1. Lá sen
Theo Trung y, lá sen có vị đắng, tính bình, giúp sinh phát nguyên khí, bổ tỳ vị, tán huyết ứ, thanh thử lợi thấp, cầm máu…
Lá sen tươi có công dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, ức chế tình trạng loạn nhịp tim. Chưa dừng lại ở đó, lá sen còn có công dụng an thần mạnh hơn tâm sen, giúp kéo dài giấc ngủ.
Lá sen còn có tên gọi là "hà diệp", từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc chữa bệnh. (Ảnh: nguồn internet).
Hiện nay, lá sen còn được biết tới như một bài thuốc từ thiên nhiên dùng để giảm cân và trị liệu căn bệnh béo phì.
Không chỉ lá sen tươi mới có nhiều công dụng với sức khỏe, lá sen khô cũng giúp điều trị tình trạng mất ngủ, sốt xuất huyết, ho ra máu.
2. Cuống sen
Cuống sen tính bình, vị đắng, có thể thông khí, trị cảm mạo, nôn mửa khi ốm nghén, an thần, dưỡng tâm.
Nhiều thầy thuốc Đông Y còn dùng cuống sen như một bài thuốc chủ trị kiết lị bằng cách dùng núm cuống lá sen giã vắt nước, đun sôi để nguội rồi uống.
Chưa dừng lại ở đó, nước cuống sen còn dùng để trị mụn nhọt. Ta chỉ cần lấy cuống lá sen nấu nước để rửa, rồi dùng lá sen rửa sạch, giã nát với cơm nếp, đắp lên là có thể làm tan mụn nhọt.
3. Hạt sen
Theo những tài liệu y dược cổ, hạt sen (liên nhục) có vị ngọt, tính bình, chuyên dùng để chữa trị di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, mất nước…
Mỗi bộ phận của sen đều có công dụng đáng quý đối với sức khỏe con người. (Ảnh: nguồn internet).
4. Tâm sen
Tâm sen là chồi mầm nằm trong hạt sen, có vị đắng, tính hàn. Tâm sen thường được dùng như một bài thuốc giúp trấn tĩnh, an thần, hỗ trợ giấc ngủ, bình gan, hạ áp, cầm máu…
Chưa dừng lại ở đó, bộ phận này còn được các thầy thuốc tận dụng để điều trị các bệnh giao mùa, tim đập nhanh, tăng huyết áp, di tinh, mất ngủ.
5. Củ sen
Theo y học cổ truyền, củ sen thường được sử dụng như một loại thuốc chủ trị các bệnh liên quan trực tiếp đến hệ hô hấp.
Bên cạnh đó, củ sen có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giúp hỗ trợ tiêu hóa, điều hòa huyết áp, cầm máu và đặc biệt có tác dụng tích cực trong việc cải thiện tâm trạng của con người.
Không những thế, củ sen còn có vai trò trong việc phòng ngừa những bệnh về tim mạch.
6. Ngó sen
Không chỉ là một loại thực phẩm, ngó sen đồng thời là vị thuốc thông dụng mang tên "liên ngẫu".
Tác dụng chữa bệnh của loại thuốc này đã được nhiều tư liệu y dược cổ kiểm chứng. Ngó sen có vị ngọt, mát, tính hàn, có tác dụng cầm huyết, thanh nhiệt, trừ phiền, giã rượu.
Ngó sen sống giúp tán ứ, trị nôn mửa, giải khát, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt. Ngó sen chín có tính ôn, vị ngọt, giúp kiện tỳ, khai vị, dưỡng huyết, chữa vết thương lở loét lâu ngày không kín miệng...
Đối với những người yếu tỳ vị và người cao tuổi, ngó sen là một lựa chọn lý tưởng để nâng cao sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng các bộ phận của sen
Các bộ phận của sen đều được coi là những phương thuốc bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tùy tiện vì những lý do dưới đây:
- Ngay cả khi được coi là một bài thuốc lành tính, một loại thực phẩm thơm ngon, nhưng hạt sen lại đặc biệt kiêng kỵ với những người bị táo bón, đầy bụng, khó tiêu.
Những đối tượng này tuyệt đối không nên ăn hạt sen cùng sữa để tránh bệnh tình thêm nặng.
Không chỉ tâm sen, một số bộ phận khác của sen đều không nên sử dụng tùy tiện để tránh gây nguy hại cho sức khỏe. (Ảnh: nguồn internet).
- Tâm sen vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh tâm, hạ hỏa, chữa di tinh, thích hợp cho người mất ngủ, âm hư hỏa vượng, nhưng lại không phải là lựa chọn tốt dành cho người thể chất hư hàn, tỳ vị hư yếu, rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó, không nên dùng tâm sen trong thời gian dài để chữa mất ngủ. Nếu tình trạng bệnh không có tiến triển, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị hợp lý.
*Theo Health Huanqiu