Các loại rau xanh thường rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp các chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, đối với người bệnh sỏi thận, có một số loại rau củ nên dùng và nên tránh trong thực đơn hàng ngày để giúp điều trị sỏi thận hiệu quả.
Những loại rau không tốt cho bệnh nhân sỏi thận:
● Các loại rau giàu oxalat
Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn các loại thịt động vật nhất là thịt gia cầm, giảm tối đa các loại thực phẩm có chứa nhiều oxalat, nếu bạn ăn quá nhiều những loại thực phẩm này sẽ khiến cho bệnh sỏi thận sẽ theo chiều hướng xấu và khó điều trị hơn.
Nếu bạn bị sỏi thận nên giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn oxalat ra khỏi chế độ ăn. Thực phẩm giàu oxalat bao gồm: cải bó xôi, các loại đậu, củ cải đường, dưa chuột, rau muống, củ cải đỏ, khoai lang, đậu cô ve, rau diếp cá, đậu bắp…Củ cải đường là loại thực phẩm có màu đỏ, chứa nhiều vitamin giúp giảm viêm nhiễm, tuy nhiên khi bạn bị sỏi thận thì hãy dừng ngay việc ăn củ cải đường. Vì các axit oxalic có trong củ cải đường ảnh hưởng nhiều, gây ức chế hấp thu canxi và kẽm, đồng thời dễ hình thành các sỏi oxalat.
Người bệnh sỏi thận cần hạn chế ăn củ cải đường (Ảnh minh họa)
● Các loại rau giàu kali:
Những người mắc sỏi thận cần tránh các thực phẩm giàu kali, do các thực phẩm này có thể gây các biến chứng nguy hiểm như suy tim.
Hạn chế ăn cà chua, khoai tây, rau chân vịt, bơ, chuối, cam và hoa quả sấy khô.
Các loại đậu cũng chứa hàm lượng kali cao, giàu chất xơ mà bạn có thể bổ sung làm nguồn protein thay thế cho thịt. Nhưng hầu hết các loại này đều có chứa hơn 10mg oxalat mỗi phần ăn.
Những loại rau tốt cho người bị bệnh sỏi thận:
● Thực phẩm chứa vitamin A
Vitamin A có tác dụng chống lại sự hình thành sỏi thận, dưỡng chất này góp phần điều hòa hệ thống bài tiết nước tiểu. Bí ngô, rau cải, cải xoăn cũng là nguồn chứa vitamin A phong phú.
● Thực phẩm chứa Vitamin B6
Vitamin B6 có khả năng làm giảm lượng oxalat, ngăn chặn kết tủa sỏi oxalat trong nước tiểu. Mỗi người cần cung cấp 20 – 30mg vitamin B6 mỗi ngày từ các nguồn thực phẩm: đậu đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, cá, cà rốt, súp lơ, đậu phộng, đậu nành, khoai tây, …
● Chất xơ không hòa tan
Ngày nay, bệnh sỏi thận ngày càng tăng do thói quen ăn uống không lành mạnh của người dân, người bị sỏi thận nên sử dụng chất xơ không hòa tan bởi nó có khả năng hấp thụ lượng canxi trong nước tiểu. Hơn nữa, nó sẽ kết hợp với canxi trong ruột để bài tiết qua phân, hạn chế bài tiết qua nước tiểu. Do đó, bệnh nhân sỏi thận nên lựa chọn nguồn chất xơ không hòa tan có trong gạo, lúa mạch, lúa mì để bổ sung vào khẩu phần ăn uống hàng ngày. Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh sỏi thận và phòng tái phát bệnh. Người đã bị sỏi thận sẽ khó khỏi hẳn bệnh nếu không biết duy trì chế độ ăn uống thích hợp. Vậy nên chúng ta nên cố gắng thực hiện những nguyên tắc ăn uống như trên để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.