Nghiên cứu do nhóm các nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Kyoto tiến hành cho thấy các biến thể của virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn trong với chủng gốc trong nhiều thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Qua loạt thí nghiệm, các nhà khoa học Nhật Bản kết luận rằng khả năng ổn định cao trong môi trường của biến thể Omicron. Nghĩa là khả năng lây lan cao của biến thể này có thể khiến Omicron thế chân Delta để trở thành biến thể COVID-19 chủ đạo và lây truyền nhanh hơn.
Omicron đánh bật các biến thể khác về kỷ lục sống sót trên bề mặt nhựa hay nylon
"Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng trên da người và trên bề mặt nylon và đồ nhựa, các biến thể Alpha, Beta, Delta và Omicron đều có thời gian tồn tại lâu hơn gấp 2 lần so với chủng gốc Vũ Hán và duy trì khả năng truyền nhiễm hơn 16 tiếng trên bề mặt da người.", các tác giả của nghiên cứu cho hay.
Trên bề mặt nylong hay nhựa, thời gian bình quân tồn tại của chủng gốc của virus SARS-CoV-2 ghi nhận là 56 giờ; so với các biến thể khác là Alpha: 56 giờ; Belta: 191,3 giờ; Gamma 156,6 giờ và Delta là 114 giờ.
Tuy nhiên, cả chủng gốc và các biến thể trên đều không ăn thua gì so với Omicron. Biến thể Omicron là thời gian sống sót bình quân trên bề mặt túi nylong hay đồ nhựa là 193,5 giờ, tương đương với 8 ngày.
Hiện tại, các nhà khoa học Nhật Bản đã đệ trình nghiên cứu trên lên bioRvix để đánh giá.
Omicron tồn tại hơn 21 giờ trên da người
Trên các mẫu da tử thi, thời gian sống sót trung bình của virus SARS-CoV-2 là 8,6 giờ đối với chủng gốc và đối với các biến thể khác lần lượt là Alpha: 19,6 giờ; Beta 19,1 giờ; Gamma 11 giờ; 16,8 giờ đối với Delta và 21,1 giờ đối với Omicron.
"Nghiên cứu này chỉ ra rằng biến thể Omicron có sự ổn định trong môi trường cao nhất trong số các biến thể đáng quan ngại (VOC). Tính ổn định cao trong môi trường của Omicron cũng là một trong những nhân tố cho phép biến thể Omicron thay thế Delta và sẽ lây lan nhanh chóng", các tác giả cho biết.
Tiếp tục trở thành mối lo chủ đạo trên thế giới, Omicron hiện nay có mặt ở tất cả quốc gia Liên minh châu Âu (EU) và đã trở thành biến thể chủ đạo ở phần lớn các nước thành viên EU. Thông tin trên do Trung tâm Kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Âu (ECDC) đưa ra.
Ở châu Âu, các nước có tỷ lệ ca nhiễm mới Omicron cao nhất phát hiện qua giải trình tự gene là Phần Lan (99,9%), Bỉ (99,7%), Malta (99,3%) và Đan Mạch (98,8%).
Mặc dù các biến thể thường kháng ethanol (cồn thường được dùng trong chất sát khuẩn và nước rửa tay) hơn so với chủng gốc gây ra COVID-19, tất cả các biến thể của virus đều bị bất hoạt trên da sau 15 giây sử dụng nước rửa tay sát khuẩn có chứa cồn.
Do đó các nhà khoa học kết luận rằng thực hành các biện pháp khử khuẩn hiện tại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như rửa tay sử dụng chất sát khuẩn vẫn là biện pháp tốt để ngăn ngừa COVID-19.
(Theo Euro News)