Bất ngờ “trả” chuyên gia quân sự Nga về nước, Thổ quyết “ngả” theo Mỹ

Vũ Thu Hương |

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trả các chuyên gia quân sự Nga chịu trách nhiệm hỗ trợ hệ thống phòng không S-400 về nước trong khi muốn bày tỏ thiện chí với Mỹ.

Theo Ahvalnews, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này sẽ trả các chuyên gia quân sự Nga chịu trách nhiệm hỗ trợ, giám sát hệ thống phòng không S-400 về nước trong động thái mong muốn bày tỏ thiện chí với Mỹ, quốc gia vẫn còn căng thẳng với Ankara vì mua hệ thống phòng thủ này từ Moscow.

Thông báo trên được Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu tuyên bố hôm thứ Hai trong chuyến thăm của ông tới Hy Lạp.

Trả lời câu hỏi từ kênh truyền hình TRT của nhà nước, ông Çavuşoğlu nói rằng các chuyên gia Nga sẽ không ở lại Thổ Nhĩ Kỳ và S-400 sẽ hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Thổ Nhĩ Kỳ.

“S-400 100% sẽ nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi đã cử nhiều kỹ thuật viên đi đào tạo. Các chuyên gia quân sự Nga sẽ không ở lại Thổ Nhĩ Kỳ, ”, ông Çavuşoğlu nói ở Athens.

Quyết định này đánh dấu một tín hiệu quan trọng cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ sự quan tâm đến việc thỏa hiệp với Washington về bất đồng quan điểm lớn giữa hai bên, chưa đầy hai tuần trước khi các nhà lãnh đạo hai nước gặp nhau.

Bất ngờ “trả” chuyên gia quân sự Nga về nước, Thổ quyết “ngả” theo Mỹ - Ảnh 2.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 khiến quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ trở nên mâu thuẫn

Ngoại trưởng cho biết mặc dù các chuyên gia Nga sẽ được đưa trở lại Nga, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không từ bỏ S-400, hệ thống vũ khí mà Ankara tiêu tốn gần 2 tỷ USD vào năm 2017 mới có được.

"Việc chấp nhận yêu cầu từ một quốc gia khác về việc “không sử dụng” chúng là điều không thể xảy ra", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định.

Tuy nhiên, động thái này không hoàn toàn chấm dứt mâu thuẫn về S-400. Theo các điều khoản trong thỏa thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến ​​sẽ mua 4 tiểu đoàn S-400 nhưng Washington đã thúc ép Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt tất cả việc giao hệ thống này trong tương lai.

Vào ngày 14/6, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến ​​diễn ra vào ngày đó.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 vào tháng 7/2019 đã gây ra rạn nứt nghiêm trọng trong quan hệ với đồng minh lớn nhất của họ. Washington đã đáp trả bằng cách loại không quân Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình sản xuất tiêm kích F-35 và chấm dứt việc các công ty Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sản xuất các bộ phận cho máy bay phản lực. Trước khi bị trục xuất, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch mua 120 chiếc F-35.

Mỹ lo ngại rằng các kỹ thuật viên Nga có thể sử dụng S-400 để thu thập thông tin tình báo về F-35 bằng cách hoạt động cùng với Ankara.

Sự hiện diện của các chuyên gia quân đội Nga được triển khai để lắp đặt hệ thống S-400 và huấn luyện nhân lực Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lo ngại lớn của Mỹ, khi Mỹ cho rằng lực lượng của Nga có thể tiếp cận và thu nhiều dữ liệu tình báo về các công nghệ bí mật của NATO.

Vào tháng 12/2020, lúc chính quyền ông Trump gần mãn nhiệm đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và cơ quan mua sắm chính của nước này sau cuộc thử nghiệm hoạt động đầu tiên của S-400 vào tháng 10/2020.

Trước cuộc thử nghiệm này, có một thỏa thuận ngầm giữa Washington và Ankara, trong đó có nhắc đến việc các lệnh trừng phạt sẽ bị “bỏ qua” nếu không dùng S-400 .

Ông Erdoğan và chính phủ của ông đã tích cực bảo vệ quan điểm mua S-400 từ Nga để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua 2 hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại