B.S Trần Kiếm Thao, khoa Nhi Thận, bệnh viện Asia University Hospital, chia sẻ về trường hợp bé Tiểu Triều (7 tháng tuổi) sốt kéo dài 5 ngày không khỏi.
Tiến hành lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhi, bác sĩ Trần Kiếm Thao rất ngạc nhiên khi phát hiện bạch cầu tăng cao khoảng 35000 tế bào/mm3 máu. Chỉ số nhiễm trùng cao gấp 13 lần thông thường.
Tiến hành siêu âm thận, bác sĩ cũng phát hiện cả hai quả thận của bé đều bị viêm. Lấy nước tiểu xét nghiệm là do vi khuẩn E. coli gây ra tình trạng viêm mô kẽ thận ở thận trái và viêm thận bể thận cấp tính ở cả hai quả thận.
Viêm mô kẽ thận ở thận trái và viêm thận bể thận cấp tính ở cả hai quả thận
B.S Trần Kiếm Thao điều trị cho bệnh nhi bằng cách tiêm tĩnh mạch kháng sinh trong khoảng 7 ngày và bé đã xuất viện.
Tuy nhiên, viêm mô kẽ thận được xem là trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng, nên sau khi xuất viện, bệnh nhi vẫn cần điều trị kháng sinh kéo dài hơn 3 tuần.
B.S Trần Kiếm Thao cho biết: "Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong số những ca nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Chủ yếu là do vi khuẩn trong đường ruột hoặc phân, từ âm đạo theo niệu đạo xâm nhập vào trong bàng quang hoặc thận.
Trẻ dưới 1 tuổi nếu dị tật đường tiết niệu sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Bé gái trên 1 tuổi do niệu đạo ngắn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bàng quang, nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ cao hơn bé trai.
Trẻ sơ sinh mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu bé bị sốt, nghĩa là bệnh đã tiến triển thành viêm thận bể thận, nghiêm trọng hơn là biến tính thành viêm mô kẽ thận ác tính. Nếu bệnh nhi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thận ứ mủ, sẹo thận, tăng huyết áp, protein niệu.
Nếu trẻ sốt kéo dài hơn 3 ngày, cho dù triệu chứng rõ ràng hay không thì các bậc cha mẹ cần cảnh giác và đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Cha mẹ cũng nên lưu tâm tần suất trẻ đi tiểu, và vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ cho trẻ để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu".
Theo Ettoday