng lâm thời của chính phủ phe đối lập và đã lãnh đạo Libya trong thời gian nước này xảy ra nội chiến, cho đến khi cuộc bầu cử hậu Gadhafi đầu tiên được tổ chức năm 2012.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca nhiễm COVID-19 mới

    18 giờ ngày 6/4, Bộ Y tế đã công bố thêm các ca bệnh mắc Covid-19 mới, nâng tổng số người mắc bệnh tại Việt Nam lên 245 trường hợp.

    Ca bệnh 242 (BN242): Bệnh nhân nam, 47 tuổi, quốc tịch Việt Nam, cư trú tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Ngày 12/3, bệnh nhân đưa vợ đi khám bệnh tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai và về trong ngày, ăn uống tại quán cơm đường Giải Phóng đối diện cổng bệnh viện.

    Từ đó đến nay chưa quay lại bệnh viện. Ngày 30/3, bệnh nhân khai báo trạm y tế và được cách ly tại nhà ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, không có biểu hiện triệu chứng. Bệnh nhân có tiếp xúc gần với người nhà, người thân và bạn kinh doanh.

    Ngày 4/4 được lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 6/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 243 (BN243): Bệnh nhân nữ, 34 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, sinh sống và làm việc tại Nga. Ngày 25/3, bệnh nhân từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, ghế 23A, nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài.

    Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội. Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 5/4 cho kết quả dương tính với SARS-COV-2. Hiện được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 244 (BN244): Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Đức Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình, nhân viên phục vụ quán ăn nhanh tại Đức.

    Bệnh nhân từ Đức đến Nga trên chuyến bay SU2313, số ghế 20F, nối chuyến từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, ghế 40C, nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài ngày 25/3. Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội.

    Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội ngày 6/4 cho kết quả dương tính với SARS-COV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Ca bệnh 245 (BN245): Bệnh nhân nữ, 21 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Quỳnh Sơn, Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhân viên làm móng tại Tây Ban Nha. Bệnh nhân từ Tây Ban Nha đến Nga trên chuyến bay SU250, số ghế 26B, nối chuyến từ Nga về Việt Nam trên chuyến bay SU290, số ghế 30H và nhập cảnh tại Sân bay Nội Bài ngày 25/3.

    Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được đưa đi cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học FPT, Thạch Thất, Hà Nội. Xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 6/4 cho kết quả dương tính SARS-COV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 tại Iran vượt mốc 60.000 người

    TQ bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; số ca nhiễm COVID-19 mới tại Nga tăng kỷ lục - Ảnh 1.

    Bệnh viện dã chiến tại Tehran, Iran. Ảnh: AP

    Theo thông cáo phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpoor trên truyền hình nhà nước ngày hôm nay (6/4), nước này đã ghi nhận thêm 2.274 ca nhiễm COVID-19 mới trong vòng 24h qua, nâng tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này lên 60.500 người.

    Ngoài ra, đã có thêm 136 ca tử vong mới liên quan đến virus corona chủng mới được xác nhận trong ngày 5/4. Hiện tổng số ca tử vong do COVID-19 tại quốc gia Trung Đông này là 3.739 người.

    Iran là quốc gia bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề nhất tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, vẫn có một thông tin tích cực là đã có 24.237 bệnh nhân hồi phục và được xuất viện kể từ khi dịch bùng phát tại nước này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các nước châu Âu xem xét nới lỏng các biện pháp cách ly

    Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, chính phủ một số nước châu Âu đã bắt đầu chuẩn bị nới lỏng các biện pháp cách ly, vốn được triển khai nhằm làm giảm sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ và Phần Lan đã thành lập các ủy ban chuyên gia để nghiên cứu giảm dần các biện pháp cách ly và những hạn chế nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, các quốc gia này cũng đang nỗ lực tránh làn sóng dịch bệnh thứ hai có thể gây quá tải hệ thống y tế.

    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez ngày 4/4 đã gia hạn việc đóng cửa đất nước thêm 2 tuần cho đến ngày 26/4 tới, song lệnh cấm vào tháng trước đối với tất cả các hoạt động không quan trọng, bao gồm cả sản xuất và xây dựng, sẽ được dỡ bỏ sau lễ Phục sinh. Thủ tướng Sanchez khẳng định sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh, Tây Ban Nha sẽ trở về cuộc sống bình thường và khôi phục nền kinh tế. Trong hai tuần qua, nhóm nghiên cứu dịch tễ học nước này đã nghiên cứu kế hoạch khôi phục hoạt động kinh tế và xã hội.

    Trong khi đó, ông Angelo Borrelli, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, tuyên bố rằng "giai đoạn hai" đóng cửa đất nước có thể bắt đầu vào tháng tới. Ông cho biết từ nay đến ngày 16/5 tới, Italy có thể có thêm các số liệu tích cực cho phép việc khôi phục hoạt động và sau đó nước này sẽ bắt đầu chuyển sang giai đoạn hai.

    Đan Mạch, một trong những nước đầu tiên ngừng hoạt động và đóng cửa biên giới, trở thành quốc gia đầu tiên vào tuần trước đưa ra lịch trình dỡ bỏ các hạn chế. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen ngày 30/3 nêu rõ nếu sau lễ Phục Sinh, biện pháp giãn cách xã hội giúp các số liệu về COVID-19 trở nên ổn định và tạo cơ sở cho việc nới lỏng hạn chế, chính phủ sẽ từng bước khôi phục các hoạt động một cách có kiểm soát.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 mới tăng kỷ lục, Nga báo động đỏ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch Covid-19 có thể sẽ thay đổi thói quen ăn uống của người châu Á

    Theo một nghiên cứu, người tiêu dùng châu Á dường như sẽ không quay trở lại thói quen thường xuyên đi ăn ngoài và thay vào đó họ sẽ gọi đồ ăn về hoặc ăn ở nhà khi cuộc sống trở lại bình thường sau đại dịch Covid-19.

    "Thói quen ăn uống của người tiêu dùng trên khắp châu Á có thể thay đổi vĩnh viễn khi thế giới vượt qua tác động của đại dịch", đây là nhận định sau một cuộc khảo sát trực tuyến của công ty Nielsen. Khảo sát này được tiến hành trên hơn 6.000 người ở 11 quốc gia/vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Singapore và Indonesia từ ngày 6 đến 17/3.

    Tại Trung Quốc, 86% người được hỏi cho biết họ sẽ ăn ở nhà thường xuyên hơn trước khi dịch bệnh bùng phát, tiếp theo là 77% ở Hồng Kông. Ở Hàn Quốc, Malaysia và Việt Nam là 62%.

    Cuộc khảo sát cho thấy, sự thay đổi trong lĩnh vực bán lẻ, đặc biệt là đối với phân khúc thực phẩm và đồ uống.

    Vaughan Ryan, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á tại Nielsen Connect cho biết, cuộc khủng hoảng Covid-19 chắc chắn đã thay đổi thái độ và hành vi của người tiêu dùng.

    Trung Quốc bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; Thủ tướng Anh nhập viện - Ảnh 1.

    Kết quả khảo sát của Nielsen.

    "Tôi không cho rằng, mọi người sẽ ngừng ăn ở nhà hàng, nhưng rõ ràng tác động của dịch bệnh sẽ kéo dài trong một thời gian nữa và chúng tôi hy vọng người tiêu dùng sẽ tiếp tục ăn 'nhiều hơn' ở nhà trong tương lai gần. Tuy nhiên, khi hành vi của người tiêu dùng trên các thị trường chắc chắn đã thay đổi trong ngắn hạn thì câu hỏi tiếp theo là 'Khi nào nó sẽ trở lại bình thường?'. Câu trả lời là có thể không bao giờ", ông nói.

    Norma Chu, người sáng lập DayDayCook cho biết, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, đã có những thay đổi đáng kể trong mô hình mua sắm thực phẩm của người tiêu dùng ở các khu vực khác nhau.

    Bà cho biết, trên trang bán hàng trực tuyến Tmall, sức mua một số mặt hàng thực phẩm không thiết yếu, như đồ ăn nhẹ, các loại hạt giảm từ 73,38% xuống còn 21,98%. Mặt khác, sức mua các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, như mì, gạo, dầu, đồ khô và gia vị của Trung Quốc đã tăng đáng kể từ 26,3% trước khi dịch bệnh bùng phát lên 67,69% hiện nay.

    Deepika Chandrasekar, chuyên gia tại Euromonitor International, cho biết ở Singapore, các nhà hàng cũng đang chịu tác động mạnh mẽ của đại dịch.

    "Dường như các nhà hàng đang giảm giá khi [khách hàng] ăn ở nhà nhiều hơn", bà nói. "Mặc dù vậy, các đơn đặt hàng trực tuyến đã tăng lên".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó Thủ tướng trân trọng cảm ơn Nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch

    Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, tính tới hôm nay (6/4), Việt Nam đã trải qua đúng 1 tháng kể từ giai đoạn II.

    Tới nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới thì nước ta có 241 người nhiễm bệnh, đứng thứ 96 trên thế giới về số ca nhiễm và là 1 trong 3 nước có trên 200 ca nhiễm bệnh mà chưa có người tử vong. Có thể khẳng định tới giờ phút này, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh.

    Theo Phó Thủ tướng, Có được điều đó vì chúng ta có sự lãnh đạo, chỉ đạo rất sâu sát, đúng đắn của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc rất đồng bộ, quyết liệt của các lực lượng chức năng.

    Nhưng đặc biệt và trên hết là nhờ có sự tham gia của nhân dân ta với tinh thần "mỗi người dân là một chiến sĩ chống dịch".

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhận định, Việt Nam đã và đang kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, nhưng phía trước còn gian khó, tiềm ẩn không ít rủi ro nên không được chủ quan, lơi lỏng.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

     

    Trân trọng cảm ơn nhân dân đã chung sức, đồng lòng chống dịch cho dù phải chịu không ít bất tiện, thậm chí thiệt thòi về lợi ích kinh tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 4 bệnh nhân khỏi bệnh Covid-19, Việt Nam có 95 người hết bệnh

    Ngày 6/4, Bộ Y tế đã thông tin về 4 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Như vậy, đến thời điểm này tại Việt Nam đã có tổng cộng 95 bệnh nhân khỏi bệnh.

    Tại bệnh viện Đà Nẵng 1 người khỏi bệnh là bệnh nhân 122: Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng. Ngày vào viện: 22/3/2020.

    Tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Cần Thơ trường hợp khỏi bệnh là bệnh nhân 154: Bệnh nhân nữ, 23 tuổi, quốc tịch Việt Nam điều trị tại bệnh viện Lao và bệnh Phổi Cần Thơ. Ngày vào viện: 24/3/2020

    Tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh trường hợp khỏi bệnh là bệnh nhân 117: bệnh nhân nam, 30 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Ngày vào viện 22/3/2020

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh nhập viện

    Hôm 5/4, Thủ tướng Borish Johnson được đưa vào bệnh viện để tiến hành kiểm tra thêm sau 10 ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2

    "Theo lời khuyên của bác sĩ, Thủ tướng đã nhập viện tối nay để tiến hành thêm các xét nghiệm. Đây là một bước phòng ngừa vì thủ tướng tiếp tục có các triệu chứng liên quan đến Covid-19 kéo dài 10 ngày sau khi xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2", Văn phòng Thủ tướng Anh cùng ngày cho biết.

    Trung Quốc bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; Thủ tướng Anh nhập viện - Ảnh 1.

    Thủ tướng Borish Johnson

    Sang ngày hôm nay, 6/4, Bộ trưởng Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương Anh Robert Jenrick cho biết, mặc dù nhập viện nhưng ông Johnson vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm điều hành chính phủ Anh.

    Ông nói thêm rằng, trường hợp của Thủ tướng Anh "không phải là nhập viện khẩn cấp."

    "Chúng tôi hy vọng khi có các kết quả xét nghiệm, ông ấy có thể quay lại số 10 phố Downing sớm nhất có thể", Bộ trưởng Jenrick nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Putin tiếp tục làm việc từ xa sau khi tiếp xúc bác sỹ mắc Covid-19

    Tổng thống Nga Putin dự kiến sẽ tiếp tục điều hành công việc từ xa thêm ít nhất 1 tuần nữa.

    Đây là thông báo của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình "Moscow. Kremlin. Putin" của kênh truyền hình Rossiya-1.

    “Một tuần đã trôi qua và Tổng thống sẽ làm việc từ xa thêm ít nhất 1 tuần nữa, hoặc thậm chí lâu hơn”, ông Dmitry Peskov nói, đồng thời nhấn mạnh rằng quyết định làm việc từ xa của Tổng thống Putin không liên quan đến tin tức về việc bác sỹ Denis Protsenko, Giám đốc bệnh viện Kommunarka tại Moscow bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ai điều hành nước Anh nếu ông Johnson phải tạm xa công việc vì Covid-19?

    Với vai trò là Ngoại trưởng kiêm Bộ trưởng đứng đầu trong nội các chính phủ, ông Dominic Raab được cho là nhân vật sẽ thay thế ông Boris Johnson điều hành đất nước nếu như Thủ tướng Anh không thể làm việc vì nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19.

    TQ bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; Ấn Độ ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab. Ảnh: AP.

    Cho đến hiện tại, các trợ lý của Thủ tướng Anh vẫn nhấn mạnh rằng ông Boris Johnson có thể tiếp tục làm việc thông qua hình thức truyền hình trực tuyến, giống như phần lớn lực lượng lao động hiện nay. Đến tối 5/4 (theo giờ địa phương), Phố Dowing cho biết, ông Raab dự kiến sẽ chủ trì cuộc họp về Covid-19 của Chính phủ vào sáng 6/4. Mặc dù vậy, ông Johnson vẫn chịu trách nhiệm về các hoạt động của Chính phủ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc bị tố gửi khẩu trang làm từ "vải đồ lót" cho Pakistan

    Trung Quốc được cho là đã gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót đến Pakistan thay vì khẩu trang N95 như đã hứa để giúp quốc gia Nam Á này đối phó dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19).

    Trong đoạn video phát trên kênh truyền hình News Break TV có trụ sở tại Lahore - thủ phủ của tỉnh Punjab, người ta nghe được giọng của một phóng viên: "Trung Quốc đã liên lạc với chúng tôi. Họ nói sẽ gửi khẩu trang N95 đến chính quyền tỉnh Sindh nhưng cuối cùng lại gửi khẩu trang làm bằng vải đồ lót. Lãnh đạo tỉnh Sindh chưa kiểm tra đã vội vã gửi khẩu trang đến các bệnh viện. Các bác sĩ và y tá tuyên bố khẩu trang này là một trò đùa".

    Cuối tháng trước, Trung Quốc đã đề nghị Pakistan mở cửa biên giới giữa hai nước trong một ngày để cung cấp thiết bị y tế giúp Pakistan chống lại đại dịch Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản ghi nhận gần 400 trường hợp mới trong một ngày

    Bộ Y tế Nhật Bản đã công bố 378 ca nhiễm mới và thêm 3 ca tử vong trên toàn quốc vào ngày Chủ nhật.      

    Như vậy, tổng số ca nhiễm trên cả nước đã tăng lên 4.366, với 712 ca từ tàu du lịch Diamond Princess.

    Khoảng 84 người đã tử vong, với 11 người thuộc tàu du lịch trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Berlin đề nghị quân đội hỗ trợ vận chuyển khẩu trang để tránh bị nẫng tay trên

    Chính quyền thành phố Berlin đã yêu cầu quân đội Đức hỗ trợ trong việc vận chuyển khẩu trang y tế và đồ bảo hộ sau khi có thông báo về sự biến mất của 200.000 khẩu trang mà Berlin đã mua cho sở cảnh sát.

    Người phát ngôn của lực lượng vũ trang của Đức Bundeswehr xác nhận đã nhận được yêu cầu hỗ trợ quân sự trên.

    Tuy nhiên, giới chức Đức cho rằng, quân đội không muốn tham gia việc vận chuyển những loại hàng hoá mà các hãng hàng không dân sự thực hiện để tránh việc cạnh tranh.

    "Các lựa chọn thương mại và dân sự nên được sử dụng trước tiên",  người phát ngôn lực lượng vũ trang Đức nói. "Bundeswehr sẽ lùi lại càng lâu càng tốt và chỉ hành động khi không còn lựa chọn thương mại hay dân sự nào".

    Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Andreas Geisel, đã chỉ trích Mỹ đã tịch thu 200.000 khẩu trang y tế do một công ty Mỹ sản xuất cho Đức khi số hàng đang được chuyển đi tại Bangkok (Thái Lan).

    “Anh không thể hành xử như vậy với đối tác xuyên Đại Tây Dương. Không thể để cách hành xử kiểu miền Tây hoang dã này chi phối, ngay cả trong thời điểm khủng hoảng toàn cầu”, ông Geisel nói.

    TQ bị tố gửi khẩu trang làm từ vải đồ lót cho Pakistan; Ấn Độ ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Một thành viên của lực lượng vũ trang Đức cầm khẩu trang ở Gera, Đức. Ảnh: AP

    Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm 2/4 cho biết, chính quyền ông thấy các đơn đặt hàng bị hủy trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thiếu hụt nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số quan chức Pháp đang đổ lỗi cho những người Mỹ không xác định lao vào, trả giá cao hơn để giành lấy nguồn hàng mà đáng kể dành cho Pháp hoặc các nước châu Âu khác.

    "Người Mỹ đã nẫng một lô hàng khẩu trang trên tay của chúng tôi. Chúng tôi trả tiền khi nhận hàng vì muốn đảm bảo giao kèo trong khi người Mỹ vung tiền và chẳng thèm ngó qua. Đương nhiên cách này hấp dẫn hơn đối với những người muốn trục lợi trong thời điểm tai họa toàn cầu này", bà Valrie Pecresse, Chủ tịch Hội đồng vùng Ile-de-France ở Paris (Pháp) cho biết.

    Tuy nhiên, Đại sứ quán Mỹ tại Paris khẳng định, tất cả những bình luận cho rằng, chính phủ Mỹ có liên quan đến các hoạt động như vậy là hoàn toàn sai lầm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    “Thủ phủ” hoa tại Hà Nội nở rộ giữa dịch COVID-19: Tưởng thắng vụ mà thành bại, hoa cười nhưng người khóc

    Thời điểm này, một số các làng hoa lớn tại Hà Nội như Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), xã Hạ Mỗ ( huyện Đan Phượng) đang vào vụ chờ thu hoạch. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 nên tất cả các loại hoa đều mất giá và không bán được. Đa số người dân nơi đây lâm vào cảnh lỗ vốn, "hoa cười nhưng người khóc".

    Ghi nhận vào chiều ngày 5/4, tại làng hoa Tây Tựu, dù đa số các loại hoa như hoa cúc, hồng, ly, hoa loa kèn đều đã vào vụ cho thu hoạch nhưng không khí thu hoạch hoa nơi đây vẫn vô cùng ảm đạm.

    Một số vườn hoa dù đã nở rộ nhưng người dân không thu hoạch để héo thậm chí cắt bỏ.

    Những người dân tại những địa điểm này cho biết, kể từ sau dịp Tết (2020), tất cả các loài hoa được trồng tại đây như hoa cúc, hoa hồng và đặc biệt là hoa ly đều chung giảm giá mạnh. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các loại hoa đều chung cảnh ế ẩm, khó bán.

    "Ngày thường thì không bán được vì không ai mua, cũng không còn chợ mà bán nữa. Mai ngày rằm nên hôm nay mọi người tranh thủ thu hoạch để mai còn bán được cho lái buôn chứ không chắc cũng bỏ. Giờ trồng hoa gì cũng lỗ nặng vì mất giá, không bán được. Nhà tôi trồng hoa cúc vốn bỏ ra ít nên chỉ lỗ khoảng hơn 10 triệu đồng", chị Minh chia sẻ.

     

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 2.

    Hoa hồng cũng rơi vào tình trạng ế ẩm.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 3.

    Những hộ gia đình trồng hoa ly chịu lỗ vốn nặng nề nhất do con giống có giá cao.

    "Thấy hoa đẹp cứ tưởng thắng vụ nhưng lại thành bại, hoa thì cười rồi nhưng người khóc. Mà cũng không khóc được", bà Hiền tâm sự.

     

    Bài viết được tham khảo từ kenh14.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/thu-phu-hoa-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện trường hợp dương tính lần 1 SARS-CoV-2 sau khi khám ở BV Bạch Mai 23 ngày trước

    Về trường hợp này, theo báo cáo của CDC Hà Nội, công dân Q.Q.T., sinh năm 1973, ở xã Mê Linh, huyện Mê Linh đến khám, điều trị ngoại trú tại khoa Dị ứng miễn dịch, Bệnh viện Bạch Mai vào ngày 12/3, đến 9h15 ngày 6/4 dương tính với Sars-CoV-2.

    Huyện Mê Linh đã cử đội phản ứng nhanh, phối hợp với UBND xã Mê Linh khẩn trương tiến hành điều tra, khoanh vùng, dập dịch, xử lý theo quy định.

    Huyện đã đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Nhiệt đới TƯ cơ sở 2 để theo dõi, điều trị. Phối hợp điều tra, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần (Fl), các trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2), đề nghị UBND xã, thị trấn ra quyết định cách ly y tế.

    Cùng với đó, huyện đã thành lập ngay các chốt cách ly toàn bộ xóm Bàng, để khoanh vùng ổ dịch. Đảm bảo công tác an sinh xã hội cho người dân trong khu vực.

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung sau đó, yêu cầu tiếp tục rà soát và ra quyết định cách ly ngay các trường hợp có yếu tố liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.

    Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

     

    Còn bao nhiêu người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 – 25/3 thì phải cách ly nghiêm túc.

      

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Ireland đăng ký làm bác sĩ

    Theo The Guardian, Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đã đăng ký làm bác sĩ để hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế nước này  trong cuộc chiến chống Covid-19.

    Được biết, Thủ tướng Varadkar là bác sĩ trước khi trở thành chính trị gia. Và trong đại dịch lần nay, ông sẽ làm việc 1 ca/tuần trong vai trò bác sĩ.

    "Rất nhiều thành viên gia đình và bạn bè của ông đang làm trong ngành y. Ông muốn hỗ trợ dù chỉ bằng hành động nhỏ bé", văn phòng Thủ tướng Varadkar thông báo.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Thủ tướng Ireland Leo Varadkar. Ảnh: Irish Mirror

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm ở Ấn Độ vượt quá 4.000

    Bộ Y tế Ấn Độ công bố vào hôm thứ Hai rằng,  4.067 người nước này có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

    Nước này cũng ghi nhận 109 trường hợp tử vong do chủng virus corona mới.

    Tuần trước, một trong những khu ổ chuột lớn nhất châu Á, nằm ở Mumbai, đã xác nhận ca tử vong do Covid-19 đầu tiên và các bác sĩ hàng đầu Ấn Độ cảnh báo rằng nước này phải chuẩn bị đối mặt với "các vụ tấn công" của đại dịch lần này.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Công nhân phun thuốc khử trùng một khu dân cư ở Prayagraj, Ấn Độ, vào ngày 4/4. Ảnh: Rajesh Kumar Singh / AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan ghi nhận hơn 2.200 ca nhiễm

    Thái Lan xác nhận 51 ca nhiễm mới vào thứ Hai, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 2.220, theo Bộ Y tế Thái Lan.

    Ngoài ra, nước này có thêm 3 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 26.

    Số ca nhiễm mới được báo cáo hôm thứ Hai là giảm mạnh so với 102 ca nhiễm được báo cáo vào Chủ nhật.

    Thủ đô Bangkok được coi là tâm dịch Covid-19 tại nước này, trong khi điểm du lịch nổi tiếng Phuket có tỷ lệ cao thứ hai.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Thái Lan. Ảnh: Reuters

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đã thực hiện cách ly, kiểm soát hết người từng đến bệnh BV Bạch Mai

    Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát hết người đến bệnh viện Bạch Mai.

    Theo báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai, đến 16h00 ngày 5/4/2020 có 3.237 người đang trong bệnh viện, trong đó có 2.196 nhân viên, 775 bệnh nhân, 266 người nhà bệnh nhân. Đã thực hiện 8.683 xét nghiệm virus SARS-CoV-2, trong đó có 8.652 mẫu âm tính, 22 mẫu dương tính đã công bố chủ yếu từ công ty Trường sinh.

    Đến 18h00 ngày 5/4/2020, đã rà soát 52.239 người bao gồm: 2.272 cán bộ y tế của Bệnh viện, 4.309 bệnh nhân nội trú, 1.937 bệnh nhân ngoại trú, 23.193 bệnh nhân khám ngoại trú, 12.775 người thân/người chăm sóc, 747 nhân viên phục vụ và 7.006 người khác liên quan. Trong số này đã tiến hành cách ly 26.579 người, lấy mẫu xét nghiệm 14.656 người, 5.820 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả. Các địa phương đã thực hiện việc cách ly và kiểm soát hết người đến bệnh viện Bạch Mai.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Bài viết được tham khảo từ vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/xa-hoi/da-thuc-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh nhập viện vì Covid-19, Tổng thống Trump gửi lời hỏi thăm

    "Ông ấy là người bạn của tôi, là một người tuyệt vời và là nhà lãnh đạo tuyệt vời. Ông ấy phải nhập viện trong ngày hôm nay, nhưng tôi hy vọng và chắn chắn rằng ông ấy sẽ khỏe lại. Ông ấy là một người mạnh mẽ", ông Trump nói trong cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng hôm 5/4.

    Nhà lãnh đạo Mỹ nói thêm rằng tất cả người dân Mỹ cũng đang cầu nguyện cho Thủ tướng Anh sớm hồi phục.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TQ kiếm 1.4 tỉ USD nhờ xuất khẩu 4 tỉ khẩu trang và vật tư

    Nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nghiêm trọng các sản phẩm chống dịch thiết yếu. Đức, Canada, và Pháp tuần qua thậm chí cáo buộc Mỹ đã tìm cách "hớt tay trên" các lô hàng vật tư y tế mà các nước đặt mua bằng cách... trả giá cao hơn.

    Kể từ ngày 1/3 đến nay, với đơn đặt hàng từ hơn 50 quốc gia, Trung Quốc đã xuất khẩu 3,86 tỷ khẩu trang, 37.5 triệu bộ quần áo bảo hộ, 16.000 máy thở và 2.84 triệu bộ dụng cụ thử nghiệm COVID-19.

    Tuy nhiên, nhiều quốc gia nhập khẩu thiết bị y tế từ Trung Quốc trong đó có Hà Lan, Philippines, Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha đã lên tiếng phàn nàn về các sản phẩm y tế không đạt tiêu chuẩn hoặc bị lỗi.

    Đầu tuần này, chính phủ Trung Quốc đã quyết định tăng cường các quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu đối với thiết bị y tế cho công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó yêu cầu các sản phẩm phải đáp ứng cả các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và của các quốc gia nhập khẩu.

    Theo lời ông Zhang Qi thuộc Cục quản lý giám sát dược phẩm nhà nước (Trung Quốc), nước này cũng đã tăng năng lực sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 lên hơn 4 triệu bộ/ngày.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thi thể nạn nhân COVID-19 "xếp hàng" chật hành lang bệnh viện

    Bang New York, tâm dịch lớn nhất nước Mỹ, hôm 5/4 vừa qua đã lần đầu tiên ghi nhận số ca tử vong giảm nhẹ so với 1 ngày trước đó. Tuy nhiên, với 7.300 ca nhiễm mới và gần 600 trường hợp tử vong mới, tình hình tại bang New York vẫn rất nghiêm trọng.

    Trong khi đó, hãng thông tấn Reuters (Anh) hôm 5/4 đã đăng tải loạt hình ảnh "từ tâm dịch New York", trong đó bao gồm rất nhiều tấm hình ghi lại tình trạng đau thương của bang này trước sự tấn công của dịch bệnh.

    Đó là hình ảnh về những nạn nhân COVID-19 qua đời trong cô độc, sau đó thi thể của họ được đặt trong chiếc túi màu da cam và được nhân viên y tế chuyển tới các "nhà xác dã chiến" - thực chất là các xe tải đông lạnh - ở phía bên ngoài bệnh viện.

    Một số hình ảnh cho thấy các thi thể của nạn nhân phải "xếp hàng" trong hành lang của bệnh viện, chờ đợi đến lượt được các nhân viên y tế chuyển đi.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.
    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Không chịu đeo khẩu trang, người đàn ông Philippines bị bắn chết

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Người dân được đo thân nhiệt trước khi vào một khu chợ ở Philippines. Ảnh: AP

    Thông tin từ báo cáo của cảnh sát cho biết vụ việc xảy ra tại thị trấn Nasipit, tỉnh Agusan del Norte vào ngày 2-4. "Nghi phạm được một nhân viên y tế trong làng nhắc nhở vì không đeo khẩu trang. Nhưng nghi phạm đã nổi giận, có lời lẽ khiêu khích và cuối cùng dùng lưỡi hái tấn công nhân viên" - bản báo cáo viết.

    Người đàn ông được cho là đang trong tình trạng say xỉn. Sau khi cố xoa dịu ông ta không được, một viên cảnh sát đã bắn chết nghi phạm.

    Đây là lần đầu tiên cảnh sát Philippines bắt chết người dân vì không chịu tuân theo quy định nghiêm ngặt trong việc ngăn chặn dịch Covid-19 . Trước đó, vào ngày 1-4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cảnh báo ông sẽ yêu cầu cảnh sát và quân đội bắn chết bất kỳ ai gây rối.

    Báo The Star đưa tin Đảo Luzon đã bị phong tỏa kể từ ngày 16-3. Người dân không được phép rời khỏi nhà trừ khi ra ngoài mua nhu yếu phẩm, đến nhà thuốc hay là nhân viên tuyến đầu.

    Trong một diễn biến khác tại Philippines, một mục sư đang đối mặt với các cáo buộc vì tổ chức nghi thức cầu nguyện có gần 500 người tham gia tại nhà thờ của ông này ở TP Cagayan de Oro vào ngày 5-4. Chỉ huy đồn cảnh sát Divisoria Sebastian Chua cho biết mục sư Alfred Caslam, 58 tuổi, bị bắt trong lúc đang cử hành nghi thức.

    Ông Chua nói ông Caslam có thể bị kết tội vi phạm mục 9 (d) của Đạo luật Cộng hòa 13332 hoặc Báo cáo Bắt buộc về Các Căn bệnh và Sự kiện Sức khỏe Đáng chú ý thuộc Đạo luật liên quan đến Sức khỏe Cộng đồng. Mục sư Caslam có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến một năm và phải nộp phạt lên đến 50.000 peso.

    Cảnh sát Chua cho biết ông Caslam đã bất chấp lệnh cấm của chính phủ về việc cấm tụ tập giữa đại dịch Covid-19 và không tuân theo một người có thẩm quyền. "Chúng tôi đã cảnh báo ông ta từ ngày 29-3 về các chính sách cách ly xã hội và tụ tập đông người vì virus nhưng dường như ông ta không nghe theo" - trích lời ông Chua. Được biết, trong số những người đi lễ có cả trẻ em, người già và người khuyết tật.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 2.

    Mục sư Alfred Caslam, 58 tuổi, bị bắt trong lúc đang cử hành nghi thức


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nikkei: Thủ tướng Nhật sắp tuyên bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Thủ tướng Abe (giữa) đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 hôm 5/4. Ảnh: Kyodo.

    Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzoe quyết định vào hôm 6/4 là sẽ tuyên bố trình trạng khẩn cấp về dịch bệnh Covid-19 tại nước này, theo nguồn tin Nikkei.

    Thông tin này xuất hiện trong bối cảnh thủ đô Tokyo của Nhật Bản xuất hiện nhiều ca nhiễm virus SARS-CoV-2(gây bệnh Covid-19 ) với tốc độ nhanh kỷ lục.

    Theo Nikkei, chính phủ Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc họp phi chính thức gồm các chuyên gia và bắt đầu chuẩn bị cho việc công bố tình trạng khẩn cấp.

    Tokyo và các vùng phụ cận cũng như Osaka dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng bởi việc ban bố trên.

    Thủ tướng Abe đã gặp gỡ các bên bao gồm Bộ trưởng Y tế Kato và bộ trưởng chính sách kinh tế và tài khóa Nishimura vào hôm 5/4 để thảo luận về tình trạng lây nhiễm.

    Ông Nishimura – người đứng đầu bộ phận phản ứng về Covid-19 của chính phủ Nhật, nói trên kênh truyền hình NHK: "Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp một cách không chần chừ. Chúng tôi đang tìm kiếm các dấu hiệu của tình trạng tăng ca nhiễm quá mức". Ông này cho biết thêm, tình hình đang trở nên rất cực kỳ căng thẳng.

    Cũng trong chương trình truyền hình trên, Thống đốc Tokyo, Koike Yuriko, kêu gọi chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp ngay.

    Việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ giúp các thống đốc trong các vùng nói trên có thêm quyền chính thức như ra lệnh yêu cầu người dân ở yên trong nhà.

    Hiến pháp Nhật Bản không cho phép chính quyền yêu cầu các cá nhân ở nhà do mối quan ngại về quyền tự do dân sự.

    Thủ tướng Nhật Bản được cho là sẽ hỏi ý kiến một ban chuyên môn trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp bên cạnh việc thông báo trước cho hai viện của quốc hội nước này.

    Thủ tướng Abe trong thời gian qua đã bị chỉ trích là chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Sự chần chừ của ông Abe được cho là xuất phát từ việc mong muốn vẫn tổ chức được Olympic ở Tokyo vào mùa hè như kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên Ủy ban Olympic Quốc tế đã quyết định hoãn Thế vận hội này sang năm 2021./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ đóng cửa ngành đường sắt lần đầu tiên trong 167 năm qua

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 1.

    Ảnh: Sanjay Kanojia/AFP/Getty Images

    Khi thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi ra lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 25/3, ngành đường sắt Ấn Độ đã đưa ra quyết định chưa từng thấy khi ngừng vận chuyển hành khách trên khắp đất nước cho tới ngày 14/4.

    Đây là lần đầu tiên trong vòng 167 năm ngành đường sắt ở quốc gia châu Á này ngừng hoạt động.

    Hiện tại, Ấn Độ quyết định biến 20.000 toa tàu thành các điểm cách ly cho bệnh nhân giữa lúc virus lây lan mạnh.

    Mặc dù hệ thống y tế của Ấn Độ chưa bị quá tải, nhưng các toa tàu được chuyển đổi mục đích có thể giúp giảm áp lực cho các bệnh viện giữa lúc số bệnh nhân nhiễm COVID-19 đang gia tăng.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 2.
    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; Ấn Độ đưa ra quyết định chưa từng có trong 167 năm qua - Ảnh 3.

    Ảnh: Twitter

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thành công trong nước lại vươn tay hỗ trợ thế giới: Điều gì giúp Cuba đứng vững ở đỉnh cao thế giới trước đại dịch Covid-19?

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; TQ gửi 1.000 máy thở tới hỗ trợ y bác sĩ New York - Ảnh 1.

    Một đội ngũ khẩn cấp gồm các y bác sĩ Cuba đến Ý để giúp chống lại sự lây lan của dịch Covid-19 vào ngày 22/3. Ảnh: Reuters

    Trong khi các quốc gia phát triển như Mỹ, Ý đang vật lộn với dịch bệnh thì Cuba lại nổi lên như một điểm sáng nhờ thành công trong kiểm soát dịch bệnh và hành động cứu trợ nhân đạo toàn cầu.

    Cuba hiện đã cung cấp đội ngũ ngũ y bác sĩ và dược phẩm cho 67 quốc gia trên thế giới và chấp nhận tàu du lịch Braemar của Anh cập cảng, mang theo 5 bệnh nhân Covid-10, vốn bị nhiều quốc gia từ chối.

    Kể từ khi ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở Cuba vào ngày 11/3, đến nay nước này ghi nhận tổng cộng 288 ca nhiễm, 6 ca tử vong. Theo The Paper (Trung Quốc), các biện pháp phòng chống dịch bệnh đang được thực hiện một cách có trật tự và hiệu quả tại quốc gia Trung Mỹ này.

    Người dân Cuba tự hào về thành tựu y tế nước nhà

     Kể từ khi dịch bệnh bùng phát trên thế giới, đội ngũ y tế của Cuba đã tỏa đi nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ý, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác; đồng thời, nhiều quốc gia cũng đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Cuba nhờ thành tựu y tế nổi bật của nước này.

    Vào thời điểm đó, Cuba chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 nào và sự chú ý toàn cầu vẫn tập trung vào Vũ Hán, Trung Quốc. Hầu hết những người Cuba đều tự hào vì họ biết được đội ngũ nhân viên y tế và dược phẩm đầu tiên của nước họ đã được triển khai tới Trung Quốc. Cho đến ngày 11/3, ba bệnh nhân người Ý tại Cuba được phát hiện nhiễm Covid-19.

    Và tới ngày 17/3, tàu du lịch Braemar của Anh, sau khi phát hiện ra 5 trường hợp nhiễm bệnh, đã bị từ chối cập cảng từ nhiều quốc gia khác nhau. Chính phủ Cuba đã hào phóng cho phép tàu này cập cảng với lý do nhân đạo. Sau đó, các hành khách được vận chuyển đến sân bay bằng xe buýt và trở về Anh bằng bốn chuyến bay do nước Anh cung cấp.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới có hơn 1.2 triệu ca dương tính với COVID-19

    Theo trang worldmeters.info, tính tới thời điểm hiện tại trên thế giới có 1.273.709 ca dương tính với virus corona, 69.456 ca tử vong và 262.486 ca đã hồi phục. Trong đó, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch với hơn 330.000 người dương tính với COVID-19. Tây Ban Nha, Italy, Đức là các quốc gia đã có hơn 100.000 ca nhiễm bệnh trong khi tại Pháp con số này cũng đã lên tới hơn 92.000 người nhiễm bệnh. 

    Trong khi đó, Trung Quốc chỉ ghi nhận thêm rất ít ca nhiễm mới và số dương tính mới chủ yếu tới từ người ở nước ngoài trở về. Số ca dương tính với COVID-19 ở Trung Quốc tới nay là 81.708 người.

    Thế giới có hơn 1.2 triệu người nhiễm COVID-19; TQ gửi 1.000 máy thở tới hỗ trợ y bác sĩ New York - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc gửi 1.000 máy thở tới New York

    Trung Quốc: Quá nửa số ca COVID-19 mới ngày 5/4 là công dân từ Nga về qua tỉnh Hắc Long Giang - Ảnh 1.

    Ảnh: Albin Lohr-Jones/Sipa

    Hiện tại, thành phố New York đang là tâm dịch lớn nhất ở Mỹ. Các y bác sĩ trên tiền tuyến đã gọi tình hình hiện tại "giống như tình trạng thời chiến".

    New York hiện có tổng cộng 64.955 ca nhiễm bệnh với 2.472 ca tử vong.

    Theo thống đốc New York Andrew Cuomo, sau vài tuần thực hiện giãn cách xã hội và yêu cầu các cơ sở kinh doanh đóng cửa, số ca tử vong đã bắt đầu giảm. Tuy nhiên, điều này chưa có nghĩa rằng New York đã qua đỉnh dịch.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang bắt đầu hỗ trợ Mỹ. Theo ông Cuomo, chính phủ Trung Quốc đã đề nghị gửi 1.000 máy thở và số hàng này theo dự định tới sân bay JFK vào ngày 5/4 (giờ Mỹ).

    "Đây là số máy thở lớn và sẽ mang lại sự thay đổi đáng kể cho Mỹ," ông Cuomo nói.

    Theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp, Mỹ có ít nhất 337.274 ca dương tính với virus corona. Ít nhất 9.633 người Mỹ đã tử vong do COVID-19. Trong ngày 5/4, Mỹ có thêm ít nhất 25.029 ca nhiễm mới và ít nhất thêm 1.137 ca tử vong. Wyoming hiện vẫn là bang chưa có ca tử vong nào do COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp ghi nhận xu hướng tích cực: Số ca tử vong và nhập viện vì COVID-19 tiếp tục giảm

    Ngày 5/4, Bộ Y tế Pháp thông báo thêm 357 ca tử vong trong vòng 24 giờ liên quan dịch Covid-19, đưa tổng số ca thiệt mạng từ đầu mùa dịch lên 8.078, trong đó có 2.189 ca trong các trung tâm chăm sóc người cao tuổi và 5.889 ca trong hệ thống bệnh viện. Số ca tử vong tại các bệnh viện trong một vài ngày qua đang giảm rõ rệt (588 ca ngày 03/4; 441 ca ngày 4/4).

    Bên cạnh đó, số ca được chữa khỏi bệnh và xuất viện đã tăng rất nhanh trong những ngày gần đây, trong khi số ca bệnh nặng ghi nhận thêm mỗi ngày cũng đang trên chiều hướng giảm rõ rệt.

    Trong ngày Chủ Nhật, nước Pháp ghi nhận thêm 140 ca bệnh nặng phải chuyển hồi sức cấp cứu, trong khi con số ngày hôm thứ Bẩy là 176 ca, hôm thứ Sáu là 263 ca. Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp phong tỏa toàn quốc trong suốt 3 tuần qua và xác định nước Pháp đã đạt đỉnh dịch hay chưa.

    Mặc dù đã có những tín hiệu khả quan đầu tiên nhưng trong những ngày gần đây, người dân Pháp đang có dấu hiệu chủ quan, vi phạm quy định hạn chế đi lại. Đặc biệt, kỳ nghỉ mùa Xuân đã bắt đầu trong những ngày đẹp trời, ngày càng nhiều người dân Pháp đổ ra đường, buộc cơ quan cảnh sát phải tăng cường kiểm soát.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện 3 biến thể virus gây dịch COVID-19 tại Việt Nam

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hổ ở vườn thú New York dương tính với virus SARS-CoV-2

    Phòng Thí nghiệm Dịch vụ Thú y Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xác nhận một con hổ tại vườn thú Bronx (New York) dương tính với virus corona. 

    Con hổ 4 tuổi, tên Nadia, có triệu chứng ho khan bắt đầu từ ngày 27/3. Ngoài ra, 6 con hổ và sư tử khác ở sở thú này cũng đang bị ốm, đều được xác nhận là lây nhiễm từ một nhân viên của sở thú.

    Đây là trường hợp đầu tiên một loài vật được ghi nhận mắc COVID-19 tại Mỹ và ở loài hổ trên toàn thế giới.

    Thông báo của người phát ngôn Vườn thú Bronx khẳng định sẽ đóng góp những hiểu biết của mình liên quan đến dịch COVID-19 cho hiểu biết của toàn thế giới về đại dịch nguy hiểm này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: 20 công dân từ Nga trở về bị nhiễm COVID-19

    Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho hay, từ 0h đến 24h ngày 5/4, trên 31 tỉnh thành Trung Quốc Đại lục ghi nhận 39 ca nhiễm mới COVID-19, trong đó có 38 ca là các trường hợp nhập cảnh vào nước này. 

    Như vậy, đến nay Trung Quốc xác nhận tổng cộng 951 bệnh nhân từ nguồn nhập khẩu, hiện 693 người đang được điều trị tại các bệnh viện (22 người trong tình trạng nghiêm trọng).

    Tổng số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận tại Trung Quốc kể từ khi dịch bùng phát là 81.708 người, tử vong 3.331 người.

    Trong số 38 trường hợp nhập cảnh được xác nhận mắc COVID-19 ngày 5/4, có 20 bệnh nhân do Ủy ban Y tế tỉnh Hắc Long Giang xác định, chiếm trên 52%. Theo đó, 20 người này là các công dân Trung Quốc từ Liên bang Nga trở về qua cửa khẩu của tỉnh biên giới giáp Nga này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức: Số ca COVID-19 vượt quá 100.000, đỉnh dịch vẫn ở phía trước

    Theo số liệu do Đại học Johns Hopkins của Mỹ công bố, tính đến 22h ngày 5/4 theo giờ địa phương, trên toàn nước Đức đã ghi nhận 100.009 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 1.575 ca tử vong.

    số ca nhiễm mới ở Đức chưa có dấu hiệu thuyên giảm khi tỷ lệ lây nhiễm mới tiếp tục tăng hằng ngày, trung bình 4.000 - 5.000 ca/ngày.

    Hiện bang Bayern tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất với 24.350 ca và 411 ca tử vong, bang Nordrhein-Westfalen với trên 20.500 ca và 258 ca tử vong, trong khi bang Baden-Württemberg hiện có gần 19.300 ca và 383 ca tử vong. Các bang còn lại ghi nhận từ gần 400 ca ở bang Bremen đến 6.000 ca ở bang Niedersachsen. Thủ đô Berlin hiện có gần 3.700 ca với 26 trường hợp tử vong.

    Theo Chánh Văn phòng Chính phủ Đức Helge Braun, đỉnh dịch tại Đức vẫn còn ở phía trước và nhiệm vụ của Chính phủ Đức hiện nay là chuẩn bị mọi phương án cho người dân vào thời điểm khó khăn nhất của dịch.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây

    Số ca mắc COVID-19 ở Đức vượt quá 100.000 người, đỉnh dịch vẫn ở phía trướcbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York lần đầu tiên chứng kiến số ca tử vong do COVID-19 giảm, chính quyền thừa nhận không đủ thiết bị cho tất cả bệnh nhân

    Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 5/4 (giờ miền Đông) cho biết số ca tử vong do COVID-19 trong vòng 24 giờ tại bang này lần đầu tiên giảm từ khi dịch bùng phát đến nay, với 594 ca được ghi nhận, ít hơn 36 ca so với ngày hôm trước.

    Ông Cuomo cảnh báo diễn biến dịch tại New York những ngày tới sẽ khó lường, bởi số ca nhiễm mới vẫn cho thấy xu hướng tăng nhiều, với tổng số ca nhiễm trong bang là 122.031 ca, gồm 67.551 bệnh nhân ở thành phố New York. Số người đang được điều trị tại các bệnh viện là 16.479 người.

    COVID-19: Thủ tướng Anh phải nhập viện sau 10 ngày dương tính với SARS-Cov-2 vì không hết triệu chứng - Ảnh 1.

    Quảng trường Thời đại tại thành phố New York vắng bóng người do dịch COVID-19, ngày 16/3/2020 (Ảnh: AP Photo/Seth Wenig)

    Ông Cuomo thông báo trong cuộc họp trực tuyến ngày mùng 5 về việc sẽ chuyển bệnh nhân ở những bệnh viện quá tải sang các cơ sở y tế khác, bởi chính quyền bang không thể đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết bị y tế hay máy thở cho các bệnh viện này để điều trị cho tất cả bệnh nhân.

    Thông báo của thống đốc New York ngay lập tức khiến cư dân ở những quận, hạt chưa có nhiều ca nhiễm lo lắng, bởi giỉa pháp mới đồng nghĩa họ sẽ có thể gặp nguy hiểm nếu dịch bùng phát ở địa phương họ. Dù vậy, ông Cuomo nói cần phải ưu tiên cho những ổ dịch lớn của bang.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nữ hoàng Anh kêu gọi tinh thần Thế chiến II để chiến thắng COVID-19

    Mở đầu bài diễn văn dài gần 5 phút gửi đến toàn thể người dân Anh trong tối 5/4, Nữ hoàng Anh Elizabeth II cảm ơn các nhân viên y tế đang ở trên tuyến đầu đối phó với dịch, cũng như các lao động vẫn đi làm để duy trì các hoạt động thiết yếu cho nước Anh. 

    Tiếp đến, Nữ hoàng Anh cũng cảm ơn những người dân Anh đã ở lại trong nhà trong những ngày qua để hạn chế nguy cơ dịch bệnh lây lan.

    Nữ hoàng Anh thừa nhận, những ngày phong toả là trải nghiệm khó khăn với nhiều người, khiến bà nhớ đến giai đoạn Chiến tranh thế giới lần thứ 2 khi nhiều người cũng phải đi di tản để né tránh bom đạn. 

    Tuy nhiên, Nữ hoàng Anh cho rằng, việc phải tự cách ly cũng giống như phải đi di tản trong chiến tranh, đều là các việc đúng đắn phải làm. Điều khác, theo Nữ hoàng Anh, đó đại dịch lần này là một cuộc chiến của tất cả các nước trên thế giới và với tiến bộ của khoa học, tất cả sẽ chiến thắng.

    COVID-19: Thủ tướng Anh phải nhập viện sau 10 ngày dương tính với SARS-Cov-2 vì không hết triệu chứng - Ảnh 2.

    Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong bài phát biểu phát sóng trên truyền hình tối 5/4

    Bài diễn văn trong tối 5/4 là lần thứ 5 kể từ khi lên ngôi Nữ hoàng Anh Elizabeth phát biểu với dân chúng Anh nhân một biến cố trọng đại của đất nước, ngoài các dịp lễ mừng năm mới hay sự kiện của Hoàng gia Anh.

    Thông điệp này được gửi đi trong bối cảnh nước Anh đang bước vào giai đoạn khốc liệt nhất của đại dịch Covid-19. Trong ngày 05/04, nước Anh có thêm 621 bệnh nhân thiệt mạng vì Covid-19, nâng tổng số nạn nhân từ đầu dịch lên con số 4934 người. Số ca nhiễm bệnh cũng ở mức gần 48 ngàn người.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nữ hoàng Anh kêu gọi tinh thần Thế chiến II để chiến thắng Covid-19 vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Sáng nay không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19, 23 bệnh nhân đã âm tính lần hai

    6h ngày 6/4, Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này chưa phát hiện thêm trường hợp nào mắc Covid-19 tại Việt Nam.

    Theo Bộ Y tế, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam hiện tại là 241 trường hợp (150 người từ nước ngoài chiếm 62,2%; 91 người lây nhiễm thứ phát trong đó 61 người thuộc ổ dịch nội địa)

    Trong tổng số bệnh nhân đang điều trị đã có 29 ca âm tính lần 1 và 23 ca âm tính lần 2.

    Trước đó, trong ngày 5/4 Việt Nam cũng đã ghi nhận thêm 1 ca mắc Covid-19 mới và 1 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Mỹ: 1.6 triệu người đã được xét nghiệm, sẽ có "ánh sáng cuối đường hầm"

    Tổng thống Trump khẳng định ngày 5/4 rằng đã có 1.6 triệu người tại nước Mỹ được làm xét nghiệm COVID-19 và nhận được kết quả.

    "Điều này vượt xa những gì mà bất kỳ quốc gia nào đã có thể làm được," ông Trump nói.

    Tổng thống cho biết Abbott Laboratories sẽ sản xuất với công suất mỗi tuần 1.200 bộ xét nghiệm SARS-Cov-2 cho kết quả trong 15 phút. Bộ dụng cụ của Abbott đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt ngày 27/3.

    Trong cuộc họp báo tối mùng 5, ông Trump bày tỏ tinh thần lạc quan về tình hình dịch bệnh COVID-19.

     

    Chúng ta bắt đầu thấy ánh sáng cuối đường hầm và hy vọng là trong tương lai không quá xa, chúng ta sẽ hết sức tự hào về những công việc mà tất cả chúng ta làm được.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

    Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ, thành viên tổ lãnh đạo chống COVID-19 của Nhà Trắng, nói rằng chính phủ đang đấu tranh để kiểm soát dịch bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh vẫn có triệu chứng sau 10 ngày dương tính với SARS-Cov-2, phải nhập viện kiểm tra

    Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến sẽ ở lại bệnh viện qua đêm - CNN dẫn nguồn tin từ Số 10 phố Downing.

    Theo đó, ông Johnson đã nhập viện vào tối Chủ nhật, 5/4 (giờ địa phương). Thông cáo của văn phòng thủ tướng Anh nói đây là "bước phòng ngừa" bởi "Thủ tướng tiếp tục có các triệu chứng kéo dài của lây nhiễm virus corona, 10 ngày sau khi được xét nghiệm dương tính với virus này".

    Ông Johnson được chẩn đoán dương tính với SARS-Cov-2 lần đầu vào ngày 27/3.

    Họp báo tại Nhà Trắng tối 5/4, tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi lời chúc tới thủ tướng Anh.

    "Tôi muốn bày tỏ lời chúc tốt lành của đất nước tôi đến thủ tướng Boris Johnson trong khi ông ấy tự mình chiến đấu với virus," Trump nói. "Toàn thể người Mỹ cầu nguyện cho ông. Ông ấy là một người bản của tôi, một quý ông và nhà lãnh đạo lớn."

    "Tôi hy vọng và dám chắc rằng ông ấy sẽ ổn."

    Mỹ: Hơn 320.000 người mắc COVID-19, số ca tử vong vượt 9.000, chỉ còn 1 bang chưa có người chết - Ảnh 1.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tín hiệu tích cực: Italy ghi nhận tỉ lệ tử vong tăng thấp nhất 2 tuần

    Cơ quan phòng vệ dân sự Italy ngày 5/4 báo cáo tỉ lệ tử vong trong 1 ngày thấp nhất hai tuần qua, với 525 ca tử vong được ghi nhận.

    Tổng cộng 15.877 người đã chết ở Italy do nhiễm virus corona mới (SARS-Cov-2) gây dịch COVID-19.

    Số lượng bệnh nhân trong trạng thái nguy kịch cũng có chiều hướng giảm xuống khi các đơn vị chăm sóc đặt biệt báo cáo thấp số ca nghiêm trọng giảm 17, xuống còn 2.972 trường hợp trên cả nước, trong số trên 128.000 ca nhiễm (gồm 91.246 trường hợp đang điều trị).

    Italy đã bước vào trạng thái phong tỏa để chống dịch COVID-19 được gần 4 tuần.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số người tử vong do COVID-19 tại Mỹ vượt quá 9.000

    Thống kê của Đại học John Hopkins cho thấy, tính đến 13h20 ngày 5/4 (giờ miền Đông), Mỹ đã ghi nhận tổng cộng 324.052 trường hợp nhiễm dịch COVID-19, trong đó có 9.180 người đã tử vong. 

    Mỹ hiện là quốc gia có số ca nhiễm lớn nhất trên thế giới.

    Theo CNN, báo cáo trong ngày 5/4 cho thấy Mỹ xác nhận ít nhất 9.517 ca nhiễm COVID-19 mới và 636 người tử vong. Trên toàn lãnh thổ Mỹ chỉ còn bang Wyoming chưa xuất hiện trường hợp bệnh nhân chết vì dịch bệnh này.

    Bang New York tiếp tục là ổ dịch nghiêm trọng nhất “xứ sở cờ hoa”. Tính đến cuối ngày 5/4 (theo giờ Bờ Đông), riêng New York đã ghi nhận 4.159 ca tử vong. Thống đốc bang Andrew Cuomo cảnh báo diễn biến dịch COVID-19 tại New York những ngày tới sẽ rất khó đoán định bởi số ca nhiễm mới hiện vẫn tăng nhiều, với tổng số ca nhiễm tại tiểu bang là 122.031 ca, trong đó số ca nhiễm ở thành phố New York là 67.551. Số người đang được điều trị tại viện là 16.479 người.

    Mỹ: Hơn 320.000 người mắc COVID-19, số ca tử vong vượt 9.000, chỉ còn 1 bang chưa có người chết - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại