Bí mật trong những thư tịch cổ nhất Trung Hoa: Đỗ Phủ ca ngợi hết lời

Hoàng Hiệp |

“Tam Phần”, “Ngũ Điển”... được coi là các thư tịch cổ nhất Trung Hoa.

Sở Linh Vương (vị vua thứ 29 của nước Sở thời Chiến Quốc) đánh giá đây là các văn tự “như lương sử dã, tự thiện thị chi” – ý nói đề cao tính chân thật, mộc mạc và đáng tin. Ông cũng đưa ra nhận xét và khẳng định nguồn gốc chữ viết của người Hoa là bắt nguồn từ các thư tịch “Tam Phần, Ngũ Điển, Bát Sách, Cửu Khâu”.

Còn nhà thơ Đỗ Phủ trong cuốn “Thượng Thư Tự” cũng đánh giá đây là những “cuốn sách của những bậc như Phụng Hi, Thần Nông, Hoàng Đế (đều là những bậc thánh nhân trong truyền thuyết lịch sử Trung Hoa)”.

Bí mật trong những thư tịch cổ nhất Trung Hoa: Đỗ Phủ ca ngợi hết lời - Ảnh 1.

Tam Hoàng được xem là những vị quân chủ huyền thoại đã dạy người Trung Quốc trồng trọt, nấu nướng, phát triển thành tổ chức xã hội

Trịnh Huyền (học giả Nho học nổi tiếng cuối thời Hán) thì nhận xét cụ thể hơn “Tam Phần” là sách của “Tam Hoàng”, Ngũ Điển là sách của “Ngũ Đế”. Thêm vào đó “Bát Sách Cửu Khâu” đều là những tư tưởng nguồn gốc cho văn minh Trung Hoa cổ đại.

Những thư tịch cổ nhất Trung Hoa

Lịch sử Trung Quốc coi thời Tam Hoàng Ngũ Đế là thời đại đầu tiên của các dân tộc Trung Hoa dù nó còn mang tính thần thoại. Tam Hoàng gồm Phục Hy, Thần Nông và Nữa Oa là các vị quân chủ huyền thoại. Ngũ Đế lần lượt là Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Ngay từ thời đại này người Trung Hoa cổ được cho là đã biết trồn trọt ngũ cốc, nấu ăn, làm ra quần áo, dựng nhà cửa và đặc biệt là bắt đầu tạo được chữ viết.

Đến thời Xuân Thu – Chiến Quốc cũng khẳng định tầm quan trọng của các thư tịch nên trên. Cụ thể tại Tả Truyện, Chiêu Công năm thứ 12 thời Xuân Thu có chép: “Sở Tử trở ra. Lúc đó quan Tả Sử Ỷ Tương rảo bước qua trước mặt. Sở Tử nói hắn ta thật thông kinh sử. Thuộc hết cả Tam Phần, Ngũ Điển, Bát Sách, Cửu Khâu”.

Trong thời đại Tam Hoàng đã có thư tịch ghi chép lại hoạt động, cảnh quan, quan hệ xã hội và đặc biệt là ghi chép về chính ba vị “Tam Hoàng” trong thời kỳ này. Thư tịch đó gọi là “Tam Phần”. 

Nội dung thư tịch cổ “Tam Phần” được cho là đã mô phỏng lại 12 nội dung trên phiến đá bằng hình thức tượng hình.

Bí mật trong những thư tịch cổ nhất Trung Hoa: Đỗ Phủ ca ngợi hết lời - Ảnh 2.

Những ghi chép đầu tiên của người Trung Hoa cổ đại thường được khắc họa bằng hình ảnh.

Còn đến thời Ngũ Đế, thư tịch cổ dùng để ghi chép gọi là “Ngũ Điển”. Câu hỏi được đặt ra ở đây là tại sao thư tịch cổ thời Tam Hoàng thì có tên gọi là “Phần” còn thời Ngũ Đế thì có tên gọi là “Điển”. 

Lý giải cho việc này, “Thượng Thư Tự” cho rằng chữ “phần” biểu thị cho sự to lớn, rộng lớn. Chữ “điển” tượng trưng cho sự bình thường, giản đơn. Còn chữ “sách”trong “bát sách” là sự cầu mong, cầu thị, chữ “khâu” trong “cửu khâu” là sự tụ họp, sự tập hợp.

Bí mật trong những thư tịch cổ nhất Trung Hoa: Đỗ Phủ ca ngợi hết lời - Ảnh 3.

“Giáp cốt văn” – chữ viết trên xương thú, mai rùa là những văn tự đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa.

Tuy nhiên cũng có những ý kiến khác, cho rằng không hẳn hoàn toàn có ý nghĩa như vậy và lâu này người ta tin vào cách giải thích của “Thượng Thư Tự” vô điều kiện là sai lầm.

Cụ thể, trong cuốn sách “Bí mật của kí tự” do nhà xuất bản của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ấn hành năm 1997 có nghiên cứu cả về sách “Sơn Hải Kinh” - là cổ tịch thời Tiên Tần của Trung Quốc, trong đó chủ yếu mô tả các thần thoại, địa lý, động vật, thực vật... thời kỳ cổ đại. Các học giả cho rằng “Phần” “Điển” chỉ là những từ mô tả lại ... chất liệu các thư tịch cổ qua từng thời kỳ.

Ví dụ như thời Tam Hoàng thì chữ “phần” trong “Tam Phần” chỉ đơn giản là mô tả về đất sét hay xương cốt, nhưng vật liệu tự nhiên mà người ta dùng khắc các ký tự lên đó. Còn thời “Ngũ Đế” thì chữ “điển” trong “Ngũ Điển” là để chỉ một cách viết lên các mặt bằng tựa như viết lên tre, trúc, vải lụa mà thôi. Sau này sách tre cũng xuất hiện. Nội dung là ghi lại những sự việc, hiện tượng con người và thiên nhiên thời điểm đó.

Bí mật trong những thư tịch cổ nhất Trung Hoa: Đỗ Phủ ca ngợi hết lời - Ảnh 4.

Một văn bản ới các chữ viết cổ được khắc lên đất.

Còn “sách” trong “Bát Sách” có hàm nghĩa đơn giản, “sách” trong tiếng Hán tự là dây hoặc các loại dây. Thời cổ đại khi những văn tự viết trên đất, xương cốt hoặc thanh tre thì cách để kết nối chúng thành một khối là dùng dây buộc lại. “Bát Sách” để chỉ cách người ta tập hợp các văn bản, ký tự vào làm một.

Cuối cùng, “khâu” trong “Cửu Khâu” có cách lý giải phức tạp hơn. “Khâu” có nghĩa là gò đất, núi cao hoặc để chỉ địa hình cao hơn trong một không gian địa lý.

Nhiều khả năng “Cửu Khâu” là để chỉ sự cai trị, sự tập trung quyền lực. Trong thời cổ đại kém phát triển khoa học kỹ thuật thì sách không phải là một thứ bình dân mà là vật thường chỉ có gia đình quý tộc mới sở hữu.

Người Trung Hoa cổ đại với nền văn minh lớn trong đó có chữ viết và họ luôn coi “Tam Phần Ngũ Điển” là những thư tịch cổ đầu tiên của mình, thể hiện sự tiến bộ so với các dân tộc cùng thời đại ở xung quanh. Dù còn có những tranh luận khác nhau về ý nghĩa của tên các thư tịch nhưng nhìn chung đây vẫn được coi là những thành tựu giúp người Trung Hoa tự hào.

Tham khảo ảnh/nguồn: Qulishi

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại