Cập nhật lúc

COVID-19: Máy ATM gạo Việt Nam xuất hiện trên nhiều báo nước ngoài, đến lượt TT Trump ngỏ ý hỗ trợ Nga

Tính đến 6h30 sáng nay, 14/4 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới đã có 1.918.855 ca nhiễm Covid-19 và 119.588 ca tử vong - theo thống kê của Đại học John Hopkins.

undefined
63
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Các nhà khoa học nói gì về các ca "tái dương tính", virus corona "tái kích hoạt"?

    Có nhiều điều vẫn chưa hoàn toàn được lí giải trong trường hợp này. Tuy nhiên, một số chuyên gia mà tạp chí TIME phỏng vấn cho biết có khả năng những bệnh nhân được cho là đã hồi phục sau đó bị dương tính trở lại không phải là tái nhiễm, mà đó là do virus vẫn tồn tại trên cơ thể nhưng không được phát hiện qua xét nghiệm.

    Các chuyên gia cho biết phản ứng đề kháng của cơ thể - được kích hoạt bởi sự xuất hiện của virus - đồng nghĩa với việc rất khó có khả năng một người khỏi COVID-19 lại tái nhiễm sau một thời gian ngắn.

    Theo Vineet Menachery, một nhà virus học tại Đại học Y Texas, các kháng thể thông thường được tạo trong vòng 7-10 ngày sau khi bị nhiễm virus.

    Bên cạnh đó, xét nghiệm dương tính sau khi hồi phục có thể không loại trừ trường hợp các kết quả trước đó cho ra âm tính giả và trên thực tế bệnh nhân vẫn bị nhiễm bệnh. David Hui, một chuyên gia về bệnh đường hô hấp tại Đại học Hong Kong, nói: "Có thể chất dịch lấy từ bệnh nhân không chứa đủ nhiều virus hoặc các bộ xét nghiệm không đủ chính xác".

    Một trường hợp nữa là có thể xét nghiệm dương tính đã phát hiện được những phần sót lại của RNA virus trong cơ thể, nhưng không đủ để bệnh tái phát trở lại. Nhà virus học Menachery cho biết: "RNA virus có thể tồn tại một thời gian dài kể cả sau khi virus thực sự đã ngừng hoạt động".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhóm nghiên cứu Pháp phải tăng nhiệt độ lên đến gần điểm sôi mới có thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2

    Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông), nhóm nghiên cứu của Giáo sư Remi Charrel tại trường Đại học Aix-Marseille, miền Nam nước Pháp, đã thử cho virus SARS-CoV-2 vào môi trường lên đến 60 độ C trong vòng 1 giờ đồng hồ, và phát hiện ra một số chủng vẫn có khả năng nhân bản sau khoảng thời gian này.

    Sau đó, các nhà khoa học đã phải tăng nhiệt độ lên gần với điểm sôi thì mới có thể tiêu diệt hoàn toàn loại virus này, theo nghiên cứu được đăng tải trên trang bioRxiv.org hôm thứ 7 tuần trước.

    Được biết, thí nghiệm tăng nhiệt lên 60 độ C trong vòng 1 giờ từng được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm để tìm ra cách vô hiệu hóa nhiều loại virus nguy hiểm, trong đó có virus Ebola.

    Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học Pháp đã cảnh báo về việc đảm bảo điều kiện an toàn trong các phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu về virus SARS-CoV-2.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump ngỏ lời đề nghị hỗ trợ Nga

    COVID-19: Máy ATM gạo Việt Nam xuất hiện trên nhiều báo nước ngoài, đến lượt TT Trump ngỏ ý hỗ trợ Nga - Ảnh 1.

    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: AFP

    Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngỏ lời đề nghị hỗ trợ Nga về vật tư y tế, một trong những hoạt động hợp tác giữa hai nước trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.

    Đầu tháng này, Nga cũng đã gửi một máy bay chở lô hàng vật tư y tế tới New York - tâm dịch của Mỹ - để hỗ trợ bang này chống lại dịch bệnh. Trong cuộc họp báo ngày hôm nay (14/4), Ngoại trưởng Lavrov cho biết Nga sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu viện trợ bổ sung nếu Mỹ cần.

    Về phía Mỹ, Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh rằng nước này sẵn sàng hỗ trợ nếu phía Nga có yêu cầu về các thiết bị do Mỹ sản xuất. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo chí thế giới: ATM gạo Việt Nam – quá khó tin, nhưng là sự thật

    Đó là dòng nhận định được hãng tin CNN đưa ra liên quan đến chiếc máy ATM phát gạo tại Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của báo chí quốc tế trên toàn cầu trong những ngày qua.

    Theo CNN: "Một chiếc máy có thể phát gạo miễn phí - điều này quá khó tin nhưng lại là sự thật. Chiếc máy ATM gạo này đã được lắp đặt tại nhiều địa điểm trên khắp Việt Nam để giúp những người đang cần được hỗ trợ nhất trong đại dịch Covid-19".

    Cũng theo CNN, để phòng ngừa dịch bệnh, những người đến nhận gạo được yêu cầu đứng cách nhau 2m và phải sử dụng nước sát khuẩn rửa tay sạch sẽ trước khi nhận gạo. Tại Hà Nội, thời gian phát gạo là từ 5h sáng tới 17h chiều hàng ngày, trong khi tại TP. HCM, người dân có để đến nhận gạo bất kỳ lúc nào. Những cây ATM gạo như thế này còn xuất hiện ở Huế và Đà Nẵng.

    COVID-19: Máy ATM gạo Việt Nam xuất hiện trên nhiều báo nước ngoài, thống đốc New York bất đồng với TT Trump - Ảnh 1.

    Tờ International Business Times của Mỹ cũng đã có bài đánh giá sáng kiến của anh Hoàng Tuấn Anh là "hết sức độc đáo" trong mùa dịch bệnh. Tờ báo này cũng dẫn lời anh Hoàng Tuấn Anh cho biết, ý tưởng về chiếc máy ATM gạo này xuất phát từ việc anh nhận thấy việc phân phát gạo truyền thống sẽ khiến người dân tụ tập đông người khiến nguy cơ lây nhiễm gia tăng.

    Cũng theo anh Hoàng Tuấn Anh, chiếc máy này được anh chế tạo từ những bộ phận có sẵn tại công ty khóa điện tử PHG Lock chỉ trong vòng có 1 ngày: "Lúc đó thời gian khá gấp, chúng tôi không thể đặt hàng chiếc máy này, chính vì thế, tôi đã dỡ động cơ trong một chiếc máy thử khóa của công ty và lắp nó vào chiếc máy ATM gạo". Mỗi chiếc máy như thế này có giá khoảng 10 triệu đồng và có thể trữ 500kg gạo.

    Tờ The AsiaN cũng có bài viết chi tiết về anh Hoàng Tuấn Anh và chiếc máy ATM gạo độc đáo của anh. Theo đó, anh Hoàng Tuấn Anh thuê 3 người giám sát hoạt động của chiếc máy. Khi có người đứng trước camera của máy và ấn nút, chiếc máy sẽ tự động mở van đổ ra khoảng 1,5kg gạo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thống đốc bang New York tuyên bố có thể sẽ "chống lệnh" tái mở cửa của ông Trump

    Trong cuộc phỏng vấn sáng ngày thứ 3 (14/4 - theo giờ Mỹ), Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đã tuyên bố rằng ông có thể sẽ không thực thi lệnh tái mở cửa nếu như Tổng thống Donald Trump vội vã đưa  ra quyết định này và khiến sức khỏe cộng đồng của bang New York phải chịu rủi ro.

    Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục tấn công mạnh nước Mỹ. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã xác nhận tổng cộng 590.997 ca nhiễm và 24.586 ca tử vong do dịch bệnh, chiếm hơn 1/4 tổng số ca nhiễm trên toàn cầu.

    Không chỉ gây thiệt hại về người, đại dịch COVID-19 còn khiến kinh tế Mỹ lao đao khi hầu hết các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất phải tạm đóng cửa. Điều này đã khiến Tổng thống Trump hết sức sốt ruột và mong muốn sớm mở cửa lại nền kinh tế, sớm khôi phục lại các hoạt động sản xuất.

    Và khi nhận được những ý kiến can ngăn, cảnh báo, ông Trump đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 12/4 tại Nhà Trắng rằng ông có "toàn quyền" quyết định việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa trên toàn quốc.

    Trả lời CNN ngày hôm nay, Thống đốc bang New York cho biết: "Nếu Tổng thống Trump ra lệnh cho tôi tái mở cửa khi rủi ro đối với y tế cộng đồng vẫn còn, thì tôi sẽ không thực hiện mệnh lệnh đó. Việc hành động theo kiểu chuyên chế như vậy sẽ là điều tồi tệ nhất mà ông ấy có thể làm trong thời điểm hiện tại".

    "Chúng ta không có Vua Trump. Ông Trump là Tổng thống của Mỹ. Là một Tổng thống, ông ấy không nên nghĩ tới điều đó. Đó là hành động gây chia rẽ và mang tính chính trị, nó đi ngược lại hoàn toàn với những điều chúng ta đã và đang cố gắng đạt được thông qua các cách hợp tác, đoàn kết.

    [...] Ban đầu ông ấy đã lùi lại phía sau và để các tiểu bang tự quyết. [Tuyên bố ngày hôm qua] là một bước tiến để qua mặt các tiểu bang. Nói thật lòng, tôi thấy tuyến bố này của ông Trump chuyên chế hơn, gây chia rẽ hơn và cũng nguy hiểm hơn", ông Cuomo cho biết

    Qua đó, người đứng đầu tiểu bang bị đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề nhất đã kêu gọi tách biệt chuyện chính trị và chuyện phòng chống dịch bệnh.

    "Tôi biết năm nay là năm chính trị. [...] Nhưng đây không phải lúc chia rẽ. New York đã có hơn 10.000 người tử vong. Virus không phân biệt phe Dân chủ hay Cộng hòa. Người thiệt mạng là công dân Mỹ."

    Thống đốc bang New York trả lời phỏng vấn trên chương trình CNN New Day

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CDC Hoa Kỳ công bố một cách thức lây truyền virus SARS-CoV-2 mới, xa tới 4m

    Mới đây, một nghiên cứu mới của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy virus SARS-CoV-2 có thể được truyền qua đế giày ở khoảng cách ít nhất 13 feet (khoảng 4 mét), gấp đôi 2 mét theo hướng dẫn cách ly xã hội trước đây.

    Theo tờ New York Post ngày 12/4, nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí học thuật của CDC "Bệnh truyền nhiễm mới nổi".

    Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm không khí và mặt đất trong một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc và kết quả cho thấy khoảng một nửa số nhân viên y tế làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt đã mang virus SARS-CoV-2 trên đế giày.

    Ngoài ra, các nghiên cứu đã cho thấy rằng các mẫu thu được từ sàn phòng dược phẩm có xác suất phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2 lên tới 100%.

    Điều đáng chú ý là chỉ có nhân viên y tế mới đến nhà thuốc, trong khi những người nhiễm bệnh thì không.

    "Do đó, đế giày dép của nhân viên y tế có thể là một vật mang nguồn bệnh", các nhà nghiên cứu của CDC viết. "Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị nhân viên y tế khử trùng đế giày dép sau khi ra khỏi phòng bệnh nhân bị nhiễm virus SARS-CoV-2."

    Đối phó với vấn đề này, Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh đã đưa ra khuyến nghị các sản phẩm có chứa chất tẩy được sử dụng để giặt vải ở nhiệt độ cao (60 độ C) để tăng cường khả năng và hiệu quả khử trùng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bác sĩ Anh choáng ngợp vì số người mắc loại triệu chứng đơn giản chưa được WHO công nhận

    COVID-19 tấn công mạnh quân đội Mỹ; chuyên gia Campuchia khen ngợi cuộc chiến chống dịch của Việt Nam - Ảnh 1.

    Nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 báo cáo về triệu chứng mất đi khứu giác của mình, CNN cho hay.

    "Tôi thức dậy và không thể nếm hay ngửi bất cứ thứ gì. Đó là điều khó chịu nhất mà tôi từng trải qua," Holly Bourne - cư dân thủ đô London, Anh - chia sẻ với CNN hôm 12/4.

    Bourne không có các triệu chứng của Covid-19 được cảnh báo rộng rãi như ho hoặc sốt cao, do đó không đủ điều kiện để được Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS) tiến hành xét nghiệm. Nhưng việc đột nhiên mất khứu giác, kết hợp với "những cơn đau đầu kỳ lạ" và kiệt sức đã khiến bác sĩ chẩn đoán qua điện thoại rằng cô đang có những dấu hiệu ban đầu của bệnh nhân nhiễm Covid-19.

    Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu mạnh mẽ về mối liên hệ giữa Covid-19 và khứu giác, một số bác sĩ đã cho rằng việc mất khứu giác có thể là một trong những triệu chứng của bệnh nhân nhiễm Covid-19 – nhưng vấn đề nằm ở mức độ phổ biến của triệu chứng này là thế nào và nó sẽ kéo dài bao lâu thì chưa rõ.

    Bên cạnh những ảnh hưởng tâm lý khi nghĩ rằng bản thân đã bị nhiễm virus nguy hiểm, và việc bạn có thể mất đi những cảm giác tận hưởng thức ăn ngon, triệu chứng mất đi khứu giác (hay còn gọi là anosmia) cũng có thể nguy hiểm.

    Bourne phát hiện ra mình mất đi khứu giác khi cô không phát hiện ra mùi cháy từ một hộp bơ đang đặt trên bếp trong khi đang làm sandwich cho đến khi bạn trai cô nói.

    Cũng giống như rất nhiều người mất đi khứu giác mà CNN đã tìm hiểu, với sự thiếu hụt những lời khuyên chính thức từ các cơ quan y tế, Bourne đã tự tìm kiếm thông tin trên Google và các trang mạng xã hội. Cô chia sẻ những gì cô tìm được qua Twitter, nơi một số người cũng nói rằng họ đã mất đi khứu giác tới 3 - 4 tuần.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    “Điểm nóng” Idlib của Syria đối phó với Covid-19 như thế nào?

    Kể từ khi bùng phát đầu tiên tại Trung Quốc tháng 12/2019, tới nay dịch Covid-19 đã khiến hơn 1,9 triệu người mắc và hơn 119.000 người tử vong trên thế giới.

    Trong khi các nước châu Âu và Mỹ đang phải gồng mình ngăn chặn dịch Covid-19, các chuyên gia cảnh báo rằng, thảm họa này dường như có thể ập đến bất cứ lúc nào ở đất nước Syria vốn bị chiến tranh tàn phá, nơi mà các bệnh viện không có khả năng đáp ứng các nhu cầu hiện tại và các điều kiện vệ sinh vô cùng tồi tệ.

    Trước tình cảnh khó khăn trăm bề vì điều kiện không cho phép giãn cách xã hội và cũng không đủ nhân viên y tế, chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad đã đóng cửa các đường biên giới, cấm đi lại giữa các tỉnh, và đóng cửa các trường học, nhà hàng để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan tại nước này.

    Các con số thống kê là khá thấp, với 2 ca tử vong và 25 ca mắc (theo Worldometers), nhưng chỉ có 100 người được xét nghiệm mỗi ngày, trong đó một nửa số người được xét nghiệm là ở thủ đô Damascus.

    Và dù chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát hầu hết các vùng lãnh thổ sau gần một thập kỷ nội chiến, một số khu vực vẫn nằm trong tay các lực lượng nổi dậy.

    Các chuyên gia cho rằng, chính quyền Damascus đã hạ thấp số ca tử vong vì mục đích chính trị.

    "Các nhân viên y tế tin rằng, ở Syria có nhiều người tử vong có các triệu chứng của bệnh Covid-19. Tuy nhiên, các cơ quan an ninh đã đề nghị hoặc yêu cầu họ không đề cập tới điều này, đặc biệt là với truyền thông", Zaki Mehchy, một nhà tư vấn cấp cao tại Chatham House có trụ sở ở London (Anh) cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy: Hơn 42.000 người dân đã bị xử phạt vì vi phạm lệnh hạn chế trong dịp lễ Phục sinh

    COVID-19 tấn công mạnh quân đội Mỹ; chuyên gia Campuchia khen ngợi cuộc chiến chống dịch của Việt Nam - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Theo CNN, trong vòng 3 ngày từ thứ 7 (11/4) tới ngày thứ 2 (13/4), cảnh sát Italy đã bắt gặp rất nhiều trường hợp vi phạm lệnh hạn chế, cách ly xã hội. Chỉ riêng trong ngày thứ 2 đã có 16.545 người phải nộp tiền phạt - con số cao nhất từng được ghi nhận kể từ khi nước này quyết định phong tỏa toàn quốc.

    Italy là quốc gia đầu tiên ngoài Trung Quốc áp dụng các lệnh hạn chế nghiêm ngặt và phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba cử đội nhân viên y tế thứ 2 tới hỗ trợ Italy

    COVID-19 tấn công mạnh quân đội Mỹ; chuyên gia Campuchia khen ngợi cuộc chiến chống dịch của Việt Nam - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Chuyến bay chở nhóm nhân viên y tế thứ 2 đến từ Cuba để hỗ trợ Italy vừa hạ cánh tại Turin trong ngày hôm nay, theo thông báo của Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio.

    Trên trang Twitter cá nhân, ông Maio cũng đã gọi đây là "thông tin tốt lành".

    Trong khi đó, Thống đốc vùng Piedmont Alberto Cirio đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc trước sự hỗ trợ của Cuba trên trang Facebook của ông này:

    "Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Cuba vì cử chỉ của tình đoàn kết và tình hữu nghị tuyệt vời này", ông Cirio viết.

    Ngoài Italy, Cuba còn hỗ trợ một số quốc gia khác như Venezuela, Nicaragua, Suriname, Jamaica và Grenada, khi những nước này gặp khó khăn trước sự tấn công của đại dịch COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong tại Anh vượt ngưỡng 12.000 người

    COVID-19 tấn công mạnh quân đội Mỹ; chuyên gia Campuchia khen ngợi cuộc chiến chống dịch của Việt Nam - Ảnh 1.

    Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương Quốc Anh, nước này đã xác nhận ít nhất 12.107 trường hợp tử vong do COVID-19, tăng 778 ca kể từ lần cập nhật số liệu gần đây nhất.

    Tuy nhiên, trước thông tin mới được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố gần đây, nhiều người cho rằng số liệu của Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh chưa chính xác vì dữ liệu này mới chỉ tính đến các ca tử vong trong bệnh viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia đề xuất nên tiếp tục thực hiện cách ly xã hội với các địa phương có nguy cơ cao

    Sáng 14/4, nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ KH-CN và Bộ TT-TT chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu của nhóm để giúp ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hoàn thiện phương án kiến nghị với Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện "cách ly xã hội" theo Chỉ thị 16.

    Theo đó, thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, trực tiếp là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, từ đầu tháng 3, cùng với việc thực hiện truy vết các ca F0 để xác định các đối tượng F1, F2, F3 phục vụ mục tiêu cách ly, khoanh vùng, dập dịch, nhóm đã bắt tay xây dựng dữ liệu, phân tích dữ liệu và mô hình dự báo nguy cơ theo từng tỉnh, thành phố.

    Mức độ nguy cơ được xác định bởi nhiều chỉ số, trong đó có các chỉ số về năng lực phản ứng của từng địa phương.

    Dự báo này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, điều kiện, tình hình các địa phương khác nhau, nên cần có các yêu cầu, giải pháp khác nhau nhằm mục tiêu kép vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội.

    Các địa phương được phân theo 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.

    Các chuyên gia tập trung rà soát nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng "cách ly xã hội" như quy định tại Chỉ thị 16 thêm một thời gian.

    Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện "nới lỏng". Đặc biệt, nhóm cũng thảo luận những biện pháp cần thống nhất áp dụng trên quy mô cả nước (cho cả 3 nhóm) để Ban chỉ đạo báo cáo Thủ tướng trong ngày 15/4.

    Theo đó, các biện pháp cần tiếp tục áp dụng trên quy mô cả nước bao gồm: Yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí …

    Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền thì những người tham gia phải được giám sát y tế theo quy định riêng.

    Ngoài các biện pháp quy định chung, người đứng đầu chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu kép.

    Mức độ nguy cơ của từng địa phương thay đổi theo tình hình, dữ liệu được cập nhật hàng ngày và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ứng phó của từng địa phương đặc biệt là năng lực đảm bảo việc thực hiện các quy định chung; năng lực sẵn sàng truy vết, khoanh vùng khi có ca lây nhiễm; năng lực thăm khám bệnh tại nhà của hệ thống y tế đối với nhóm người cao tuổi, có bệnh nền, nhiều khả năng lây nhiễm.

    Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tính kỷ cương trong phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng, của BCĐ quốc gia, đơn cử như việc không đeo khẩu trang, tụ tập đông người.

    Nếu các biện pháp cơ bản đó được thực hiện nghiêm thì nguy cơ bùng phát sẽ giảm đáng kể.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia đề xuất nên tiếp tục thực hiện cách ly xã hội với các địa phương có nguy cơ cao

    Sáng 14/4, nhóm các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ thông tin do Bộ KH-CN và Bộ TT-TT chủ trì đã rà lại các kết quả nghiên cứu của nhóm để giúp ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 hoàn thiện phương án kiến nghị với Thủ tướng, Thường trực Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện "cách ly xã hội" theo Chỉ thị 16.

    Theo đó, thực hiện sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, trực tiếp là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, từ đầu tháng 3, cùng với việc thực hiện truy vết các ca F0 để xác định các đối tượng F1, F2, F3 phục vụ mục tiêu cách ly, khoanh vùng, dập dịch, nhóm đã bắt tay xây dựng dữ liệu, phân tích dữ liệu và mô hình dự báo nguy cơ theo từng tỉnh, thành phố.

    Mức độ nguy cơ được xác định bởi nhiều chỉ số, trong đó có các chỉ số về năng lực phản ứng của từng địa phương.

    Dự báo này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, điều kiện, tình hình các địa phương khác nhau, nên cần có các yêu cầu, giải pháp khác nhau nhằm mục tiêu kép vừa kiểm soát được dịch bệnh, vừa đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội.

    Các địa phương được phân theo 3 nhóm: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.

    Các chuyên gia tập trung rà soát nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng "cách ly xã hội" như quy định tại Chỉ thị 16 thêm một thời gian.

    Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện "nới lỏng". Đặc biệt, nhóm cũng thảo luận những biện pháp cần thống nhất áp dụng trên quy mô cả nước (cho cả 3 nhóm) để Ban chỉ đạo báo cáo Thủ tướng trong ngày 15/4.

    Theo đó, các biện pháp cần tiếp tục áp dụng trên quy mô cả nước bao gồm: Yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí …

    Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của chính quyền thì những người tham gia phải được giám sát y tế theo quy định riêng.

    Ngoài các biện pháp quy định chung, người đứng đầu chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu kép.

    Mức độ nguy cơ của từng địa phương thay đổi theo tình hình, dữ liệu được cập nhật hàng ngày và phụ thuộc rất nhiều vào năng lực ứng phó của từng địa phương đặc biệt là năng lực đảm bảo việc thực hiện các quy định chung; năng lực sẵn sàng truy vết, khoanh vùng khi có ca lây nhiễm; năng lực thăm khám bệnh tại nhà của hệ thống y tế đối với nhóm người cao tuổi, có bệnh nền, nhiều khả năng lây nhiễm.

    Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh tính kỷ cương trong phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng, của BCĐ quốc gia, đơn cử như việc không đeo khẩu trang, tụ tập đông người.

    Nếu các biện pháp cơ bản đó được thực hiện nghiêm thì nguy cơ bùng phát sẽ giảm đáng kể.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Campuchia: Kinh nghiệm chống COVID-19 của Việt Nam tạo khích lệ cho ASEAN

    COVID-19 tấn công mạnh quân đội Mỹ; chuyên gia Campuchia khen ngợi cuộc chiến chống dịch của Việt Nam - Ảnh 1.

    Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng hình thức họp trực tuyến ngày 14/4 đang thu hút sự quan tâm của nhiều hãng truyền thông và các chuyên gia quốc tế.

    Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ông Khieu Kola, thành viên Ban giám đốc Câu lạc bộ nhà báo Campuchia (CCJ) đồng thời là nhà bình luận quốc tế trên hai kênh truyền hình thời sự lớn của Campuchia là CNC và CTN đánh giá cao những nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam trong hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng khi viện trợ vật tư y tế cho hai nước láng giềng có quan hệ truyền thống là Campuchia và Lào.

    Nhà báo Khieu Kola cho rằng trong năm Việt Nam giữ chức Chủ tịch ASEAN 2020, Chính phủ Việt Nam đã hoạt động rất tích cực, nỗ lực hợp tác cùng khối ASEAN, cộng đồng quốc tế và đặc biệt là WHO trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

    Chính phủ Việt Nam dưới sự đứng đầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều biện pháp chủ động nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân Việt Nam, đóng góp vào nỗ lực chung của ASEAN trong cuộc chiến chống dịch bệnh. Dù còn đang gặp nhiều khó khăn trong công tác chống dịch ở trong nước, Việt Nam - trong vai trò Chủ tịch ASEAN - vẫn không quên nghĩa vụ thiêng liêng khi hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế cho hai nước láng giềng anh em là Campuchia và Lào, trong khi cũng hỗ trợ các bộ xét nghiệm COVID-19 cho Indonesia.

    Ông Khieu Kola cho rằng những nỗ lực của Việt Nam đã được phản ánh rất rõ trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó với COVID-19 vào ngày 14/4. Những nỗ lực đó là rất đáng khích lệ vì tính chung trong tổng dân số 650 triệu người của khối ASEAN, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 chỉ khoảng 16.000 người, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ toàn cầu.

    Đánh giá về những kinh nghiệm phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam, chuyên gia Khieu Kola nhận định Việt Nam đang là quốc gia có nhiều kinh nghiệm thực tế phong phú trong phòng chống dịch, đặc biệt là khẩu hiệu "toàn dân tham gia chống giặc COVID-19" được phát động kịp thời. Các cơ quan chức năng Việt Nam không hề chủ quan, lơ là trong chiến dịch chống COVID-19, với ưu tiên cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tất cả những nỗ lực này của Việt Nam đã thể hiện một tinh thần đoàn kết trong cả khu vực ASEAN cũng như quốc tế. Ông đánh giá cao chủ trương "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", chuẩn bị các phương án đảm bảo nguồn lực, vật tư y tế cho công tác chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn 3.000 quân nhân Mỹ đã được xác nhận nhiễm COVID-19, riêng tàu USS Theodore Roosevelt có gần 600 trường hợp

    Theo thông tin của CNN, tính đến thời điểm hiện tại, lực lượng quân đội Mỹ đã xác nhận ít nhất 3.022 quân nhân dương tính với virus corona chủng mới và ít nhất 2 ca tử vong do dịch bệnh. 

    Tính trong tổng số cascc nhân viên và quân nhân đang phục vụ Bộ Quốc phòng Mỹ, đã có ít nhất 4.769 ca nhiễm COVID-19.

    Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng vừa phát thông cáo mới nhất xác nhận đã có ít nhất 589 thủy thủ trên tàu USS Theodore Roosevelt dương tính với COVID-19, trong đó gồm 1 người đã tử vong và 4 người được nhập viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một số địa phương ở Trung Quốc lại cho học sinh nghỉ học trước tình hình dịch diễn biến phức tạp

    Hầu hết các địa phương ở Trung Quốc đã công bố thời gian trở lại trường của các cấp học hoặc lớp học cuối cấp khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát. Tuy nhiên, gần đây, trước sự xuất hiện của các ca bệnh nhập cảnh và lây nhiễm trong cộng đồng, một số nơi buộc phải tiếp tục cho học sinh nghỉ học.

    Tính đến ngày 10/4, trừ tỉnh Hồ Bắc, 30/31 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc đại lục đã công bố thời điểm mở lại trường học đối với toàn bộ hoặc một phần các cấp học, trong đó sớm nhất là vào ngày 16/3 và muộn nhất là ngày 11/5.

    Tuy nhiên, hôm 12/4 vừa qua, 8 thành phố của tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc, đã buộc phải lùi thời gian đi học của các lớp cuối cấp trung học cơ sở, sau khi đã quyết định cho học sinh quay trở lại trường vào hôm 17/4 tới. Trong đó, 6 địa phương lùi thêm 1 tuần, tức 24/4, 2 thành phố còn lại chưa xác định ngày đi học.

    Lý do được đưa ra là do tỉnh này đang xuất hiện rất nhiều các ca bệnh trở về từ Nga và một số ca bệnh trong cộng đồng. Chỉ riêng trong ngày 13/4, Hắc Long Giang đã có thêm 79 ca Covid-19 mới, tất cả đều là công dân Trung Quốc về từ Nga, đưa tổng số ca bệnh xâm nhập của tỉnh này lên 326 trường hợp. Tỉnh này cũng liên tiếp công bố 11 ca bệnh bản địa chỉ trong 4 ngày. Đến nay, tổng số ca Covid-19 hiện có của tỉnh này đã vượt cả Hồ Bắc.

    Không chỉ Hắc Long Giang, hôm 10/4 vừa qua, thành phố Giao Châu của tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, cũng phải lùi thời gian đi học đối với các lớp cuối cấp phổ thông trung học và phổ thông cơ sở vốn định vào ngày 15/4, do các ca bệnh trong cộng đồng có liên quan đến các ca nhập cảnh xuất hiện trở lại tại đây.

    Cùng lúc đó, hàng loạt các huyện thị của tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam Trung Quốc cũng phải điều chỉnh thời gian mở cửa trường học đối với các cấp học, đặc biệt là tiểu học và mẫu giáo do thấy tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục căng thẳng.

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết của VOV: https://vov.vn/the-gioi/dich-c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ám ảnh về tiếng máy thở bao trùm bệnh viện, giường bệnh tràn ra hành lang qua lời kể của bác sĩ Mỹ

    Anh Erik Blutinger, một bác sĩ đang công tác trong một bệnh viện tuyến đầu chống dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (COVID-19) tại thành phố New York, Mỹ, đã ghi lại và chia sẻ những hình ảnh trên "chiến trường" cho thấy những khó khăn mà cả các nhân viên y tế và bệnh nhân đang phải đối mặt trong cuộc khủng hoảng này.

    Theo lời bác sĩ Blutinger chia sẻ ngay tại hiện trường: "Tình hình hiện tại thực sự khủng hoảng. Những người đứng đợi trong những hành lang kia đều dương tính với virus corona. Tất cả những gì bạn có thể nghe thấy ở đây chỉ toàn là tiếng máy thở".

    Âm thanh ám ảnh bên trong một bệnh viện thuộc tuyến đầu chống COVID-19 ở New York

    Được biết, anh Blutinger chưa phải là nhân viên chính thức, mà mới tham gia công việc tại bệnh viện Mount Sinai ở thành phố New York được khoảng 1 năm trong vai trò bác sĩ nội trú ở khoa cấp cứu.

    Khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh tại Mỹ khiến thành phố New York trở thành một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất nước này, bác sĩ Blutinger cũng đã tham gia vào cuộc chiến chống dịch cùng các đồng nghiệp của mình.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran ghi nhận số ca tử vong mới thấp nhất trong vòng 1 tháng

    Dữ liệu về số người tử vong do COVID-19 của chính phủ Anh có thể không chính xác; Iran đón tín hiệu tích cực - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Theo thông cáo của phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpoor ngày hôm nay (14/4), nước này chỉ ghi nhận thêm 98 ca tử vong mới do COVID-19 trong 24h qua. Đây là lần đầu tiên trong vòng 1 tháng nước này ghi nhận dưới 100 ca tử vong mới trong ngày do dịch bệnh.

    "Chúng tôi hy vọng đó là sự khởi đầu của một xu hướng suy giảm [của đại dịch], nhưng như một câu tục ngữ của Iran: 'một bông hoa không làm nên mùa xuân', Iran sẽ tiếp tục giãn cách xã hội triệt để", phát ngôn viên Bộ Y tế Iran cho biết.

    Tính đến cuối ngày 13/4, Iran đã ghi nhận thêm 1.574 ca nhiễm mới và 94 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại nước này lên lần lượt là 74.877 và 4.683 người.

    Trước đó một ngày, Iran đã báo cáo 1.617 ca nhiễm mới và 111 ca tử vong mới do COVID-19 trong vòng 24 giờ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand ghi nhận kỷ lục 4 ca tử vong do COVID-19 trong một ngày

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh: Số ca tử vong do COVID-19 trong thực tế cao hơn so với số liệu thống kê của chính phủ

    Dữ liệu về số người chết do COVID-19 của chính phủ Anh có thể không chính xác; Nga đã có hơn 21.000 ca nhiễm - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) đã phát hiện ra sự chênh lệch này và công bố trong ngày hôm nay (14/4), theo CNN.

    Cụ thể, cơ quan này cho biết các số liệu cập nhật hàng ngày từ Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương Quốc Anh (ONS) chỉ mới bao gồm các trường hợp tử vong trong bệnh viện, chứ chưa tính đến những người tử vong trong viện dưỡng lão hoặc các địa điểm khác ngoài bệnh viện. Ngoài ra, sự chênh lệch này cũng có một phần là do độ trễ trong thời gian báo cáo.

    Theo ONS, số ca tử vong do COVID-19 được cơ quan này ghi nhận đến ngày 3/4 tại Anh là 5.979 người, trong khi số liệu được chính phủ Anh công bố vào sáng ngày 4/4 là 3.939 người.

    Sau đó, con số 3.939 ca tử vong được công bố vào ngày 3/4 đã được chính phủ Anh sửa lại thành 5.186 người vào ngày 12/4. Điều này có thể là do sự chậm trễ trong việc ghi nhận số trường hợp tử vong của đội ngũ nhân viên chuyên trách.

    Tuy nhiên, con số được ONS ghi nhận vào ngày 11/4 và công bố ngày hôm nay - tính cả các trường hợp tử vong trong và ngoài bệnh viện ở Vương Quốc Anh - cho thấy sự chênh lệch còn lớn hơn trước (15% so với số liệu mới và 52% so với số liệu ban đầu của chính phủ). 

    Điều này cũng cho thấy những sự so sánh giữa tình hình dịch COVID-19 ở Anh và các quốc gia châu Âu khác từ khi dịch bệnh bùng phát tới nay chưa chính xác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam xác nhận thêm 1 ca nhiễm COVID-19 mới

    18h ngày 14/4, Bộ Y tế thông báo thêm một ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam hiện nay lên 266 người.

    Ca bệnh 266 (BN266): Bệnh nhân nữ, 36 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội. Từ ngày 8 - 10/3, bệnh nhân đến chăm mẹ tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai.

    Ngày 12/3, bệnh nhân có biểu hiện ngứa họng. Từ ngày 30/3 bệnh nhân cách ly tại nhà. Ngày 12/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm và cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 14/4.

    Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Trong ngày hôm nay Việt Nam cũng đã có thêm 23 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy thận trọng dỡ bỏ một số lệnh hạn chế

    Covid-19: Số ca nhiễm tại Nga vượt ngưỡng 21.000, Philippines trở thành “điểm nóng” lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Theo một sắc lệnh mới được Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông qua, một số cửa hàng và doanh nghiệp tại Italy sẽ được phép mở cửa trở lại trong ngày thứ 3 (14/4), bao gồm các cửa hiệu sách, cửa hàng giặt thuê, hiệu văn phòng phẩm và cửa hàng quần áo cho trẻ em/trẻ sơ sinh. 

    Ngoài ra, một số hoạt động như sản xuất máy tính, bán buôn giấy-bìa cũng đã được phép khôi phục, và các ngành lâm nghiệp, sửa chữa, thủy điện cũng đã được chính phủ cho phép hoạt động trở lại.

    Mặc dù vậy, một số vùng tại Italy đã quyết định trì hoãn việc dỡ bỏ một phần các lệnh hạn chế theo sắc lệnh của chính phủ.

    Việc phong tỏa sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến ngày 3/5 tới, theo quyết định của chính phủ Italy.

    Được biết, quyết định này mới chỉ là giai đoạn đầu tiên. Nếu thuận lợi, chính phủ Italy sẽ tiếp tục dỡ bỏ thêm các lệnh hạn chế trong "giai đoạn 2" sau ngày 3/5.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc COVID-19 tại Nga vượt ngưỡng 21.000

    Ngày 14/4, Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nga cho biết tính đến trưa 14/4, trong vòng 24 giờ qua tại nước này ghi nhận 2.774 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, mức tăng cao kỷ lục tính trong 1 ngày. Tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước hiện là 21.102 người.

    Theo phóng viên TTXVN tại Nga, trong 24h qua đã có thêm 22 người tử vong do COVID-19, đưa tổng số trường hợp không qua khỏi lên 170. Trong khi đó, nước này cũng ghi nhận thêm 224 người hồi phục, đưa tổng số người khỏi bệnh lên con số 1.694.

    Thủ đô Moskva vẫn là địa phương ghi nhận số người nhiễm virus SARS-COV-2 nhiều nhất với 1.489 trường hợp trong một ngày qua, đưa tổng số người nhiễm bệnh ở thành phố này lên 13.002 người, trong số này 1.016 người đã khỏi bệnh, 95 người tử vong. Các địa phương tiếp theo ghi nhận số người nhiễm virus  SARS-COV-2 trong 24 giờ qua gồm có tỉnh Moskva - 460 trường hợp; thành phố St. Petersburrg – 121; Cộng hòa Komi – 97 và tỉnh Nizhny Novgorod - 68.

    Trong 2 ngày từ 11-12/4, thủ đô Moskva đã lập biên bản 5.000 trường hợp vi phạm quy định tự cách ly. Theo quy định, các trường hợp vi phạm này bị phạt ít nhất 4.000 rubble (54 USD).

    Nội dung được trích dẫn từ bài viết https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ hỗ trợ Triều Tiên chống đại dịch COVID-19

    Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) hôm 13/4 tuyên bố Mỹ sẽ hỗ trợ nhân dân Triều Tiên và các nước dễ bị tổn thương khác trong đại dịch COVID-19, đồng thời nhấn mạnh cam kết của Washington trong việc cung cấp các gói viện trợ nhân đạo cho các quốc gia này.

    Thông cáo nêu rõ Bộ Tài chính đã chấp thuận miễn trừ trừng phạt đối với việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, trong đó có Triều Tiên, Iran, Venezuela và Syria.

    "Các lệnh trừng phạt của Mỹ không nhắm vào các gói viện trợ nhân đạo chính đáng, như thuốc men, thiết bị, vật tư y tế và nông sản. Chúng tôi sẽ hỗ trợ người dân Iran, Venezuela, Syria và Triều Tiên trong công tác chống dịch COVID-19", NSC cho biết.


    Bài viết được tham khảo từ baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    12 dự đoán mới nhất của chuyên gia chống dịch hàng đầu Trung Quốc về Covid-19

    Tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc hiện tại đã được kiểm soát tốt, trong khi Mỹ trở thành ổ dịch lớn nhất. Phóng viên Nhân dân Nhật báo đã đến Quảng Châu phỏng vấn viện sĩ Chung Nam Sơn.

    Sau đây là 12 ý kiến của GS Chung dự đoán về những vấn đề liên quan tới dịch bệnh:

    1. Chưa đến lúc được bỏ thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài.

    2. Vũ Hán đã vượt qua được một cửa ải rồi (mở cửa), nhưng vẫn còn cửa ải tiếp theo.

    3. Khả năng về nguồn dịch ở nước ngoài du nhập vào gây ra đợt bùng phát thứ hai ở Trung Quốc là rất nhỏ.

    4. Vẫn còn quá sớm để nói về bước ngoặt (đỉnh) của đại dịch toàn cầu.

    5. Tỷ lệ người nhiễm bệnh mà không có triệu chứng ở Trung Quốc sẽ không quá lớn.

    6. Hầu hết bệnh nhân "tái dương tính" không lây nhiễm.

    .....

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố

    Tiếng báo thức điểm 5:15 sáng là khi đường phố Brooklyn vẫn đang còn tối om. Và đó cũng là lúc Carla Brown thức dậy, quá sớm cho một buổi sáng thứ 2. Tuy nhiên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang vây lấy New York thì điều này cũng chẳng có gì khác lạ cho lắm.

    Brown đang vận hành một chương trình mang thức ăn đến cho người già, trong vòng 2 tuần qua, cô đã phải làm việc 12 đến 14 tiếng/ngày. Hôm nay cô phải tìm kiếm xe vận chuyển cho hơn 100 đơn giao hàng. Số bữa ăn mà cô cùng team của mình phải giao đã tăng vọt kể từ khi đại dịch Covid-19 ập đến. Hiện họ phải giao tất cả hơn 900 bữa ăn/ngày. Dĩ nhiên là sẽ có vất vả nhưng Brown cho biết, những thành viên trong dự án của cô đều cảm thấy vinh dự khi được làm điều này.

    Trước khi đại dịch quét qua, thành phố lớn và ồn ào nhất nước Mỹ - New York luôn tự hào về sự sầm uất của mình. Nhưng khi mọi thứ bị ngưng lại do Covid-19, đường phố ở đây chỉ còn sự im ắng, bất kể ngày hay đêm, thỉnh thoảng sự im lặng đó bị phá vỡ bởi tiếng xe cứu thương.

    Covid-19: Nga chuẩn bị đón thời điểm khủng hoảng, Philippines trở thành “điểm nóng” lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

    Carla Brown

    Trên phố vẫn còn những tài xế taxi hoạt động khi giao thông công cộng ngừng lại. Nicolae Hent cũng là người lái taxi, hằng ngày anh đi loanh quanh phố để tìm kiếm khách hàng và đoán xem, ai là những vị khách thường trực lúc này của Hent? Chính là các y tá, bác sĩ những người đang phải đi làm để chống dịch.

    "Chẳng có lý do gì để ra ngoài cả vì đường phố không có lấy một bóng người. Tuy vậy, tôi nghĩ mình vẫn phải đi làm, vì tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải chở các y bác sĩ đến bệnh viện và đưa họ về nhà." - Hent chia sẻ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hình ảnh đau thương trong bệnh viện ở Mỹ

    Hình ảnh được nhân viên phòng cấp cứu tại Bệnh viện Sinai-Grace, Detroit, Mỹ chia sẻ cho thấy, nhiều thi thể được lưu trữ, xếp chồng lên nhau trong các phòng bệnh viện bỏ trống.

    Một số nhân viên xác nhận, những bức ảnh phơi bày chính xác về cảnh tượng đang diễn ra tại bệnh viện vào đầu tháng 4.

    Theo các nguồn tin của CNN, ít nhất một phòng, nơi thường được sử dụng cho các nghiên cứu về thói quen ngủ, đã được sử dụng để lưu trữ thi thể do nhân viên nhà xác không làm việc vào ban đêm, trong khi nhà xác đã đầy.

    "Tất cả những gì tôi biết là chúng tôi không còn giường bệnh nên chúng tôi không còn bất cứ chỗ nào để đặt thi thể", một nhân viên phòng cấp cứu nói.

    Trong ảnh, hai thi thể được đặt cạnh nhau trên giường, một thi thể khác được đặt trên ghế cạnh giường. Cả ba thi thể đều được đặt trong túi màu trắng.

    Covid-19: Nga chuẩn bị đón thời điểm khủng hoảng, Philippines trở thành “điểm nóng” lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga chuẩn bị đón thời điểm khủng hoảng COVID-19

    Ngày 13/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo giới chức nước này cần chuẩn bị cho những tình huống "bất thường" trong đại dịch COVID-19, trong bối cảnh nước này gia tăng các biện pháp phong toả và vừa ghi nhận mức tăng cao nhất theo ngày.

    Cảnh báo của ông Putin được đưa ra khi nước láng giềng Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát các ca bệnh từ bên ngoài vào, đặc biệt là Nga.

    Tổng thống Putin

     

    Tôi biết không phải lúc nào cũng đủ và tất nhiên chúng ta cần thêm biện pháp để thoát khỏi tình trạng thiếu thốn này

     Tổng thống Nga nói rằng sẽ điều quân đội hỗ trợ nếu cần thiết. Nga trước đó đã cử máy bay quân sự chở chuyên gia và trang thiết bị y tế đến các nước bị COVID-19 tấn công nghiêm trọng như Italy, Trung Quốc và Mỹ.

    Nga đã trở thành nguồn bệnh bên ngoài lớn nhất của Trung Quốc, với 409 ca bệnh bắt nguồn từ nước này. Các công dân Trung Quốc nên ở yên tại chỗ và không về nước, Thời báo Hoàn cầu thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến cáo.

    Nga đã trở thành nguồn bệnh bên ngoài lớn nhất của Trung Quốc, với 409 ca bệnh bắt nguồn từ nước này. Các công dân Trung Quốc nên ở yên tại chỗ và không về nước, Thời báo Hoàn cầu thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc khuyến cáo.

    Tại một cuộc họp do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì ngày 13/4, lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Trung Quốc quyết định đưa thêm nguồn lực y tế đến các địa phương biên giới.

    Họ cho biết sẽ xây dựng bệnh viện và lập các trung tâm cách ly ở biên giới, đồng thời tăng cường hợp tác với các quốc gia láng giềng.

    Nhưng giới chức Trung Quốc cũng thừa nhận đường biên giới dài và nhiều tuyến đường mòn lối mở ở các vùng núi non hiểm trở khiến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp kéo dài lệnh phong tỏa đến 11/5

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua thông báo lệnh phong tỏa toàn quốc (dự kiến hết hạn vào ngày 14/4) sẽ được kéo dài tới ngày 11/5.

    Các trường học và cửa hàng sẽ dần mở cửa trở lại vào ngày 11/5, ông Macron cho biết. Nhưng các nhà hàng, quán bar, khách sạn, quán cà phê và rạp chiếu phim sẽ phải đóng cửa lâu hơn. Sẽ không có lễ hội lớn nào được tổ chức cho đến giữa tháng Bảy, theo ông Macron.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 22 người khỏi Covid-19

    Chiều ngày 14/4, Bộ Y tế đã công bố 22 bệnh nhân Covid khỏi bệnh, tổng số ca khỏi bệnh trên cả nước là 168 trường hợp.

    Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 tính đến thời điểm này tại Việt Nam đã có tổng cộng 168 bệnh nhân mắc Covid-19 được công bố khỏi bệnh. Trong đó, có nhiều bệnh nhân trước đó nặng phải đặt ống thở máy.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia ban bố thảm họa quốc gia

    Mới đây, Indonesia đã ban bố tình trạng thảm họa quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh ở nước này.

    Sắc lệnh ngày 13/4 của Indonesia nêu rõ: "Tất cả Thống đốc, Thị trưởng và Nhiếp chính với vai trò lãnh đạo các tiểu ban ứng phó dịch bệnh phải lưu ý đến các chính sách của chính phủ khi đưa ra bất cứ chính sách nào”.

    Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã ghi nhận 4.557 ca nhiễm và 399 ca tử vong do Covid-19.

    Covid-19: TQ xử nặng tội vượt biên trái phép, Philippines trở thành “điểm nóng” lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

    Ảnh: AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    IMF viện trợ cho 25 quốc gia gặp khó khăn vì Covid-19

    Covid-19: TQ xử nặng tội vượt biên trái phép, Philippines trở thành “điểm nóng” lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh 1.

    Bên ngoài của tòa nhà IMF ở Washington ngày 27/3/2020. Ảnh: Olivier Douliery

    Quỹ tiền tệ quốc tế IMF sẽ viện trợ ngay lập tức cho 25 quốc gia thành viên, những nước đã yêu cầu hỗ trợ tài chính khi ứng phó với đại dịch Covid-19, Giám đốc điều hành IMF, bà Kristalina Georgieva cho biết ngày 13/4.

    Các quốc gia nhận được tài trợ nằm trong số các thành viên nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất của IMF.

    Bao gồm: Afghanistan, Bêlarut, Burkina Faso, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Comoros, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Haiti, Liberia, Madagascar, Malawi, Mali, Mozambique, Nepal, Nigeria, Rwanda, São Tomé và Príncipe, Sierra Leone, Quần đảo Solomon, Tajikistan, Togo và Yemen.

    "Các quỹ sẽ gồm một phần chi trả các khoản nợ cho IMF trong 6 tháng và phần còn lại sẽ dành cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ y tế, bà Georgieva nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines trở thành “điểm nóng” dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á

    Tính đến hết ngày hôm qua (13/4), ASEAN có tổng cộng 20.400 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Philippines đã trở thành "điểm nóng" dịch Covid-19 lớn nhất Đông Nam Á với số ca nhiễm mới đang gia tăng mạnh. Hiện có nhiều lo ngại về hệ thống y tế yếu của một số nước trong khu vực sẽ khiến tình hình trầm trọng hơn, buộc các quốc gia thành viên ASEAN phải áp dụng các biện pháp quyết liệt để đối phó với Covid-19.


    Bài viết được tham khảo từ vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/philip...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc xử nặng tội vượt biên trái phép nhằm ngăn dịch Covid-19

    Trước những diễn biến căng thẳng của tình hình dịch bệnh xâm nhập thời gian gần đây, một chiến dịch chống vượt biên trái phép đang được Trung Quốc tiến hành rộng khắp dọc tuyến biên giới trên bộ của nước này. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh thời gian gần đây, nhiều vụ vượt biên trái phép đã bị phát hiện và xử lý ở Trung Quốc.

    Theo ông Lưu Hải Đào, quan chức Cục Quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc, trong thời gian dịch bệnh vẫn đang tiếp diễn tại nước này, hành vi vượt biên trái phép đang gây thêm rủi ro du nhập dịch từ bên ngoài vào lãnh thổ Trung Quốc. Do vậy, để siết chặt hơn nữa công tác phòng chống dịch tại khu vực biên giới trên bộ, cơ quan này đã tiến hành một chiến dịch truy quét tội phạm nhằm vào các hành vi vượt biên trái phép tại khu vực này, xử lý nghiêm và truy cứu trách nhiệm hình sự với các đối tượng và ổ nhóm tội phạm.

    Theo điều luật của Trung Quốc được quan chức này viện dẫn, những đối tượng tổ chức vượt biên trái phép, ngoài bị phạt tiền, sẽ bị phạt tù từ 2-7 năm. Những kẻ cầm đầu các băng nhóm tổ chức người vượt biên trái phép nhiều lần với tình tiết nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 7 năm đến chung thân, đồng thời bị phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.

    Bên cạnh áp dụng các hình phạt nặng, một số địa phương ở nước này cũng treo thưởng cho những cá nhân cung cấp thông tin về các vụ vượt biên trái phép này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội lặng thinh giữa những ngày Covid-19

    Ấn Độ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc, Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 1.

    Hà Nội trong sáng 12-13/04, khi cái lạnh còn vương vấn, những cơn mưa sáng sớm rả rích, để lại vũng nước đọng trên đường phố.

    Ấn Độ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc, Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 2.
    Ấn Độ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc, Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 3.

    Bài viết được tham khảo từ kenh14.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://kenh14.vn/mot-ha-noi-l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản ghi nhận thêm 311 ca nhiễm

    Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, trong ngày 13/4, nước này ghi nhận 311 ca nhiễm mới và 7 ca tử vong do Covid-19. 

    Tính đến cuối ngày hôm qua, Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 8.357 ca nhiễm, trong đó có 712 ca từ tàu du lịch Diamond Princess.

    Ít nhất 121 ca tử vong với 12 ca thuộc tàu du lịch trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ sẽ gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc đến ngày 3/5

    Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 14/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc gia cho đến ngày 3/5 để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19/

    Thủ tướng Narendra Modi

     

    Ấn Độ không chờ đợi cho vấn đề leo thang. Thay vào đó, ngay khi vấn đề xuất hiện, chúng ta đã cố gắng ngăn chặn nó bằng cách đưa ra quyết định nhanh chóng. Tôi không thể tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra khi những quyết định nhanh chóng như vậy không được đưa ra

    Ông Modi cũng cảnh báo người dân cần nên thận về các điểm nóng dịch bệnh mới có thể xuất hiện trên toàn quốc.

    "Chúng ta phải rất cẩn thận về các điểm nóng. Chúng ta sẽ phải theo dõi chặt chẽ những nơi được dự đoán sẽ trở thành điểm nóng", ông nói.

    Ngày 14/4 là ngày cuối cùng của lệnh phong kéo ban đầu dài ba tuần trên toàn quốc, được thực hiện từ ngày 25/3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tàu sân bay Mỹ lưu lại trên biển để tránh COVID-19

    Trước bối cảnh 1 trong những tàu sân bay của Hạm đội Thái Bình Dương mắc kẹt tại Guam với gần 600 ca COVID-19, Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay USS Harry S Truman thuộc hạm đội Đại Tây Dương sẽ kéo dài thời gian trên biển để tránh virus. 

    Theo đó USS Harry S Truman sẽ hoãn thời gian trở về cảng nhà ở Norfolk, Virgina sau khi được triển khai tới Trung Đông. 

    "Hải quân Mỹ áp dụng biện pháp này để duy trì năng lực chiến đấu của nhóm tàu tấn công trong khi đảm bảo an toàn cho thủy thủ đoàn", Hải quân Mỹ nêu rõ trong thông cáo. 

    "Đối mặt với COVID-19, chúng tôi cần bảo vệ tài sản quý giá nhất của mình, con người, bằng cách giữ cho tàu lưu lại trên biển", chỉ huy Hạm đội 2 của Mỹ Phó Đô đốc Andrew Lewis khẳng định. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các nhà khoa học phát hiện 3 chủng của virus SARS-CoV-2 "hoành hành" ở TQ, châu Âu và Mỹ

    Các nhà di truyền học của Anh và Đức đã phát hiện quá trình biến đổi của virus corona chủng mới và xác định loại virus đang gây ra dịch bệnh COVID-19 trên khắp thế giới này hiện đang tồn tại 3 biến thể.

    Các nhà nghiên cứu đã phân tích hoàn chỉnh 160 bộ gen virus đầu tiên được lấy ra từ các bệnh nhân trong khoảng thời gian từ ngày 24/ 12 đến ngày 4/3, sau đó thông qua các đột biến để tái tạo lại quá trình tiến hóa ban đầu của dịch bệnh Covid-19.

    "Có quá nhiều đột biến khi theo dõi sự phát triển của virus SARS-CoV-2. Chúng tôi đã sử dụng một mạng lưới thuật toán để quan sát đồng thời các biến thể của virus" ông Peter Forster, nhà di truyền học tại Đại học Cambridge và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

    Theo nghiên cứu này, các biến thể phổ biến nhất được tìm thấy ở Vũ Hán là chủng B. Trước khi đột biến, chủng virus này dường như không lây lan xa hơn khu vực Đông Á. Theo các nhà khoa học nguyên nhân có thể là các khu vực khác trên thế giới có thể tồn tại 1 số chất có tác dụng tiêu diệt chủng virus này.

    Cuối cùng, chủng C là biến thể được tìm thấy hầu hết ở các nước châu Âu dựa trên việc phân tích các trường hợp nhiễm bệnh ở Pháp, Italy, Thụy Điển và Anh. Các nhà khoa học không phát hiện chủng C ở bất kỳ bệnh nhân nào ở Trung Quốc đại lục, mặc dù nó xuất hiện trong các mẫu bệnh phẩm gửi về từ Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu: Những ổ dịch COVID-19 đầu tiên ở Italy tương tự như Vũ Hán

    Nghiên cứu của Viện Y tế Italy (ISS) đã phân tích các đặc điểm trong tiến hóa của quá trình lây nhiễm COVID-19 ở Italy và kết luận rằng có điểm tương đồng với những gì đã xảy ra ở Vũ Hán, Trung Quốc. 

    Báo cáo cho biết, ổ dịch Italy "cho thấy chỉ tiêu lâm sàng tệ hơn" ở nam giới lớn tuổi, có bệnh nền, tương tự như nhóm các bệnh nhân có nguy cơ cao nhất ở Vũ Hán. 

    Theo ISS, chỉ số lây nhiễm R0 - số người trung bình có thể bị nhiễm bệnh từ 1 người bệnh - là 2,96 ở vùng miền Bắc Lombardy, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nghiên cứu cho thấy khoảng giữa tháng 2, chỉ số R0 còn lên tới gần 3. 

    Phát biểu trong cuộc họp báo, Silvio Brusaferro, người đứng đầu ISS nhận định, mức R0 nên xuống dưới 1 để kéo thẳng đường cong của COVID-19. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủy thủ tàu sân bay Mỹ thiệt mạng vì COVID-19

    Thủy thủ mắc COVID-19 trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thiệt mạng sau thời gian điều trị tại phòng chăm sóc tích cực tại Bệnh viện Hải quân Guam.

    Danh tính của thủy thủ không được tiết lộ, nhưng CNN cho biết người này được đưa vào phòng chăm sóc tích cực từ 9/4. Đây là thủy thủ đầu tiên của hải quân Mỹ thiệt mạng vì COVID-19 .

    Hải quân Mỹ hôm 12/4 cho biết, có thêm 35 thủy thủ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt mắc COVID-19, đưa tổng số thành viên thủy thủ đoàn nhiễm bệnh lên 585.

    92% thủy thủ đoàn được xét nghiệm COVID-19, 3.724 trong đó được xác định hợp âm tính. Đến ngày 12/4, có 3.967 thủy thủ được chuyển lên bờ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trump phản bác làn sóng chỉ trích cách xử lý COVID-19

    Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản bác trước làn sóng chỉ trích cách ông xử lý cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 gây ra. 

    Sau khi phát đoạn băng về những phản ứng mà ông đưa ra sau khi dịch bệnh bùng phát, Trump cho rằng luồng chỉ trích mà ông đang hứng chịu là không công bằng và ông đã xử lý sự việc một cách hiệu quả. 

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị đặc biệt về ứng phó Covid-19; Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 1.

    Ảnh: Alex Wong

    "Tất cả những gì chúng tôi đã làm là đúng", ông Trump khẳng định sau màn diễn thuyết dài chỉ trích lối đưa tin tiêu cực của truyền thông. 

    Sau đó khi bị chất vấn về quyền mở cửa trở lại đối với một phần của đất nước, ông Trump tuyên bố: "Khi một người là Tổng thống Mỹ thì người đó có toàn quyền". 

    Ông Trump cũng cho biết thêm rằng ông sẽ công bố các báo cáo nhằm hỗ trợ cho tuyên bố của mình.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc đau đầu chuyện dương tính trở lại, WHO lo COVID-19 nguy hiểm gấp 10 lần H1N1

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN và ASEAN+3 ứng phó Covid-19

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị đặc biệt về ứng phó Covid-19; Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 1.

    Ảnh: VGP/Quang Hiếu

    Hôm nay (14/4), trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về ứng phó dịch bệnh COVID-19 bằng hình thức họp trực tuyến.

    Dưới sự chủ trì của Thủ tướng, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN diễn ra trong buổi sáng. Chiều cùng ngày, Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) được tổ chức.

    Phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phú cho biết, hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 nguy hiểm đang lan tràn khắp khu vực và toàn cầu. Tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cũng đang nỗ lực phòng chống COVID-19, dịch bệnh tác động tiêu cực tới đời sống của mọi người dân, kinh tế - xã hội, nhất là khu vực dịch vụ vốn chiếm 30% tổng GDP của ASEAN, thách thức ổn định và an sinh xã hội.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị đặc biệt về ứng phó Covid-19; Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 2.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

    Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo sẽ cùng nhau đề ra các biện pháp, sáng kiến cụ thể, thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng chống dịch bệnh đồng thời bảo đảm sự phát triển năng động, bền vững của khu vực về dài hạn.

    Đây là hoạt động phát huy vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, nâng cao tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết, thống nhất ASEAN, đẩy mạnh cách tiếp cận tổng thể, đồng bộ, liên ngành, liên trụ cột của cả Cộng đồng ASEAN cũng như hợp tác với các đối tác trong kiểm soát, ngăn chặn, giảm thiểu các tác động về kinh tế-xã hội của dịch bệnh. ASEAN tiếp tục duy trì đà hợp tác, liên kết, đưa ASEAN vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn, thử thách.

    Ngay khi dịch COVID-19 mới bùng phát, là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ động, tích cực thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và điều phối nỗ lực chung của ASEAN ứng phó với dịch bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Chùm ảnh: Thủ tướng chủ trì Hội nghị cấp cao đặc biệt ứng phó COVID-19baochinhphu.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ thử nghiệm vắc xin Covid-19 thứ hai

    Việc thử nghiệm vắc xin Covid-19 thứ 2 đang được công ty dược phẩm Inovio tiến hành tại Mỹ.

    Khoảng 40 tình nguyện viên sẽ tham gia chương trình thử nghiệm này  ở bang Pittsburgh, Pennsylvania, and Kansas City, Missouri  của Mỹ.

    Ở lần thử nghiệm này, các nhà nghiên cứu áp dụng biện pháp tiêm sâu dưới da, thay vì tiêm bập vào cơ bắp như các mũi tiêm vắc-xin thông thường. Thí nghiệm này là một phần của cuộc săn lùng toàn cầu tìm ra loại vắc-xin bảo vệ con người trước virus SARS- CoV-2 đang làm điên đảo cả thế giới khiến nền kinh tế nhiều nước phải đóng cửa, con người phải cách ly trong nhà để ngăn chặn virus lây lan.

    Nghiên cứu này do Quỹ Bill và Melinda Gates hỗ trợ và là bước đi đầu tiên để xem liệu loại vắc- xin này có đủ an toàn cho các thử nghiệm lớn hơn và cần phải chứng minh rằng nó an toàn.

    Tháng trước, Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm vắc-xin COVID-19 đầu tiên tại Seattle do Viện y tế quốc gia của Mỹ thực hiện. Khoảng 2/3 số người tham gia nghiên cứu này đã được tiêm mũi đầu tiên trong tổng số 2 liều cần thiết.

    Cho đến nay, có tới hàng chục loại vắc-xin triển vọng đang được thiết kế ở các phòng thí nghiệm khắp thế giới và hy vọng sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm trong vòng vài tháng tới.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ thử nghiệm vắc-xin COVID-19 thứ 2www.tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    AP: Khi Trump lần đầu công khai nói về Covid-19 thì đã muộn

    Bài bình luận trên AP cho rằng, vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald lần đầu tiên nói về virus corona mới gây dịch bệnh Covid-19, có lẽ đã là quá muộn.

    Trả lời phỏng vấn tại Davos, Thụy Sĩ, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/1 đã bác bỏ mối đe dọa của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra. Khi ấy Mỹ mới chỉ ghi nhận một ca mắc Covid-19 ở bang Washington. 

     

    Chúng tôi hoàn toàn kiểm soát được. Ca mắc là một trong những người đến từ Trung Quốc và chúng tôi kiểm soát được. Sẽ rất ổn.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

    11 tuần kể từ sau cuộc phỏng vấn đó, đại dịch Covid-19 đã len lỏi đến khắp mọi nơi trên thế giới, lây nhiễm cho gần 570.000 người Mỹ, khiến hơn 22.000 người ở nước này tử vong. Dịch bệnh cũng đã viết lại các quy tắc của xã hội, khiến hàng triệu người bị cô lập trong nhà, trường học bị đóng cửa, tàn phá nền kinh tế và khiến hàng triệu lao động mất việc làm.

    Vào cuối tháng 2, khi ông Trump đang có chuyến đi tới Ấn Độ, chỉ số Dow Jones đã giảm 1.000 điểm trong bối cảnh lo ngại về đại dịch Covid-19. Ông Trump đã nói về sự sụt giảm của thị trường khi đang trên máy bay trở lại Washington, chỉ trích bình luận của một quan chức hàng đầu của CDC, Tiến sĩ Nancy Messonnier – người đã cảnh báo người Mỹ rằng họ sẽ phải chuẩn bị cho kịch bản giãn cách xã hội khá nghiêm trọng.

    Theo bà Messonnier, câu hỏi giờ đây không phải là điều này có xảy ra hay không mà câu hỏi chính xác sẽ là khi nào sẽ xảy ra.

    Mời độc giả theo dõi toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ADB tăng quy mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch Covid-19 lên tới 20 tỷ USD

    Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tăng gấp ba quy mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch gây ra bởi virus SARS-CoV-2 chủng mới (Covid-19) lên tới 20 tỷ USD và phê duyệt các biện pháp tinh giản hoạt động nhằm cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt hơn.

    Trước đó hôm 18/3, ADB đã công bố một gói hỗ trợ trị giá 6,5 tỷ USD để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB đương đầu với những tác động nghiêm trọng về y tế và kinh tế vĩ mô gây ra bởi Covid-19.

    Gói hỗ trợ mới bổ sung trị giá 13,5 tỷ USD, trong đó có 2,5 tỷ USD vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại, bao gồm việc thành lập một Quỹ Ứng phó đại dịch Covid-19 trong khuôn khổ Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ của ADB.

    Quỹ mới này sẽ cung cấp các khoản tài chính trị giá khoảng 13 tỷ USD giúp chính phủ của các quốc gia thành viên đang phát triển thực hiện những chương trình chi tiêu khắc phục khủng hoảng theo chu kỳ nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19, với trọng tâm cụ thể dành cho người nghèo và người dễ tổn thương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore ghi nhận số ca Covid-19 tăng kỷ lục trong 1 ngày

    Singapore ngày 13/4 báo cáo 386 ca nhiễm mới Covid-19. Theo số liệu của Bộ Y tế nước này, đây là số ca nhiễm gia tăng trong 1 ngày lớn nhất kể từ khi dịch bùng phát tại Singapore, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.918.

    Toàn bộ ca nhiễm mới là các trường hợp lây nhiễm trong nước. 280 trường hợp có liên hệ với những cụm lây nhiễm đã xác định - trong đó phần lớn là công nhân nước ngoài cư trú trong các ký túc xá. 12 trường hợp khác có liên hệ với những ca nhiễm trước đó, và 94 trường hợp vẫn đang truy xuất nguồn gốc lây nhiễm.

    Một bệnh nhân nam 65 tuổi qua đời ngày 13/4, nâng số ca tử vong ở Singapore do Covid-19 lên 9.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia sẽ cạn kiệt thiết bị bảo hộ cá nhân trong 2 tuần nếu không được hỗ trợ thêm

    Covid-19: Ông Putin thừa nhận tình hình dịch bệnh tồi tệ dần; Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 1.

    Những tình nguyện viên tham gia sản xuất vật tư bảo hộ cá nhân tại Malaysia, nhằm hỗ trợ công cuộc đẩy lùi dịch Covid-19 (Ảnh: Vincent Thian/AP)

    Ông Noor Hisham Abdullah, Tổng Giám đốc Cơ quan Y tế Malaysia, cảnh báo nước này sẽ cạn kiệt nguồn thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) dùng cho các nhân viên y tế trong vòng 2 tuần tới nếu như không thu mua thêm hoặc nhận được hỗ trợ.

    Ông Abdullah cho biết nước này đang sử dụng lượng PPE nhiều hơn mức bình thường từ 2 đến 10 lần. Ông kêu gọi các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ quyên góp trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch Covid-19. 

    "Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục thu mua PPE. Đến nay, chúng tôi có đủ nguồn dự trữ cho ít nhất 2 tuần nữa," ông nói, bổ sung rằng Malaysia vẫn có đủ lượng máy thở cần thiết.

    https://edition.cnn.com/world/...


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam tặng 150.000 khẩu trang kháng khuẩn cho Nga phòng chống dịch Covid-19

    Covid-19: Ông Putin thừa nhận tình hình dịch bệnh tồi tệ dần; Việt Nam tặng Nga 150.000 khẩu trang - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov trong buổi lễ trao tặng vật tư y tế. Ảnh: Bộ Ngoại giao.

    Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 13/4, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng đã trao số hàng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Chính phủ và nhân dân Liên bang Nga 150.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất. 

    Tham dự buổi lễ có đại diện của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov.

    Đại sứ Nga Konstantin Vnukov gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ và Nhân dân Việt Nam vì sự giúp đỡ quý báu dành cho Chính phủ và nhân dân Nga trong thời điểm hiện nay, coi đây là minh chứng cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác hữu nghị truyền thống Việt - Nga.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong do Covid-19 ở Anh vượt 11.000 người

    Theo số liệu cập nhật, đến ngày 13/4, số ca tử vong vì dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Vương quốc Anh đã vượt con số 11.000 người, sau khi ghi nhận thêm 717 ca mới, nâng tổng số ca tử vong lên 11.392 người.

    Số liệu mới nhất trên đã khiến Anh trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ 5 thế giới và một cố vấn khoa học cấp cao của Chính phủ Anh cảnh báo nước này có nguy cơ trở thành nước bị tác động mạnh nhất châu Âu.

    Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh có thể giảm 30% trong quý này vì các biện pháp phong tỏa do dịch COVID-19. Theo ông Sunak, có rất ít hy vọng rằng các hạn chế sẽ sớm được dỡ bỏ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Số ca tử vong do COVID ở Anh vượt 11.000 ngườibaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại các nước ASEAN tính đến sáng ngày 14/4

    Covid-19: Ông Putin thừa nhận tình hình tại Nga tồi tệ dần; New York ghi nhận tín hiệu tích cực nhất trong 1 tuần - Ảnh 1.

    (Nguồn: @VNGovtPortal/Twitter)

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Khoảng 15.000 ca tử vong do Covid-19, Pháp gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc

    Covid-19: Ông Putin thừa nhận tình hình tại Nga tồi tệ dần; New York ghi nhận tín hiệu tích cực nhất trong 1 tuần - Ảnh 1.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Reuters)

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 13/4 (giờ địa phương) đã công bố quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến ngày 11/5.

    Phát biểu trên truyền hình, ông Macron nhấn mạnh nước Pháp "đang sống trong những ngày khó khăn". Ông thừa nhận nước này "rõ ràng đã không chuẩn bị đầy đủ" cho đại dịch Covid-19.

    Thống kê của Bộ Y tế Pháp tính đến tối 13/4 cho thấy dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của 14.967 người ở Pháp, bao gồm 9.588 ca tử vong tại các bệnh viện - tăng 335 trường hợp trong 24 giờ, và 5.379 ca tử vong trong các nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội - tăng 239 trường hợp.

    Cũng theo bộ này, số bệnh nhân nhập viện ở Pháp hiện là 32.113 người, tăng 288 trường hợp.

    Đến nay, Pháp cũng ghi nhận 27.718 bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện - tăng 1.327 người trong vòng 24 giờ, chưa kể hàng chục nghìn người bệnh tự cách ly và điều trị tại nhà.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Khoảng 15.000 ca tử vong do COVID-19, Pháp gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốcbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bị nhiều nước khiếu nại, TQ thắt chặt kiểm tra chất lượng vật tư y tế xuất khẩu sẽ có nghĩa gì?

    Đã có sự chậm trễ trong xuất khẩu vật tư y tế tới các bệnh viện trên thế giới trong đại dịch Covid-19 khi Trung Quốc tăng cường quy định kiểm tra chất lượng những mặt hàng này.

    Theo The New York Times (NYT-Mỹ), giới chức Trung Quốc bắt đầu kiểm tra chất lượng của từng lô khẩu trang N95, máy trợ thở và các vật tư y tế khác trước khi xuất khẩu, một chính sách có thể khiến các thiết bị quan trọng xuất hiện chậm trễ tại các bệnh viện trên khắp thế giới, nơi đang phải vật lộn để đối phó với đại dịch Covid-19 .

    Chính sách này được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố vào thứ Sáu (10/4) và gây ra sự chậm trễ ngay lập tức vào thứ Bảy (11/4) vì các nhà sản xuất, công ty vận chuyển và doanh nghiệp đều đang cố gắng tuân thủ nó. Họ nói rằng khi quy định này được thực thi, sự chậm trễ có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, hoặc thậm chí lâu hơn, tùy thuộc từng thành phố.

    Trước khi Trung Quốc đưa ra chính sách hải quan mới, châu Âu đã đệ trình một loạt các khiếu nại cho rằng có vấn đề về chất lượng với nguồn cung cấp y tế từ Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc phản bác rằng nhiều khiếu nại liên quan đến việc mua máy thở công nghiệp cho mục đích y tế, nhưng những thiết bị này không đáp ứng đủ tiêu chuẩn y tế.

    Trong bối cảnh nguồn cung y tế chậm trễ, một số quốc gia phàn nàn rằng, sự tranh giành toàn cầu đối với thiết bị bảo vệ cá nhân đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt thiết bị nghiêm trọng trong bệnh viện. Những quốc gia này bao gồm Mỹ, Tây Ban Nha và gần đây là Nga.

    Trung Quốc là nhà sản xuất vật tư y tế lớn nhất trên thế giới. Kể từ khi lệnh phong tỏa được áp đặt đối với Vũ Hán vào cuối tháng 1 để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của Covid-19, song song với việc huy động sản xuất vật tư y tế trên phạm vi toàn quốc, vị trí tiên phong về sản xuất các mặt hàng y tế cũng được mở rộng.

    Xin mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel sẽ phong tỏa đất nước đến hết ngày 16/4

    Tối 13/4 theo giờ địa phương, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ tiếp tục áp đặt lệnh phong tỏa đất nước tới ngày cuối cùng của Lễ Vượt qua nhằm ngăn chặn người dân tụ tập trong lúc dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

    Lệnh phong tỏa sẽ bắt đầu vào lúc 5h giờ chiều 14/4 và kéo dài đến 5h giờ sáng 16/4 (theo giờ địa phương).

     Trong thời gian này, người dân sẽ không được phép rời khỏi thành phố và khu vực đang sinh sống, tuy nhiên các cửa hàng sẽ được phép mở cửa. Chỉ có các thành phố và thị trấn nơi phần lớn dân số không phải là người Do Thái sinh sống được miễn thi hành lệnh phong tỏa.

    Trước đó, Bộ Y tế Israel đã khuyến cáo Thủ tướng Netanyahu nên áp đặt lệnh phong tỏa đến ngày Chủ Nhật 19/4.

    Chính phủ Israel đã áp đặt lệnh phong tỏa từ trước khi Lễ Vượt qua của người Do Thái diễn ra. Theo đó, người dân không được phép rời khỏi nhà vào tối 8/4 - thời điểm các gia đình thường đi dự những bữa tiệc mừng Lễ Vượt qua.

    Israel đến nay đã ghi nhận 11.586 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 116 ca tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Khoảng 1.300 ca tử vong do Covid-19, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục áp dụng lệnh giới nghiêm

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 13/4 thông báo quốc gia này sẽ tiếp tục áp dụng lệnh giới nghiêm kéo dài trong 48 giờ, bắt đầu có hiệu lực từ nửa đêm 17/4 nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Phát biểu trong cuộc họp Nội các trực tuyến, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết lệnh giới nghiêm được áp dụng tử nửa đêm ngày 17/4 tới nửa đêm 19/4. 

    Quốc gia này sẽ cân nhắc tiếp tục áp dụng lệnh giới nghiêm nếu cần thiết. Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận những kết quả tích cực trong kiểm nỗ lực soát dịch COVID-19 nhờ áp dụng lệnh giới nghiêm và các biện pháp phòng ngừa khác.

    Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng lệnh giới nghiêm cuối tuần qua tại 31 tỉnh, thành phố lớn, trong đó có thủ đô Ankara, thành phố Istanbul và tỉnh miền Tây Izmir.

    Theo Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đã ghi nhận tổng cộng 61.049 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) và 1.296 bệnh nhân tử vong do mắc COVID-19.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Khoảng 1.300 ca tử vong do COVID-19, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục áp dụng lệnh giới nghiêmbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Phi thiếu máy thở nghiêm trọng để chữa trị bệnh nhân Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    UAE ghi nhận số ca mắc Covid-19 trong một ngày tăng kỷ lục

    Bộ Y tế Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) ngày hôm qua, 13/4, công bố phát hiện thêm 398 trường hợp mắc Covid-19 trong vòng 24 giờ.

    Đây là ngày có số người mắc cao nhất ở UAE kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này. 

    Bộ Y tế UAE cho biết các ca nhiễm mới có quốc tịch khác nhau và tất cả đều được chăm sóc sức khỏe cần thiết. Hiện nay, tổng số ca mắc Covid-29 ở nước này là 4521 người, trong đó có 25 trường hợp tử vong. UAE tiếp tục mở rộng kiểm tra để hạn chế dịch lây lan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Putin: Nga có thể sử dụng nguồn lực quân sự để chống Covid-19

    Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể viện đến các nguồn lực quân sự để chiến đấu chống lại dịch Covid-19 trong trường hợp diễn biến dịch tại nước này tiếp tục xấu đi.

    Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với các quan chức chính phủ cấp cao tham gia chỉ đạo phòng chống Covid-19, ông Putin khẳng định tình hình dịch bệnh tại Nga đang diễn biến xấu và số ca nhiễm tăng lên từng ngày.

    Tổng thống Nga chỉ ra rằng tuần tiếp theo sẽ là thời gian "quyết định" để Nga đẩy lùi virus corona mới (SARS-Cov-2). Ông yêu cầu các quan chức cần phải "cân nhắc toàn bộ kịch bản diễn biến tình hình, kể cả trường hợp phức tạp và bất thường nhất".

    Ông Putin cũng kêu gọi tìm giải pháp cho sự thiếu hụt nguồn vật tư bảo hộ y tế cho các chuyên gia quân y nước này.

    Thống kê chính thức tính đến ngày 13/4 của Liên bang Nga ghi nhận tổng số 18.328 ca nhiễm, tăng 2.558 bệnh nhân trong 24 giờ - mức tăng kỷ lục số ca nhiễm trong 1 ngày ở Nga.

     

    Bộ quốc phòng đang làm việc, tối nhắc lại là khá hiệu quả, nhưng họ mới chỉ đang sử dụng một phần nhỏ những gì đang có, và có liên quan ở nước ngoài, trong khi các nguồn lực chính vẫn còn được dự trữ.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin

    Nga đã điều động các chuyên viên y tế quân sự, dụng cụ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ tới Italy và Serbia để giúp các nước này chống dịch.

    Ông Putin cho biết thêm rằng chính phủ Nga đã phân bổ kinh phí bổ sung cho Bộ quốc phòng để xây dựng các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm mới tại nhiều vùng trên cả nước, được sử dụng để điều trị cho người dân.

    Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu hồi tuần trước cho hay bộ này đã nhận được 8.8 tỉ rúp (khoảng 120 triệu USD) từ ngân sách nhà nước để xây 16 trung tâm y tế đa chức năng - dự kiến hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ 20/4 đến 15/5.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [Việt Nam] Cập nhật sáng 14/4: Một trong 6 bệnh nhân nặng nhất đã khỏi và xuất viện

    Sáng sớm nay 14/4, theo công bố của Bộ Y tế, tổng số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tạm dừng ở 265 ca.

    Cụ thể, tổng số ca mắc: 265 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 60,4%; 105 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 39,6%.

    Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 75.291, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 713; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 15.564; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 59.014.

    Đêm qua, một trường hợp bệnh nhân Anh mắc Covid-19 nặng (là 1 trong 6 bệnh nhân Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam) đã  khỏi bệnh và xuất viện. Bệnh nhân 74 tuổi, cùng vợ đến Việt Nam du lịch ngày 2/3 trên chuyến bay VN0054.

    Xin mời độc giả theo dõi toàn bộ bản tin tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York có số cả tử vong giảm nhiều nhất trong 1 tuần

    Bang New York, Mỹ, ngày 13/4 (giờ miền Đông) ghi nhận số ca tử vong trong 24 giờ giảm tới 87 ca, mức giảm nhiều nhất trong một tuần qua, mặc dù đại dịch bùng phát mạnh đã lấy đi sinh mạng hơn 10.000 người tại bang này.

    Thống đốc Andrew Cuomo cho biết số người tử vong của tiểu bang ngày 13/4 là 671 người. Số ca nhiễm bệnh hiện điều trị tại viện là 18.825 ca, tăng 118 ca nhưng mức tăng số ca nhập viện tính trung bình trong 3 ngày qua đã giảm mạnh. Số bệnh nhân mới nhập viện trong vòng 24 giờ là 1.958 người, mức thấp nhất tính trong thời gian 2 tuần.

    Ông Cuomo nói rằng New York đã bước qua thời kỳ tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, và bắt đầu cân nhắc từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội nhằm mở cửa lại nền kinh tế.

     Còn theo thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio, số ca nhiễm Covid-19 phải nhập viện tại thành phố này tính đến 13/4 đã giảm 17% trong 24 giờ, từ 463 người xuống còn 383 người; số người phải điều trị tích cực cũng giảm nhẹ, từ 857 người xuống 835 người.

    Liên quan đến việc khi nào hệ thống trường công tại New York sẽ được mở lại, thống đốc Cuomo và thị trưởng de Blasio vẫn không thể nhất trí với nhau. 

    Ngày 13/4, Thị trưởng de Blasio vẫn khẳng định các trường công lập của thành phố New York sẽ đóng cửa đến hết năm học theo quyết định ông đưa ra hôm thứ Bảy, ngày 11/4 trong khi thống đốc Cuomo nhấn mạnh lại rằng ông bác bỏ quyết định đó.

    Covid-19: Số ca nhiễm trên thế giới vượt mốc 2 triệu, Mỹ đứng đầu cả về số người mắc và ca tử vong - Ảnh 2.

    Thống đốc New York Andrew Cuomo phỏng vấn qua truyền hình với đài CNN ngày 13/4

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong ở Italy vượt mốc 20.000 người

    Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết tính đến ngày 13/4, nước này đã ghi nhận thêm 3.153 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân mắc Covid-19 lên 159.516 trường hợp. 

    Đây là thống kê số ca bệnh mới ghi nhận ở Italy nằm ở mức thấp nhất kể từ ngày 7/4.

    Trong khi đó, số bệnh nhân tử vong do virus SARS-CoV-2 ở Italy trong 24 giờ qua đã tăng thêm 566 người, lên tổng cộng 20.465 trường hợp. Tuy nhiên, số bệnh nhân hồi phục đã tăng thêm 1.224 ca, lên 35.435 người. 

    Tổng số bệnh nhân phải điều trị tích cực là 3.260 trường hợp (giảm 83 ca). Ngoài ra, Italy hiện ghi nhận 28.023 ca nhập viện và 72.333 ca cách ly tại nơi ở.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Số ca tử vong do COVID-19 ở Italy vượt mốc 20.000 ngườibaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm Covid-19 trên thế giới gần 2 triệu, riêng Mỹ có hơn 581.000 ca

    Thống kê mới nhất từ Trung tâm Khoa học Hệ thống và Kỹ thuật (CSSE) thuộc Đại học Johns Hopkins (Mỹ) tính đến gần 7h sáng nay, ngày 14/4 (theo giờ Việt Nam) cho thấy, số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới 1.918.855 người. Số ca tử vong là 119.588.

    Cũng theo thống kê trên, Mỹ tiếp tục là nước có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới, với 23.529 người tử vong trong tổng số 581.679 bệnh nhân lây nhiễm.

    Bang New York - "tâm dịch" của Mỹ - ghi nhận tổng số ca nhiễm lên đến 195.749 trường hợp, và 10.058 ca tử vong, trong đó riêng thành phố New York có 7.349 người chết.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại