Su-35 Nga "truy sát" F-16 Thổ, diệt UAV Israel: Xứng tầm "trùm" ở Syria, Su-30SM đi đâu?

Bình Nguyên |

Su-35 Không quân Nga đang làm tốt nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, khóa chặt bầu trời Syria. Không dưới 5 lần Su-35 xuất kích "truy sát" F-16 Thổ Nhĩ Kỳ và diệt UAV Israel.

Tổng thống Nga Putin bí mật bất ngờ tới thăm Syria: Su-30SM hộ tống

Cuối năm 2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thực hiện chuyến thăm bí mật, bất ngờ tới Syria. Trong suốt chặng bay, các tiêm kích Su-30SM tối tân của Không quân Nga đã hộ tống chuyên cơ của ông, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ mối đe dọa nào và thậm chí xả thân che chắn tên lửa của đối phương, bảo vệ an toàn cho Tổng thống.

Vào ngày 11/12 đáng nhớ đó, tại căn cứ không quân Khmeimim, người đứng đầu Nhà nước Nga, Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Bang Nga - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố chiến dịch quân sự tiêu diệt khủng bố ở Syria đã cơ bản hoàn thành.

Đồng thời, ông cũng đưa ra một quyết định quan trọng, lệnh cho Lực lượng viễn chinh quân sự Nga tại Syria rút về nước. Giữa các vũ khí tối tân được sắp xếp ngay ngắn và những hàng quân chỉnh tề cùng các sĩ quan cao cấp của BQP Nga, Tổng thống Putin tuyên bố:

"Các bạn đã cho thấy những phẩm chất tốt đẹp nhất của người lính Nga - can trường, dũng cảm, tinh thần tập thể, sự quyết đoán và kỹ năng xuất sắc. Tổ quốc tự hào về các bạn.... Các bạn sẽ về nhà, mang theo chiến thắng".

Su-35 Nga truy sát F-16 Thổ, diệt UAV Israel: Xứng tầm trùm ở Syria, Su-30SM đi đâu? - Ảnh 2.

TT Putin và TT Assad chụp ảnh cùng các phi công Nga tại căn cứ Khmeimim. Ảnh: AP.

Hơn 2 năm can thiệp quân sự vào Syria theo lời đề nghị hỗ trợ của Tổng thống Assad, Quân đội Nga đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình khi giúp Quân đội Syria "lật ngược thế cờ", chiến sự tại quốc gia Trung Đông này đã có bước ngoặt căn bản.

Từ chỗ chỉ giữ được 8% diện tích lãnh thổ và ở tình thế hết sức bi đát, tới cuối năm 2017, các lực lượng trung thành với chính phủ Syria đã giành được nhiều thắng lợi lớn, giải phóng hầu hết các địa bàn chiến lược, vươn tới tận bờ Đông sông Euphrates và đặc biệt là nhổ sạch "cái gai" Đông Ghouta đầy nhức nhối cắm ngay cạnh sườn Thủ đô Damascus.

Và kể từ đó, lực lượng viễn chinh Quân đội Nga đã rút dần dần về nước, tùy từng thành phần có lúc tăng, lúc giảm nhưng về cơ bản quy mô quân Nga tại Syria không còn ở mức đỉnh cao như giai đoạn trước tháng 12/2017.

Quân đội Nga, Syria "ca khúc khải hoàn" khiến nhiều thế lực thù địch nóng mắt, phiến quân không cam chịu thất bại còn khủng bố IS thì luôn rình dập chờ cơ hội để trỗi dậy.

Tháng 4/2018, liên quân Mỹ-Anh-Pháp lấy cớ quân chính phủ sử dụng vũ khí hóa học đã tập kích tên lửa ồ ạt vào Syria nhưng các lực lượng Nga chưa cần ra tay thì quân đội Syria với chủ công là lực lượng phòng không đã bẻ gãy hoàn toàn đòn tấn công của liên quân, bắn hạ và bắt sống nhiều tên lửa "mới, đẹp và thông minh", khiến Mỹ bẽ mặt.

Su-35 Nga truy sát F-16 Thổ, diệt UAV Israel: Xứng tầm trùm ở Syria, Su-30SM đi đâu? - Ảnh 4.

Không quân Israel đã từng một thời làm mưa làm gió ở Syria.

Su-30SM hết việc, KQ Nga ở Syria ít nhưng vẫn cực mạnh

Nhận lệnh của TT Putin, các lực lượng Nga lần lượt rút về nước, tuy vậy, các đơn vị phòng không, không quân Nga ở Syria vẫn duy trì một lực lượng cực mạnh.

Về phòng không tên lửa S-400, các tổ hợp pháo Pantsir-S1 vẫn giữ nguyên nhưng được tăng cường thêm sát thủ diệt UAV Tor-M2 cùng các loại radar bắt thấp cực kỳ hiện đại.

Về không quân, các máy bay tiêm kích Su-30SM và máy bay cường kích Su-25 rút về nước, chỉ còn lại Su-35, Su-34 và Su-34 cùng các loại trực thăng mà thôi.

Su-35 Nga truy sát F-16 Thổ, diệt UAV Israel: Xứng tầm trùm ở Syria, Su-30SM đi đâu? - Ảnh 5.

Tổng thống Nga Putin tại căn cứ Khmeimim trong chuyến thăm bí mật bất ngờ tới Syria.

Chính những chiếc Su-35 này trong vòng 2 tháng qua đã xuất kích không dưới 5 lần đánh chặn máy bay "lạ" như "truy sát" tiêm kích Israel và Thổ Nhĩ Kỳ khiến phi công đối phương phải tháo chạy. Đồng thời đã lần đầu tiên khai hỏa lần đầu bắn hạ lập tức UAV của Israel trên vùng trời phía Nam Syria.

Vậy tại sao Su-30SM lại được rút trong khi trước đó luôn có 4 chiếc thường trực sẵn sàng chiến đấu ở 1 khu riêng, có thể xuất kích bất cứ lúc nào mà hiện giờ nhiệm vụ đó được giao cho tiêm kích Su-35 đặc trách?

Thứ nhất, nguy cơ xung đột tại Syria đã giảm đáng kể, Không quân Nga không cần thiết phải duy trì cả 2 dòng tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-35 và Su-30SM ở Syria như trước đó. Do vậy, rút 1 trong 2 loại tiêm kích này về nước là hợp lý

Thứ hai, Su-30SM dù cũng là tiêm kích đa năng như Su-35 nhưng chúng thiên về đánh đất, đánh biển nhiều hơn còn các mục tiêu thù địch trên mặt đất ở Syria đã cơ bản bị xóa sổ, không còn nhiều "đất diễn", trong khi Su-35 thiên về chiếm ưu thế trên không nhiều hơn do vậy chúng được chỉ định ở lại Syria làm "chốt chặn".

Thứ ba, uy lực của tiêm kích Su-35 chắc chắn là lớn hơn Su-30SM do radar mạnh công với được ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích tàng hình thế hệ 5, để chúng tiếp tục làm nhiệm vụ tại Syria sẽ là một mũi tên trúng 2 đích, vừa đủ sức hạ gục bất cứ mục tiêu bay nào lại vừa mang tính răn đe rất lớn, khiến các đối thủ phải dè chừng, không dám manh động.

Thực tế đã chứng minh điều đó, trong vài tháng gần đây, Su-35 cùng với tên lửa S-400 và các tổ hợp phòng không khác đã làm tốt nhiệm vụ quét sạch bầu trời Syria, hầu như không thấy máy bay Israel "lai vãng", chỉ còn những vụ tập kích lẻ tẻ mà thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại