Belarus đưa hàng loạt hệ thống phòng không tới biên giới NATO

Thanh Bình |

Belarus đã bắt đầu chuyển hàng loạt hệ thống phòng không tới biên giới với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Belarus đưa hàng loạt hệ thống phòng không tới biên giới NATO. (Ảnh: RT)

Belarus đưa hàng loạt hệ thống phòng không tới biên giới NATO. (Ảnh: RT)

Belarus đã bắt đầu chuyển hàng loạt hệ thống phòng không tới biên giới với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Avia.pro dẫn các nguồn thông tin từ Belarus cho biết, quân đội nước này bắt đầu chuyển hệ thống phòng không sang hướng phía Tây. Hành động này của Belarus được cho là sự di chuyển của các hệ thống tên lửa phòng không S-300, hiện đang là hệ thống phòng không tầm xa nhất trong biên chế của nước này.

Theo kênh Telegram của Belarus, hiện các tổ hợp S-300 đang được chuyển đến các hướng tây bắc và tây nam. Số lượng chính xác của các tổ hợp vẫn chưa được xác định, tuy nhiên, có thông tin cho rằng đây là một đợt di chuyển lớn các hệ thống phòng không.

Hiện tại chưa có bình luận chính thức nào từ Bộ Quốc phòng Belarus về vấn đề này, nhưng rõ ràng, việc chủ động di chuyển hệ thống phòng không của Belarus tới biên giới với NATO là do cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 20 máy bay chiến đấu, bao gồm cả thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II của Mỹ.

S-300 được triển khai lần đầu tiên dưới thời Liên Xô vào năm 1979, để bảo vệ các cơ sở công nghiệp, hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận của nước này phòng thủ trước những cuộc không kích từ kẻ thù.

Các chuyên gia quân sự cho biết, trong trường hợp các hệ thống S-300 được triển khai ở bất cứ đâu, nó sẽ đều trở thành cơn ác mộng với mọi thiết bị bay dù là hiện đại nhất.

S-300 có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu tên lửa đạn đạo, đồng thời được coi là một trong những hệ thống chống máy bay mạnh nhất hiện nay với tầm bắn lên đến hơn 150 km. S-300 cũng sở hữu sức mạnh ngăn chặn cả chiến đấu cơ tàng hình.

Theo các tài liệu, mỗi hệ thống S-300 tiêu chuẩn có thể đồng thời theo dõi đến 120 mục tiêu và xử lý được từ 12 đến 36 chiếc trong số đó, tùy theo loại mục tiêu và số bệ phóng mà nó được tích hợp. Ở những phiên bản S-300PMU1/2 mới ra mắt, khả năng của radar được tăng cường, giúp nó theo dõi đến 300 mục tiêu và xử lý cùng lúc tới 72 vật thể bay xâm phạm.

Trước đó, một đoạn video xuất hiện ghi lại cảnh xe tăng chủ lực Abrams của Mỹ bất ngờ xuất hiện cách biên giới Belarus 5,5 km. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác về việc triển khai xe tăng Mỹ gần biên giới Belarus, đến nay không có bình luận chính thức nào về vấn đề này được đưa ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng trong những tháng gần đây, cuộc đối đầu giữa NATO với Nga và các đồng minh đã phát triển rất nghiêm trọng, điều này được chứng minh bằng cuộc xâm phạm gần đây của tàu NATO vào lãnh hải của Nga theo một kế hoạch đã được xây dựng trước đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại