Hình ảnh con bướm bay vào mũi bệnh nhân.
Mùi hôi từ côn trùng tiết ra khiến chị nôn ọe, vô cùng khó chịu, buộc phải vào bệnh viện kiểm tra. Tại Bệnh viện Xanh Pôn, khi được bác sĩ gắp ra từ lỗ mũi bệnh nhân, con bướm vẫn còn giãy dụa.
Theo lời bệnh nhân H. kể khoảng 4 giờ chị lái xe máy ra đường, đang đi thì bất ngờ bị một con bướm bay tạt vào mặt rồi chui tọt vào bên mũi trái. Sau khi chui nhầm chỗ, con bướm giãy dụa tìm lối thoát. Chị càng cố khều ra, con bướm càng kẹt sâu trong mũi, nhờ mọi người xung quanh lấy ra giúp nhưng cũng không được.
Bác sĩ Tuấn Anh cho biết trong trường hợp không may bị côn trùng chui mũi. Chúng ta phải hết sức bình tĩnh để xử trí hợp lý.
Xử trí tại chỗ bằng cách dùng nước sạch bơm nhẹ vào mũi rồi xì ra. Trường hợp côn trùng không chui ra thì phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để gắp côn trùng ra ngoài.
Tuyệt đối không được tự khều khi không có dụng cụ và quan sát rõ, điều này khiến côn trùng giãy dụa nhiều hơn, có thể gây tổn thương, chảy máu, phù nề trong mũi.