Báo Mỹ: Tiêm kích Nga ưu tú nhất thế giới

Khắc Nam |

Trong lịch sử hàng không thế giới, tiêm kích MiG-21 của Nga được xem là một trong những phi cơ khỏe nhất, đáng tin cậy nhất và ưu tú nhất.

Đó là nhận xét của báo Mỹ National Interest số ra ngày 27/5 vừa qua.

Thông thường, máy bay quân sự có tuổi thọ rất ngắn, đặc biệt là trong giai đoạn công nghệ phát triển sôi động.

Ngay cả những chiếc máy bay ưu tú nhất trong Thế chiến thứ nhất cũng chỉ tồn tại một vài tháng. Hoặc sang đầu Thế chiến II khi bình minh của máy bay phản lực bắt đầu xuất hiện, thì nhiều phi đội máy bay cũng nhanh chóng lỗi thời.

Ngay cả các loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất xuất hiện trên bầu trời Triêu Tiên vài năm sau đó cũng nhanh chóng quay về bảo tàng.

Tuy nhiên, một vài thiết kế lại có thể "trơ gan cùng tuế nguyệt" như chiếc B-52 Stratofortress hay còn gọi là pháo đài bay, xuất hiện lần đầu năm 1952, nhưng vẫn "tại ngũ" đến tận ngày hôm nay, còn dòng máy bay C-130 mới vẫn tiếp tục lăn ra khỏi dây chuyền sản xuất, dựa trên thiết kế nguyên thuỷ có từ năm 1954.

Nhưng đó là những máy bay ném bom và máy bay vận tải, còn máy bay chiến đấu phải đối mặt với nhiều thách thức khác, phải cạnh tranh trực tiếp với các đối tác mới. Vì vậy, một máy bay chiến đấu có tuổi thọ cao, kể cả trong sản xuất lẫn trong chiến đấu là điều hiếm thấy. Riêng MiG-21 "Fishbed" của Nga lại là một ngoại lệ thực sự.

Báo Mỹ: Tiêm kích Nga ưu tú nhất thế giới - Ảnh 1.

Máy bay MiG-21 số hiệu 5121 do Phạm Tuân lái từng bắn rơi pháo đài bay B-52 trong Chiến dịch Linebacker II năm 1972

1. Nguồn gốc

Các nghiên cứu ban đầu về MiG-21 được khởi xướng từ năm 1953. Sự thành công của MiG-15 và MiG-17 cho thấy các kỹ sư hàng không vũ trụ của Liên Xô có ưu thế hơn so vớ các đối tác phương Tây, đưa MiG-21 trở thành máy bay chiến đấu siêu âm đầu tiên của Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh.

Tuy nhiên, công nghệ đã thay đổi rất nhanh trong hai thập kỷ đầu tiên: máy bay phản lực chiến đấu vừa thống trị trong Chiến tranh Triều Tiên nhưng ngay sau đó đã lỗi thời. MiG-15 có thể cắt nhỏ đội hình của B-29, nhưng không thể sánh kịp các loại máy bay ném bom Mỹ hiện đại.

Điều này khiến người Nga quyết định cải tiến, nâng cấp để MiG-21 có thể thay đổi tình thế.

MiG-21 (sau được đặt tên là Fishbed theo NATO) có thể vượt tốc độ Mach 2.0, được trang bị một khẩu pháo bên trong, mang 2-6 tên lửa. Giống như hầu hết các máy bay chiến đấu khác, MiG-21 đảm nhận vai trò tấn công mặt đất, mang theo một số lượng nhất định bom và tên lửa, loại bỏ những trang thiết bị cồng kềnh, không cần thiết.

Tổng thể, trong giai đoạn từ 1959 đến 1985 Liên Xô đã cho ra đời 10.645 Fishbeds. Ấn Độ sản xuất thêm 657 chiếc theo một hợp đồng chuyển giao bản quyền và công nghệ với Moscow, còn Tiệp Khắc sản xuất 194 theo giấy phép nhượng quyền.

Theo một số nguồn tin không rõ ràng, Trung Quốc đã mua đủ số lượng MiG-21 kèm theo các tài liệu kỹ thuật thiết kế để sao chép cho ra đời loại máy bay Chengdu J-7/F-7.

Trung Quốc sản xuất khoảng 2.400 Fishbeds trong giai đoạn từ năm 1966 và 2013. Tất cả các con số này cộng lại cho thấy MiG-21 là máy bay siêu được âm sản xuất nhiều nhất, lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại.

2. Tuổi thọ

Để làm tăng tuổi thọ cho MiG-21, các kỹ sư Nga đã giải quyết hàng loạt các vấn đề cơ bản để trong tương lai không phải cải tiến nay nâng cấp thêm. Các loại máy bay chiến đấu hiện đại không thể bay nhanh hoặc có các tính năng khác tốt hơn so với MiG-21.

MiG-21mang được nhiều vũ khí và có thêm nhiều thiết bị điện tử tinh vi, tuy "xa xỉ" nhưng hiệu quả lại cao, giảm được nghiều chi phí duy tu bảo dưỡng, nâng cao tính năng chiến đấu, như tuần tra không phận hoặc thỉnh thoảng thả bom nên tổng thể "đắt mà sắt ra miếng", nhất là đánh chặn và kiểm soát mặt đất.

Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ từng sở hữu của một số biến thể MiG-21 nhờ mua được cả một phi đội J-7 của Trung Quốc. Nói chung, hầu hết phi công Mỹ đều thưa nhận MiG-21 là loại máy bay chiến đấu tốt nhất, có thể thực hiện mọi yêu cầu và tình huống huấn luyện cho mục tiêu xâm lược.

Thật vậy, các phi công Mỹ được đào tạo lại sử dụng những chiếc MiG-21 thành thạo hơn, bay xa hơn cả các phi công Liên Xô từng làm trong thời Chiến tranh lạnh.

3. MiG-21 tham chiến

MiG-21 chưa bao giờ thấy tham chiến trên mặt trận phía Tây trong cuộc chiến NATO Warsaw Pact (cuộc chiến tranh liên quan đến Hiệp ước Vác-sa-va của NATO), nhưng chắc chắn có phần tham dự về hoạt động.

Tại Việt Nam, MiG-21 đã phát huy nhiều thế mạnh, giúp quân đội Việt Nam hạn chế sự nguy hiểm của các loại máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Mỹ.

Đặc biệt, với kích thước và khả năng cơ động nên MiG-21 tránh được tên lửa không-đối-không, luôn hoàn thành nhiệm vụ với mức tổn thương thấp nhất.

Một trong những phi công huyền thoại của Việt Nam là Nguyễn Văn Cốc, người có nhiều kinh nghiệm và thành công nhất mọi thời đại trong việc điều khiển MiG-21, không kể một số phi công trong cuộc chiến diễn ra tại Syria mới đây.

MiG-21 từng xuất hiện trong chiến tranh Trung Đông, đặc biệt là màn mở đầu cho cuộc Chiến tranh 6 ngày, và một số cuộc chiến khác như Yom Kippur, Lebanon..., tuy nhiên trong các cuộc chiến này MiG-21 bị tổn thương nặng bởi phi công Israel.

Thậm chí có phi vụ, máy bay chiến đấu của Israel đã phục kích, phá hủy một lượng lớn máy bay MiG-21 của đối phương.

Sự thành công của máy bay phương Tây đánh trả MiG-21 ở Trung Đông, cũng như tại Angola tạo ra hệ luỵ xấu cho rằng, máy bay MiG-21 của Liên Xô đã hết thời. Nhưng đây chỉ là lời đồn mang tính "khập khiễng" bởi MiG-21 đã hoàn thành nhiệm vụ rất đáng nể, kể cả trong đào tạo lẫn trong chiến đấu.

Như máy bay MiG-21 của Ấn Độ trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1965, hay Cuộc chiến 1971, Cuộc chiến Kargil và gần đây nhất là Chiến tranh Iran-Iraq.

4. Nâng cấp

Số lượng máy bay MiG-21 bắt đầu giảm dần vào cuối thập niên 80 đầu 90 ở thế kỷ trước, thay thế bằng những phiên bản hiện đại hơn, nhất là sau khi Liên Xô tan rã, làm giảm đáng kể sức mạnh của Nga. Tuy nhiên, không quân nhiều nước vẫn tiếp tục dùng MiG-21 và các biến thể trá hình của Trung Quốc.

Theo thông kê, MiG-21 hiện đang "tại ngũ" trong lực lượng không quân 18 quốc gia, kể cả hai hai thành viên của NATO là Romania và Croatia.

Ngoài ra MiG-21còn có mặt ở hơn 40 lực lượng không quân khác kể từ năm 1960, J/F-7 có mặt trong 13 quốc gia khác. Trung Quốc, Nga và Ukraine hiện vẫn đang duy trì công tác bảo trì và cập nhật kỹ thuật cho các loại máy bay hiện có.

Sự ra đời của công nghệ in 3D làm cho việc bảo dưỡng thuận lợi và nhanh hơn, thậm chí phụ tùng và công việc nâng cấp có thể thực hiện ngay tại chỗ.

Hiện nay, Nga đang tiến hành công tác nâng cấp thiết bị điện tử, cải tiến hệ thống radar và thông tin liên lạc để MiG-21 có thể bắn trúng đích nhờ thiết bị dẫn đường chính xác.

Theo ông Robert Farley, chuyên gia phân tích quân sự, giảng viên cao cấp khoa Ngoại giao và Thương mại Quốc tế Patterson, Đại học Kentucky, Mỹ thì Trung Quốc đã ngưng sản xuất trên J-7, trong 5 năm tới Croatia và Romania sẽ giảm sử dụng MiG-21 điều này cho thấy tương lai của MiG-21 sẽ thu hẹp.

Nhưng không, điều này không có nghĩa là Fishbed sẽ nghỉ hưu vĩnh viễn, bởi hiện tại vẫn đang có thêm nhiều hợp đồng mới.

Ví dụ, năm 2013, Bangladesh ký hợp đồng mua hàng chục chiếc F-7. Nhiều quốc gia không muốn mua các loại máy bay khác vì nó phức tạp , đắt tiền hơn so với MiG-21.

Đến nay chưa hề có một máy bay chiến đấu nào đạt kỷ lục "tuổi thọ" đáng nể như MiG-21. MiG-21 dễ dàng đạt được kỷ lục 60, hay 70 năm mà không cần đổ một giọt mồ hôi.

Cho đến giờ phút này, kỷ lục cho một máy bay chiến đấu siêu âm lẫn tuổi thọ của MiG-21 vẫn còn nguyên vẹn, chưa hề bị xô đổ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại