Bí mật những máy bay ném bom siêu âm Tu-22 được Nga bán cho đồng minh

Sao Đỏ |

Trong quá khứ, rất bất ngờ khi được biết Moskva đã bán cả những vũ khí chiến lược như máy bay ném bom siêu âm Tu-22 cho các nước thân cận.

Bí mật những máy bay ném bom siêu âm Tu-22 được Nga bán cho đồng minh - Ảnh 1.

Máy bay ném bom Tu-22 Blinder

Trong danh sách vũ khí mà Moskva từng bán cho đồng minh thời Liên Xô, thậm chí có cả máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng Tu-22 Blinder (phiên bản cơ sở), chiếc oanh tạc cơ này được xếp vào loại vũ khí chiến lược và có thể mang tên lửa hành trình Kh-22, hoặc lên đến 9.000 kg bom.

Được biết, Moskva đã bán hơn 20 chiếc Tu-22B cải tiến (đã loại bỏ thiết bị trinh sát) và một số máy bay Tu-22U cho Libya cùng với Iraq vào giữa những năm 1970. Danh sách thống kê cụ thể như sau: cho Libya - 14 Tu-22B và 2 Tu-22UD, cho Iraq - 10 Tu-22B và 2 Tu-22U.

Lực lượng không quân của Đại tá Muammar Gaddafi đã sử dụng máy bay ném bom Tu-22 trong các cuộc xung đột ở Chad, Sudan và Tanzania. Ít nhất 1 oanh tạc cơ loại này đã bị quân Pháp bắn hạ ở Chad. Cho đến đầu những năm 1990, chỉ có một số ít phi cơ "sống sót" trong tình trạng kỹ thuật đảm bảo.

Bí mật những máy bay ném bom siêu âm Tu-22 được Nga bán cho đồng minh - Ảnh 2.

Máy bay ném bom Tu-22 Blinder của Không quân Libya bị tiêm kích F-4 của Hải quân Mỹ theo sát.

Trong khi đó, Tu-22 của Không quân Iraq có lịch sử chiến đấu phong phú hơn nhiều. Baghdad đã tích cực sử dụng các máy bay ném bom nói trên trong cuộc chiến chống Iran giai đoạn 1980 - 1988.

Đặc biệt, Tu-22 đã thực hiện những vụ đánh bom các cơ sở công nghiệp và quân sự ở Tehran và Isfahan, phá hủy một số nhà máy lọc dầu và các nhóm quân trong thời kỳ 1980 - 1982.

Không quân Iraq đã nối lại các cuộc tấn công bằng Tu-22 của họ vào các mục tiêu của Iran trong năm 1985, những máy bay ném bom chiến lược đã tấn công Tehran 23 lần trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6 năm 1985, từ đó trở thành chất xúc tác cho cái gọi là "cuộc chiến tên lửa".

Năm 1988, những chiếc Tu-22 của Không quân Iraq đã đánh chìm 2 siêu tàu chở dầu của đối phương như một phần của "cuộc chiến dầu mỏ". Tuy nhiên chỉ có 5 máy bay ném bom Tu-22 "sống sót" cho đến khi chiến tranh Iran - Iraq kết thúc.

Năm 1982, Liên Xô áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Iraq, gây ra khó khăn cho việc duy trì tình trạng kỹ thuật của Tu-22, ngoài ra tên lửa phòng không của Iran được tuyên bố đã bắn hạ ít nhất 2 máy bay ném bom loại này. Một vài chiếc Tu-22 còn lại của Iraq đã không sống sót qua Chiến dịch Bão táp Sa mạc, khi chúng bị máy bay liên quân tiêu diệt trên mặt đất.

Điều thú vị là việc Liên Xô cung cấp máy bay ném bom hạng nặng cho các "vệ tinh" của mình không gây ra hậu quả hữu hình nào đối với bản thân Điện Kremlin, hành động trên không dẫn đến việc ký kết một thứ gì đó như Hiệp ước INF (về giới hạn tên lửa tầm ngắn và tầm trung).

Nhưng hãy nói về lệnh cấm cung cấp máy bay ném bom hạng nặng cho "các nước thứ ba". Có lẽ ý tưởng như vậy đã không được phương Tây lên kế hoạch, bởi vì Điện Kremlin đủ khả năng chống chịu các lệnh trừng phạt vào thời điểm đó.

Mặc dù vậy, để vô hiệu hóa mối đe dọa từ việc Tu-22 của Liên Xô rơi vào tay "các nước thứ ba" trong Chiến tranh Lạnh, phương Tây không muốn trông đợi vào biện pháp trừng phạt mà họ sử dụng các công cụ hiệu quả hơn.

Ví dụ, khi Pháp muốn bảo vệ đồng minh của mình ở Châu Phi khỏi những oanh tạc cơ Tu-22, họ đã cung cấp hệ thống phòng không và điều động cả "cố vấn quân sự tới giúp".

Bên cạnh đó, Không quân Mỹ chỉ đơn giản là ném bom những chiếc Tu-22 còn trên mặt đất để phi đội Blinder của Iraq hoàn toàn không gây ra mối đe dọa nào cho những đối tác của Washington tại Trung Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại