Bé 3 tuổi bị bỏ quên 9 tiếng trên ô tô sống sót kỳ diệu không biến chứng nhờ điều gì?

Ngọc Minh |

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trên ô tô trong khoảng 9 tiếng đồng hồ đã thoát chết và không để lại biến chứng thần kinh là nhờ vào khâu cấp cứu đúng từ ban đầu.

Cấp cứu đúng là điểm mấu chốt cứu bệnh nhi

Liên quan tới trường hợp bệnh nhi N.T. L (sinh năm 2016, Đông Sơn, Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh) được cho là bị bỏ quên khoảng 9 tiếng (từ thời điểm lên xe cho tới khi phát hiện), sau 2 ngày điều trị bệnh nhi đã hồi phục và không để lại biến chứng về thần kinh. Dự kiến bệnh nhi có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Sự sống sót kỳ diệu của bé trai sau 9 tiếng để quên trên ôtô các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó có điều kiện môi trường nhiệt độ bên ngoài và tiếp cận cấp cứu ban đầu.

Theo TS.BS Lê Xuân Ngọc, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Trưởng khoa Quốc tế - Bệnh viện Nhi Trung ương, Giảng viên quốc tế về cấp cứu nhi khoa APLS, trong cấp cứu thì vấn đề tức thì và đặt hiệu quả nhất có thể là rất quan trọng.

Bé 3 tuổi bị bỏ quên 9 tiếng trên ô tô sống sót kỳ diệu không biến chứng nhờ điều gì? - Ảnh 1.

Bác sĩ bệnh viện nhi Trung ương cho biết tình trạng của cháu bé 3 tuổi bị bỏ quên trên xe đã ổn và có có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Trong trường hợp của bệnh nhi này với một cơ sở tuyến dưới khi tiếp xúc với nạn nhân đã làm được các cấp cứu cơ bản rất tốt sẽ giúp đứa trẻ phục hồi nhanh nhất và giúp điều trị tiếp theo của các tuyến trên đạt hiệu quả tốt.

Nếu như trường hợp bệnh nhi này nếu cấp cứu chậm trễ dù chỉ 1 phút hoặc hướng điều trị ban đầu sai sẽ dẫn tới hai yếu tố: Thứ nhất, khả năng hồi phục của đứa trẻ chậm; Thứ 2, trẻ sẽ có những biến chứng do cấp cứu sai ban đầu; Thứ 3, các tuyến điều trị tuyến sau (tỉnh, trung ương) sẽ mất cơ hội để đứa trẻ trở lại sức khỏe bình thường và có thể để di chứng.

"Đối với trường hợp này, tôi chỉ muốn nhấn mạnh ý nghĩa cấp cứu ban đầu ngay tại hiện trường của vụ tai nạn ở tuyến cấp cứu gần nhất với đứa trẻ; Phải làm tốt nhất có thể, các động tác cấp cứu phải chuẩn để giúp đỡ trẻ hồi phục trọn vẹn nhất, nhanh nhất có thể, tạo điều kiện cho các tuyến sau có cơ hội cấp cứu, hồi sức được cho bệnh nhân phục hồi lại hoàn toàn", TS. Ngọc nói.

Sốc nhiệt nguy hiểm ra sao?

Bệnh nhi có đủ tiêu chuẩn sốc nhiệt như: Rối loạn đông máu; biểu hiện suy thận; có biểu hiện tiêu cơ vân...

Theo các chuyên gia sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rồi loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).

Sốc nhiệt được chia thành 2 nhóm: sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức, hai thế này khác nhau về cơ chế những biểu hiện lâm sàng giống nhau.

Sốc nhiệt kinh điển (classic heatsurope): Thường ở người già, cơ thể suy nhược, trẻ em, người có bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, nay các rối loạn nội tiết; Tiếp xúc một cách thụ động với một môi trường có nhiệt độ cao trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Sốc nhiệt do gắng sức (exertional heatstroke): Hay gặp những người trẻ, khỏe mạnh với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường; Thường phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao và đồng thời do sự sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.

Người bị sốc nhiệt sẽ có những biểu hiện lâm sàng như sau: Nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C; Da nóng và khô; Mệt, đau đầu, khó thở, đỏ mặt, mửa; Rối loạn tim mạch: rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp; Rối loạn thần kinh trung ương c:cơn động kinh và hôn mê…

Cách sơ cứu sốc nhiệt ngoài viện đúng cách như sau:

- Làm mát ngay tức thì và hỗ trợ suy chức năng cơ quan

- Đưa bệnh nhân ra khỏi môi trường nóng, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm

- Hỗ trợ đường thở, hô hấp, tuần hoàn bằng đặt đường truyền tĩnh mạch, thở oxy, thông khí hỗ trợ nêu có chỉ định

- Ngay lập tức hạ thân nhiệt bệnh nhân bằng mọi cách có thể nhưng không gây cản trở việc vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, mục đích là phải hạ thân nhiệt ngay xuống dưới 39,40C.

- Vận chuyển bằng xe có điều hòa nhiệt độ hoặc mở cửa sổ, có thể vừa vận chuyển vừa hạ nhiệt bệnh nhân.

Dự phòng sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được, hiểu biết về những rối loạn do sốc nhiệt giúp chúng ta giảm được tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong.

Cụ thể những việc cần làm: Phân loại các đối tượng có nguy cơ để có các biện pháp phòng chống và kế hoạch rèn luyện phù; Khuyến khích các tổ chức đoàn thể có các chương trình phổ biến rộng rãi về dấu hiệu, triệu chứng và nguy cơ của bệnh để giúp chẩn đoán và điều trị sớm.

Mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện để thích nghi với nóng, lập thời gian luyện tập thể lực vào lúc mát trong ngày, giảm bớt vận động thể lực vào lúc thời tiết quá nóng. Uống đủ nước và muối. Khi có các bệnh lý nguy cơ thì không được tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng. Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu.

Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan:

Tim mạch: Nhịp nhanh xoang, tụt HA, thay đổi ST-T, tăng men tim, thủng cơ tim

Phổi: Phù phổi, viêm phổi, kiềm hô hấp và ARDS

Thận: Tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp

Điện giải: Hạ kali máu, tăng kali máu, hạ calci máu, tăng natri máu, hạ đường huyết, tăng uric máu.

Huyết học: Rối loạn đông máu, hội chứng đông máu rải rác nội mạch

Thần kinh: Liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn

Gan: Vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại