Bất ngờ "tắt" S-400 ở căn cứ Khmeimim, Nga "cởi trói" cho Israel hay có tính toán khác ở Syria?

Quốc Vinh |

Nga được cho là đã vô hiệu hóa hệ thống phòng không S-400 đóng tại căn cứ không quân Khmeimim ở Syria trong một động thái sẽ giúp mở cửa bầu trời cho không quân của Mỹ, Israel hoạt động trong khu vực.

Vì sao Nga cho ngừng hoạt động S-400?

Debka File dẫn nguồn tin giấu tên từ quân đội Nga nói rằng các hệ thống radar của S-300 và các hệ thống S-400 tiên tiến đã không còn được kích hoạt ở Syria.

Nguồn tin từ trang này lưu ý rằng, mặc dù các hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga đã được triển khai ở Syria trong bốn năm qua, chúng chưa bao giờ được sử dụng để chống lại các cuộc tấn công của không quân Israel đối với các mục tiêu quân sự của Iran.

Ở phía ngược lại, bất chấp sự phối hợp và thấu hiểu khá chặt chẽ giữa Nga và Israel, các phi công của Israel cũng luôn tỏ ra thận trọng trước sự hiện diện của những vũ khí tối tân này mỗi khi có nhiệm vụ bay vào không phận Syria.

Trong chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi tuần trước, Tổng thống Donald Trump được cho là đã liên lạc với người đồng cấp Vladimir Putin, có thể để giúp điều phối các tài sản hàng không của Mỹ liên quan đến hoạt động này.

Lý do Nga quyết định tắt hệ thống phòng không S-400 ở Syria vẫn còn chưa rõ ràng, có thể là vì áp lực ngân sách, hoặc chuẩn bị cho việc di dời tất cả các hệ thống đó ra khỏi Syria.

Cách đây vài ngày, lần đầu tiên kể từ khi quân đội Nga can thiệp vào cuộc chiến Syria kể từ năm 2015, một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay qua căn cứ Khmeimim và sau đó tiến xuống bờ biển Syria trước khi quay về hướng Đông và đáp xuống Jordan, theo Debka File.

Nguồn tin của trang web này tin rằng, máy bay ném bom của Mỹ có khả năng đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các thông tin về việc hệ thống phòng thủ tối tân của Nga ở Syria có phải ngừng hoạt động thật hay không.

Một giả thuyết khác suy đoán rằng, Moscow đã quá thành công trong việc tiếp thị S-400 ra nước ngoài, đến nỗi họ đang thiếu vũ khí phòng không danh tiếng này để bảo vệ cho các mặt trận trong nước, như Biển Đen hoặc trước các quốc gia Baltic.

Theo báo cáo của Reuters, quá trình chuyển giao lô hàng S-400 thứ hai của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị trì hoãn ngoài thời hạn dự kiến ​​năm 2020.

Hệ thống S-400 được thiết kế đặc biệt để chống lại các vũ khí trên không của NATO và Mỹ, bao gồm cả máy bay chiến đấu tàng hình F-35.

Mặc dù là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã thỏa thuận với Nga để mua hệ thống phòng không S-400, một động thái khiến Tổng thống Mỹ tức giận và gây áp lực cho mối quan hệ Washington-Ankara.

Israel thua thiệt

Bất ngờ tắt S-400 ở căn cứ Khmeimim, Nga cởi trói cho Israel hay có tính toán khác ở Syria? - Ảnh 2.

Israel đã chuẩn bị sẵn trước mối đe dọa từ đối thủ Iran.

Như tờ Israel Breaking News lưu ý, nếu là sự thật, quyết định vô hiệu hóa S-400 ở Syria của Nga có thể sẽ giúp hoạt động chống Iran của không quân Israel trở nên "dễ thở" hơn.

Theo Giáo sư Eytan Gilboa từ Trung tâm truyền thông quốc tế tại Đại học Bar-Ilan, một số diễn biến thay đổi gần đây trong khu vực đang ảnh hưởng đến những rủi ro của Israel trước đối thủ Iran.

Đầu tiên là những cáo buộc về việc Iran tấn công mỏ dầu của Saudi. Thứ hai, Mỹ rút khỏi Syria. Và thứ ba, các hành động của Iran ở Vịnh Ba Tư đã không phải đón nhận những phản ứng mạnh mẽ nào từ phía Mỹ.

Giới phân tích tin rằng, nếu Iran muốn tấn công Israel, nước này sẽ không phát động hỏa lực từ chính lãnh thổ của mình. Chính vì điều này, Israel đã cố gắng ngăn Iran xây dựng một mặt trận khác ở Syria.

Israel đang chuẩn sẵn sàng trước mọi nguy cơ tấn công từ Iran bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái.

Tờ Haaretz cho rằng, sự trỗi dậy của Iran bắt nguồn từ nền tảng chính sách sai lầm của ông Trump.

Mặc dù sử dụng áp lực tối đa bằng lệnh trừng phạt, Tổng thống Mỹ dường như đã cho thấy sự nhượng bộ khi ông không giấu diếm ý định trở lại bàn đàm phán và nói về một hiệp ước hạt nhân mới với Tehran – chỉ một năm rưỡi sau khi ông quyết định từ bỏ hiệp định cũ.

Người Iran cũng muốn nối lại đàm phán, nhưng không phải là lúc này và họ muốn mình ở vị trí trên cơ hơn. Trong lúc Mỹ còn loay hoay không biết có chấp nhận các điều kiện mới hay không thì Tehran tiếp tục hành động.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế mới mà ông Trump áp đặt rất khắc nghiệt, nhưng không khiến nền kinh tế Iran phải quỳ gối. Các hoạt động gây dựng sự hiện diện quân sự của Iran trong khu vực vẫn tiếp tục.

Những diễn biến ở Syria gần đây đang đặt lợi ích vào tay người Nga, người Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Assad và ở mức độ nào đó là Iran. Người Kurd bị ảnh hưởng nặng nề, Mỹ rời bỏ và Israel chắc chắn chẳng thu được gì.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại