Trung Quốc đủ khả năng sử dụng Tàu robot cỡ nhỏ để tấn công tàu chiến Mỹ?
Một sự kiện đáng chú ý diễn ra trên Biển Đông vào tháng 5/2018 là video được lan truyền trên Internet cho thấy một đoàn tàu robot cỡ nhỏ của Trung Quốc gồm 56 chiếc hoạt động.
Chúng được trình diễn như một cuộc duyệt binh thô sơ, nó được coi như là phản ứng các cuộc tập trận được thực hiện bởi các tàu của Hải quân Hoa Kỳ.
Những robot nói trên của Trung Quốc dường như không được trang bị vũ khí, nhưng công ty thiết kế nó, Tập đoàn công nghệ Vân Châu đã tung ra một tàu chiến không người lái vũ trang tại một hội chợ triển lãm hội nhập dân sự-quân sự diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 7/2017.
Mô hình tàu chiến không người lái D-3000 của Trung Quốc.
Chương trình vũ khí không người lái nói trên tập trung vào các công nghệ tiên tiến mà Trung Quốc tin rằng có thể mang lại lợi thế trong cuộc chiến "bất đối xứng" với Hoa Kỳ.
Chiến thuật này sẽ sử dụng các công nghệ và chiến thuật rẻ tiền và cho phép một kẻ địch yếu hơn khai thác điểm yếu và gây hậu quả không lường trước được cho một đối thủ mạnh hơn.
Nếu cuộc duyệt binh trên biển nói trên đi kèm với thông điệp nào thì đó là khả năng "bất đối xứng" đó đang phát triển nhằm vào người Mỹ.
Khả năng của Tàu robot cỡ nhỏ Trung Quốc tới đâu trong cuộc chiến Mỹ - Trung trên Biển Đông?
Phần đắt đỏ và khó khăn nhất của bầy robot nói trên là công nghệ chúng ta không nhìn thấy được. Đó là các thuật toán cho phép toàn bộ chúng hoạt động cùng nhau và tránh chướng ngại vật. Nên chú ý những chiếc thuyền robot nói trên là sản phẩm giá rẻ.
Khi giải quyết được các thuật toán thì việc trang bị cho các thuyền nhỏ đó chất nổ hay tên lửa và xác định mục tiêu là tàu tuần dương trị giá 1 tỷ USD là một vấn đề đơn giản. Giống như một đàn muỗi, tàu tuần dương không thể phá hủy tất cả chúng trước khi bị "hút máu".
Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn phụ thuộc vào ý tưởng này.
Một hệ thống phòng thủ ngầm dưới biển của Trung Quốc được ví như "Vạn lý trường thành dưới biển".
Giới tướng lĩnh có đầu óc bảo thủ muốn quân đội tập trung vào việc cải thiện và mở rộng các lực lượng quân sự thông thường và thành lập các hạm đội tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa và chấp nhận rủi ro trên những công nghệ phần lớn chưa được thử nghiệm.
Trung Quốc đang kẹt giữa hai luồng tư tưởng chiến thuật và không phát huy tối đa tác dụng của chúng mặc dù những "thông điệp" vẫn tiếp tục được gửi đến người Mỹ.
Nhưng các công ty Trung Quốc vẫn đang phát triển máy bay không người lái (UAV) và UCAV Wing Loong, một biến thể tấn công tương tự như UCAV Predator của Hoa Kỳ đã phát triển mạnh trên các chiến trường châu Phi và Trung Đông.
"Rõ ràng Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một "cuộc đua kỳ lạ" nào đó" ông Paul Scharre thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới nói với Financial Times năm ngoái về một đánh giá tổng quan về xu hướng này.
"Trung Quốc, vốn là trung tâm thế giới của ngành công nghiệp UAV thương mại, có một số lợi thế nhất định khi thời đại của các hệ thống không người lái bắt đầu" các nhà báo Emily Feng và Charles Clover bình luận.
Thực tế là nhu cầu tiêu dùng nội địa khổng lồ của Trung Quốc đối với máy bay không người lái và các cơ sở sản xuất lớn đã thúc đẩy sự phát triển. Đương nhiên, chính phủ và quân đội Trung Quốc không thể bỏ qua mà không khai thác nó.
Video 56 Tàu chiến cỡ nhỏ không người lái của Trung Quốc tháng 5/2018.