Bị kiết lỵ nên ăn uống thế nào?

BS. Phương Anh |

Tôi 42 tuổi, gần đây thỉnh thoảng rất hay bị đau bụng, đi ngoài, phân có dính máu.

Đi khám bác sĩ bảo tôi bị kiết lỵ và cho đơn thuốc uống. Xin quý báo tư vấn thêm cho tôi chế độ ăn đối với người bị bệnh kiết lỵ.

Hồ Thị Hải (Yên Bái)

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Biểu hiện lâm sàng là sợ lạnh, sốt, đau bụng, đi ngoài, phân lẫn máu và dịch nhầy, mót rặn. Bệnh thường phát triển nhiều vào tiết hè thu, phát bệnh ở mọi lứa tuổi. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp.

Khi bị kiết lỵ, ngoài việc tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần chọn những món nhạt loãng, dễ tiêu hóa, không có xơ và dầu mỡ. Nếu đã bị mạn tính cần ăn các món ít bã, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, không có tính kích thích.

Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu côve, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh,… những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ. Khi đi ngoài nhiều, có thể ninh thành cháo nhừ đặc để ăn. Cần ăn ít một, ăn thành nhiều bữa.

Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống. Bạn cần kiêng hoặc hạn chế dùng những thực phẩm như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu.

Những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm đi ngoài nặng thêm, bất lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét; Những món kích thích như: ớt, hạt tiêu, bột hạt cải; Rượu, nước giải khát có ga, rau xanh, trái cây; Hạn chế ăn thịt; Dầu mỡ và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: quẩy, nhân đào hạt, lạc. Nên giảm bớt thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng… trong bữa ăn hằng ngày.

Xem thêm thông tin do BS. Phương Anh tư vấn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại