"Bắn từ quá khứ, bắn tới tương lai": Tại sao Mỹ kiên quyết lắp vũ khí này trên F-35?

DK |

Dù máy bay có mới và hiện đại thế nào, Mỹ vẫn quyết lắp khẩu súng đã cùng với lính Mỹ tham chiến trên hầu khắp các chiến trường và cũng là một phần lịch sử của nước Mỹ.

"Hỏa lực khủng khiếp" trên F-35, pháo Gatling 4 nòng?

Ngày 17/7/2015, một cuộc thử nghiệm đặc biệt đã diễn ra tại căn cứ không quân Edwards, California. Đây là thử nghiệm quan trọng trong việc đánh giá một hỏa lực sẽ được triển khai trên máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35A Lightning II, pháo Gatling GAU-22/A.

F-35A, biến thể cất cánh và hạ cánh thông thường (CTOL) của Không quân Mỹ cũng là biến thể duy nhất được trang bị GAU-22A trong thân (F-35B và F-35C phải trang bị pháo ở một bệ súng có khả năng "tàng hình" bên ngoài).

GAU-22/A là biến thể 4 nòng của pháo Gatling GAU-12/A 5 nòng được lắp đặt trên máy bay cất hạ cánh thẳng đứng Harrier AV-8B. Pháo có tốc độ bắn 3.300 viên/phút với 180 viên đạn.

Cả hai khẩu pháo nói trên đều bắn đạn 25x137mm, cùng cỡ đạn với hỏa lực chính trên các loại xe bọc thép chở quân (APC) LAV-25 của Thủy quân lục chiến và M2 Bradley của Quân đội Mỹ.

GAU-22/A trên F-35A không thể bắn các viên đạn 25mm APFSDS (đạn xuyên ổn định bằng cánh đuôi có ốp giữ tự hủy) như hỏa lực trên xe bọc thép vì khi thanh xuyên tách khỏi sabot (guốc/ốp giữ tự hủy), các mảnh vỡ có thể gây ảnh hưởng xấu cho máy bay.

Thay vào đó, các nhà sản xuất đã phát triển đạn PGU-47/U dành riêng cho GAU-22/A với phần đầu cacbua vonfram và phần thân có thể nổ phân mảnh nhằm đối phó với mục tiêu đa dạng trong tương lai.

Bắn từ quá khứ, bắn tới tương lai: Tại sao Mỹ kiên quyết lắp vũ khí này trên F-35? - Ảnh 1.

F-35A của Không quân Mỹ thử nghiệm pháo tự động GAU-22A vào năm 2015.

Được thai nghén bởi ý tưởng "hòa bình"?

Richard Gatling sinh ngày 12/12/1818. Được thừa hưởng từ người cha và cũng là một nhà phát minh, ông được coi là một "nhà phát minh bẩm sinh". Từ năm 1857 đến 1860, ông đã sáng chế ra một loạt các nông cụ tự động như máy cày hơi nước, máy gieo hạt, máy tiện...

Một ngày của năm 1861, Tiến sĩ Gatling đã hứng chịu một cú sốc khiến ông chuyển từ phát minh các cỗ máy cho mục đích hòa bình sang chiến tranh.

Từ cửa sổ văn phòng của ông ở Indianapolis, Gatling kinh hoàng nhìn thấy những người lính bị thương được chuyển tới bằng tàu hỏa từ các "cánh đồng giết chóc" khi cuộc Nội chiến Hoa Kỳ diễn ra được vài tháng.

Gatling nhận ra rằng cuộc chiến diễn ra với như thời Napoleon, tức là binh lính hai bên đối mặt trong hàng ngũ, ngắm bắn và nạp đạn và theo khẩu lệnh. Nói cách khác là "lao đầu vào nòng súng của đối phương".

"Điều gì sẽ diễn ra nếu một vài người lính sở hữu hỏa lực của một trăm người? Binh lính sẽ không thể đứng yên và bắn vào nhau. Và việc chạy trốn sẽ là không thể vì những đợt tấn công sẽ bị "gặt" như những bó cỏ".

Bắn từ quá khứ, bắn tới tương lai: Tại sao Mỹ kiên quyết lắp vũ khí này trên F-35? - Ảnh 2.

Richard Gatling và một nguyên mẫu súng máy 6 nòng.

Với lý luận rằng từ việc phát minh ra một cỗ máy gieo hạt, có thể tạo ra một khẩu súng bắn như "nước từ vòi tưới", trong vòng vài tuần Gatling đã hoàn thành các bản vẽ cho nguyên mẫu đầu tiên của súng máy Gatling và đưa phác thảo cho một thợ máy để chế tạo.

Nguyên mẫu Gatling đầu tiên là một sự kết hợp giữa 6 nòng súng trường được bố trí xung quanh một trục ở trung tâm. Hộp tiếp đạn giúp đạn được liên tục đẩy vào súng và khẩu súng có thể khai hỏa liên tiếp bằng một tay quay thông qua nòng thấp nhất.

Súng được gắn trên một cỗ xe có bánh xe. Hai người sẽ điều khiển súng gồm một xạ thủ (ngắm mục tiêu và quay tay quay và người còn lại nạp đạn.

Sau khi mất thêm 6 tháng hoàn thiện, thử nghiệm công khai của súng đầu tiên được tổ chức tại Graveyard Pond ở Indianapolis. Tiếng nổ liên thanh có thể nghe thấy trong vòng 10 km và với 200 viên đạn/phút, súng có thể cắt đôi một thân cây trong vòng chưa đầy 30 giây.

Bắn từ quá khứ, bắn tới tương lai: Tại sao Mỹ kiên quyết lắp vũ khí này trên F-35? - Ảnh 3.

Lính Mỹ cùng súng máy Gatling tại Tử Cấm Thành, Trung Quốc năm 1900 sau khi đẩy lui lực lượng Nghĩa Hòa Đoàn..

Khẩu súng "thay đổi lịch sử" của Mỹ theo chân thực dân đi khắp thế giới?

Tiến sĩ Gatling đã được cấp bằng sáng chế cho khẩu súng của mình vào ngày 4/11/1862, nhưng các biến thể đầu tiên của súng máy Gatling không xuất hiện nhiều trong nội chiến Mỹ.

Cho tới biến thể nâng cấp vào năm 1865 (khi nội chiến đã kết thúc), với khả năng khai hỏa 350 viên đạn/phút, súng máy Gatling mới được quân đội Mỹ chính thức lựa chọn và đưa vào trang bị trong năm 1866.

Gatling đã đi khắp Châu Âu để bán súng máy và sản xuất các biến thể mới theo yêu cầu của các đối tác.

Một loại súng máy nòng ngắn được người Anh mua và gắn trên lạc đà để tác chiến ở khu vực Trung Đông. Biến thể được gọi là "súng lạc đà" này, sau đó cũng được Quân đội và Hải quân Hoa Kỳ đưa vào trang bị.

Súng máy Gatling bắt đầu trở thành vũ khí hiệu quả trong cuộc chiến giữa quân đội Mỹ và người India (người da đỏ Bắc Mỹ) khi những đoàn người định cư di chuyển về phía tây và các lực lượng đồn trú ở các pháo đài dọc biên giới với người da đỏ được trang bị súng máy Gatling.

Súng máy Gatlings cũng gắn liền với các cuộc đột kích "đẫm máu" của kỵ binh Hoa Kỳ nhằm vào người da đỏ dẫn tới chiến thắng cuối cùng thuộc về người Mỹ da trắng.

Bắn từ quá khứ, bắn tới tương lai: Tại sao Mỹ kiên quyết lắp vũ khí này trên F-35? - Ảnh 5.

Biến thể Gatling gắn trên lạc đà và súng máy Gatling trong cuộc chiến với người Zulu ở Châu Phi.

Trong phần còn lại của thế kỷ 19, súng máy Gatling ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng trong nhiều cuộc chiến những năm 1880 và 1890.

Cuộc chiến năm 1879 giữa thực dân Anh và các bộ lạc người Zulu châu Phi là cuộc chiến đầu tiên súng Gatling được chứng minh là yếu tố quyết định.

Một đội quân nhỏ của Anh, được chỉ huy bởi Lord Chelmsford, đã đánh bại một lực lượng Zulu lớn hơn nhiều của vua Cetywayo. Trong một lần chạm trán, một khẩu Gatling đã "gặt" hơn 400 chiến binh đối phương chỉ trong vài phút.

Sau chiến thắng của mình, Lord Chelmsford đã viết: "Nó (súng máy Gatling) nên được coi là vũ khí cơ bản của lục quân. Chúng có thể được sử dụng một cách hiệu quả, không chỉ trong phòng thủ, mà còn ở giai đoạn cận chiến khi các binh sĩ phải ngừng bắn và sử dụng lưỡi lê".

Bắn từ quá khứ, bắn tới tương lai: Tại sao Mỹ kiên quyết lắp vũ khí này trên F-35? - Ảnh 6.

Súng máy Gatling M134 (Minigun) 7,62x51mm khai hỏa trong một hoạt động quân sự.

Súng thế kỷ 19 tham chiến ở thế kỷ 21?

Vào thời điểm Gatling qua đời vào năm 1903, khẩu súng của ông đã được tự động hóa. Với cơ chế lên đạn sử dụng khí thuốc của các viên đạn đơn giản và tiết kiệm hơn so với các loại súng được vận hành bằng tay quay.

Mặc dù vào năm 1911, quân đội Mỹ tuyên bố súng máy Gatling đã lỗi thời và thay thế nó bằng các súng máy Maxim tuy nhiên súng máy Gatling đã không "chết theo nhà phát minh" của nó.

Trong nhiều năm, các kỹ sư của General Electric đã nghiên cứu chi tiết về mọi khẩu súng máy đã từng được sản xuất và họ đã phát hiện ra rằng súng máy Gatling là vũ khí phù hợp với yêu cầu về hỏa lực cần thiết cho máy bay chiến đấu phản lực tốc độ cao.

Vào tháng 9/1956, Công ty General Electric đã giới thiệu một khẩu pháo tự động Gatling 6 nòng có tên M61 Vulcan. So với các "phụ lão Gatling" của thế kỷ 19, các phiên bản M61 được trang bị một động cơ điện và có thể khai hỏa đạn 20mm với tốc độ "kinh hoàng" 6.000 viên đạn/phút.

Bắn từ quá khứ, bắn tới tương lai: Tại sao Mỹ kiên quyết lắp vũ khí này trên F-35? - Ảnh 8.

Một chiếc F-22 Raptor mở khoang chứa pháo M61A2 Vulcan.

M61 Vulcan và các biến thể tiếp theo của nó đã tham chiến trong các cuộc chiến tranh hậu thế chiến thứ hai trên các máy bay và phương tiện cơ giới của các lực lượng Mỹ và Phương Tây.

Có thể kể tới pháo 6 nòng M61A1/2 20mm (F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18E/F Super Hornet và F-22 Raptor), pháo 7 nòng GAU-8 Avenger 30mm (A-10 Thunderbolt II), pháo 4 nòng GAU-13/A 30mm (F-5E Tiger) và biến thể súng máy M137 7,62x51mm trên trực thăng.

Cùng với sự tái xuất hiện của GAU-22/A, vũ khí được Gatling khai sinh vào năm 1862 đã có tuổi thọ vượt xa "cha đẻ" và hứa hẹn sẽ xuất hiện khắp các chiến trường tương lai nhờ có các máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại nhất của Mỹ, F-35 Lightning II và F-22 Raptor.

"Lợn lòi" A-10 có hỏa lực yểm trợ chính là pháo Gatling 7 nòng 30mm GAU-8 Avenger với 1174 viên đạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại